Mượn hoa kính phật nghĩa là gì

Hỏi Trang Trần về bất cứ điều gì cũng khá dễ dàng. Chân dài gốc Hà Nội thuộc tuýp người cởi mở, mau chuyện và có cách nói chuyện "thẳng tuột", không màu mè. Cô chẳng bao giờ ngại ngần chia sẻ về quá khứ, từ trận đòn bố đánh cho tới những khóc cười lúc mới chập chững vào nghề. Tuy nhiên, cô lại luôn kiệm lời một cách đáng ngạc nhiên khi nói về việc làm từ thiện.

Chuyện Trang "Khàn" ở đâu, làm gì mỗi ngày nghỉ cuối tuần, bạn bè và người quen của cô đều biết rõ. Đã từ rất lâu rồi, chỗ của Trang Trần mỗi ngày nghỉ đều là góc bếp của nhà chùa. Cô và bạn bè tới để nấu cơm cho người nghèo, chăm sóc những đứa trẻ mồ côi và làm từ thiện theo cách của riêng mình.

"Cách làm riêng" của Trang Trần cũng không có gì đặc biệt. Nó giống như cách vô số những người thiện tâm vẫn làm, giúp người nghèo một phần cơm, giúp trẻ mồ côi tấm áo, góp chút tiền xoa dịu những nỗi đau mất mát... Nhưng cái cách cô làm, cái tâm sáng của cô khi làm điều thiện đã ít nhiều tạo nên rất nhiều khác biệt.

Khi đi làm từ thiện, Trang Trần luôn bỏ lại cái mác người mẫu ở đằng sau. Không phải chỉ trong một tấm ảnh này, mà luôn là như vậy.

Tôi thích cái hình ảnh của Trang Trần khi cô đi làm việc thiện, dù nó kém lộng lẫy hơn chính cô trên sàn diễn rất nhiều. Cô người mẫu Hà Nội không bao giờ trang điểm lòe loẹt, cũng chẳng xúng xính trang phục, rón rén đi lại giữa rừng máy ảnh khi đi làm từ thiện theo cách mà nhiều người nổi tiếng vẫn làm. Cô "lăn xả" một cách đúng nghĩa, từ nhặt rau, rán đậu cho tới rửa bát đũa, chất giọng khàn đặc trưng được mở âm lượng tối đa để phân công công việc, hò hét và... tiếp khách.

Cô cũng ít khi hay nói đúng hơn là chẳng bao giờ xúc động thái quá trước một mảnh đời bất hạnh. Nước mắt chẳng mấy khi rơi, và nếu có thì là ở những người được nhận, không phải là cô. Cô quá mạnh mẽ hay đã quá quen với những việc này, tôi cũng không biết nữa. Nhưng chắc chắn một điều, cái cô làm được cho họ nhiều hơn là những giọt nước mắt tình thương.

Đợt Trung thu này, cô lại bận rộn với kế hoạch mới: 10.000 chiếc bánh và 100 chiếc xe đạp cho trẻ em nghèo miền Trung. Khối lượng công việc khổng lồ ấy dường như quá sức đối với Trang Trần, dù cô có mạnh mẽ và tháo vát tới đâu. Nhưng trong lần từ thiện lớn này, Trang Trần không đơn độc. Bên cạnh cô là cả một đại gia đình mang tên: Tâm Thiện Bụi Đời.

Trang Trần, stylist Nguyễn Thiện Khiêm và má Thu, người sáng lập Tâm Thiện Bụi Đời.

Nếu không được tận mắt chứng kiến, tôi sẽ chẳng thể nào tin được 10.000 chiếc bánh Trung thu giành tặng trẻ em nghèo lại có thể được ra đời từ vỏn vẹn vài lò nướng bánh gia đình. Máy chạy suốt ngày đêm và dù chỉ có thể làm được hơn mười chiếc bánh cho mỗi mẻ, hàng ngàn chiếc bánh đã sẵn sàng để đến với những đứa trẻ nghèo trong ngày Tết Trung thu ...

Tất cả đều được Trang Trần và những thành viên trong đại gia đình của mình tự tay làm, từ nhồi bột, nướng bánh và đóng gói. Má Thu, người sáng lập Tâm Thiện Bụi Đời giải thích: "Của cho không bằng cách cho con ạ. Mua một cái bánh để tặng khác với tự tay làm để tặng. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt vật chất tới cho người nghèo, đó cũng là một điều hạnh phúc nhận được khi ta làm từ thiện bằng chính công sức của mình".

