Muốn làm luật sư thì học trường nào

Luật sư là một nghề rất được trọng vọng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Ở giai đoạn hiện nay của đất nước, khi mà các tranh chấp đang xảy ra liên tục giữa các doanh nghiệp và cá nhân thì Luật sư lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi nhìn vào điểm đầu vào chuyên ngành Luật ở các trường Đại Học lớn, chúng ta có thể thấy nghề Luật đang được quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết.

Học và trở thành một Luật sư thì cần những gì?

Luật sư - nghe thì có vẻ cao quý và được trọng vọng thật đấy, nhưng bạn có biết để trở thành một Luật sư thì