Số tiền mua 100 chiếc xe đạp để trẻ em nghèo tới trường cũng được đóng góp theo cách như vậy. Mỗi thành viên của đại gia đình Tâm Thiện Bụi Đời sẽ góp tiền bằng cách nuôi heo đất, dành dụm từng vài ngàn một để tới dịp Trung thu sẽ "mổ heo" để lấy tiền mua quà cho đám trẻ. Những đồng bạc lẻ được tích cóp cả năm trời có lẽ không khác nhiều với những đồng tiền khác về mặt giá trị, nhưng chứa đựng trong nó còn có thêm cả tình yêu thương và cái tâm vô giá.

Số tiền thu được từ cuộc "mổ heo" lên tới gần 80 triệu đồng, nhưng Trang Trần cho biết vẫn còn chưa đủ. Cô và bạn bè đang nỗ lực vận động để có thể trao cho trẻ em nghèo tròn 100 chiếc xe đạp nhân dịp Trung thu.

Lần làm từ thiện này cũng là một lần hiếm hoi Trang Trần xuất hiện trên mặt báo. Trước giờ, cô vẫn ngại ngần trước việc có thể bị hiểu nhầm đang PR cho tên tuổi của mình nhờ làm việc thiện. Không ít lần, cô đã từ chối tham gia những chương trình từ thiện lớn, bất chấp họ chỉ cần cô có mặt và đóng góp tượng trưng. Cô quan niệm: "Làm việc thiện phải xuất phát từ cái tâm của mình. Có ít hay nhiều, cũng phải là tiền của mình hoặc tự đôi tay mình làm ra. Còn 'mượn hoa dâng Phật' hay những điều tương tự, đó không phải làm từ thiện".

Có điều, giờ điều mà Trang Trần mong muốn lại chính là sự quan tâm của công chúng - nhưng không phải giành cho cô mà giành cho gia đình lớn của cô. "Bọn trẻ con vẫn còn thiếu thốn nhiều lắm và tôi biết rằng không ít những người hảo tâm sẵn sàng giang tay giúp đỡ chúng. Điều tôi và đại gia đình mong muốn là đưa những hoàn cảnh khốn khó ấy tới gần hơn với vòng tay nhân ái. PR cho tên tuổi của mình nhờ làm việc thiện là điều không bao giờ tôi làm, nhưng PR cho những tổ chức hoạt động từ thiện đúng nghĩa, giúp nó lớn mạnh và đem niềm vui tới cho nhiều mảnh đời bất hạnh hơn, tôi sẽ không phải suy nghĩ tới một giây!".

Xzone

  • Tag
  • Trang Trần
  • Từ thiện
  • Trang trần làm từ thiện

Ngày xưa có một cô bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Không ai nuôi nấng, cô phải đi ăn xin ngoài chợ. Khi màn đêm buông xuống, cô lấy chiếu quấn vào người nằm ngủ đơn côi giữa những túp lều ngoài chợ.

Mùa Phật Đản năm ấy, nghe những người đi chợ nói với nhau: “cúng dường Tam Bảo để tạo phước”, cô tìm cách để mua lễ vật để đến chùa.

Một hôm, để dành được hai xu, cô muốn cúng lễ vật nào mà chư Tăng trong chùa đều hưởng được hết. Nghĩ vậy, cô mua hai xu muối, đem vô chùa năn nỉ các vị tăng nấu cơm:

– Con có hai xu để mua muối, xin được cúng hết chư Tăng trong chùa, mong người giúp cho.

Vị cao Tăng liền bỏ nắm muối của cô vào nồi canh to. Trưa hôm đó, chư Tăng trong chùa đều được hưởng đầy đủ.

Thời gian trôi đi, cô cũng không còn nhớ chuyện cúng muối nữa.

Càng lớn khôn, cô càng xinh đẹp lạ thường.

Khi đó, trong triều đình, nhà vua đang kén chọn người làm vợ thái tử. Tuy nhiên, thấy mỹ nhân nào, thái tử cũng từ chối. Vua bằng ra lệnh cho các quan tìm người nào vừa ý thái tử sẽ được trọng thưởng.

Trước lúc bấy giờ, một ông quan ngang qua ngôi làng của cô bé. Thấy trên trời có vầng mây đỏ, ông nghĩ rằng, nơi đây chắc có dị nhân phước lớn.

Đến giờ Ngọ, trên đường trở về, ông gặp cô bé khoảng 16 tuổi đang trùm chiếu ngủ. Đến gần, cô bé thức giấc, thấy binh lính, sợ hãi chạy trốn.

Thấy người con gái xinh đẹp, lại sống đầu đường xó chợ, ông thương xót, đem về nuôi dưỡng.
Cô được ăn mặc tử tế, dạy dỗ đàng hoàng.

Đến năm 18 tuổi, ông dẫn cô đến yết kiến. Nhà vua gọi thái tử lại, vừa thấy cô bé, chàng có cảm tình ngay.

Triều đình tổ chức lễ cưới cho thái tử.

Năm sau, nhà vua băng hà, thái tử lên ngôi, cô bé trở thành hoàng hậu.

Nhớ chuyện mùa Phật Đản năm ấy, hoàng hậu sắm lễ vật cao sang quý giá, truyền quan quân chở đến ngôi chùa xưa kia.

Nhà chùa đón tiếp nhưng không đánh chiêng trống trong lúc hoàng hậu dâng lễ vật.

Lấy làm lạ, hoàng hậu gặp thầy trụ trì hỏi:

– Thưa thầy, ngày xưa con là đứa ăn mày, chỉ cúng dường có hai xu muối mà nghe nhà chùa đánh chuông trống vang vọng khắp nơi. Ngày nay, con là hoàng hậu cúng cả xe trân bảo mà không nghe chuông trống gì hết ?.

Thầy ngước mắt nhìn vào cõi mênh mông, mỉm cười đáp:

– Ngày xưa, hai đồng xu rất quý vì đó là mạng sống của con. Muốn cúng chùa con phải nhịn đói nên hai xu ấy lớn vô cùng. Ngày nay con là hoàng hậu, của cải đầy xe nhưng đó là của nhân dân chứ đâu phải của con. Lấy của người làm phước cho mình thì đâu còn gì là phước đức.

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa tá hoa hiến phật. Ý nghĩa của từ tá hoa hiến phật theo Tự điển Phật học như sau:

tá hoa hiến phật có nghĩa là:

[借花獻佛] Mượn hoa dâng Phật. Dụng ngữ này có xuất xứ từ các chuyện bản sinh của đức Phật ghi trong: Phẩm Thụ quyết định kí trong kinh Phật bản hạnh tập quyển 3, 4, phẩm Hiện biến trong kinh Tu hành bản khởi quyển thượng và kinh Thái tử thụy ứng bản khởi quyển thượng. Theo các kinh trên, thủa xưa, có đệ tử của 1 người Bà la môn tên là Thiện tuệ đi tham học các nơi, khi đến thành Liên hoa, nghe tin đức Phật Nhiên đăng sắp đến đó thuyết pháp, Thiện tuệ muốn dâng hoa tươi cúng Ngài, nhưng nhà vua đã thu mua hết để cúng dường Phật. Thiện tuệ tìm khắp trong thành nhưng không được bông nào. Sau, Thiện tuệ gặp 1 tì nữ trẻ tuổi bên cạnh giếng, tay cầm 1 bình hoa có 7 cọng ưu bát la, Thiện tuệ liền khẩn thiết xin hoa, người tì nữ cảm động trước lòng chí thành của Thiện tuệ nên cho 5 cọng, còn 2 cọng thì gửi Thiện tuệ dâng cúng Phật để tích góp công đức cho mình, nhưng với điều kiện Thiện tuệ phải hứa: Khi chưa chứng được Thánh đạo thì đời đời kiếp kiếp kết làm vợ chồng. Vì lòng xin hoa tha thiết nên Thiện tuệ chấp nhận điều kiện đó. Sau khi được hoa, Thiện tuệ đến cửa thành dâng hoa cúng Phật Nhiên đăng, Ngài thụ kí cho Thiện tuệ trong vô lượng kiếp sau, sẽ được thành Phật hiệu là Thích ca mâu ni. Thiện tuệ tức là tiền thân của Phật Thích ca mâu ni, còn người tì nữ là tiền thân của Da du đà la. Kinh Quá khứ hiện tại nhân quả quyển 1 [Đại 3, 622 thượng] nói: Nay, tôi là con gái yếu đuối không thể đến đó được, vậy xin gửi 2 bông hoa dâng cúng Phật. Trong nguyên văn không có từ ngữ Tá hoa hiến Phật. Có chỗ nói có lẽ chữ Tá [mượn] đã viết lầm từ chữ Kí [.. ] [gửi], vì nội dung câu chuyện không có nghĩa mượn mà là nghĩa gửi. [X. kinh Dị xuất Bồ tát bản khởi; kinh Nho đồng thụ quyết trong Lục độ tập kinh Q.8; Sinh kinh Q.5; phẩm Phá tà kiến trong kinh Bồ tát xử thai Q.7].

Trên đây là ý nghĩa của từ tá hoa hiến phật trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Video liên quan

Chủ Đề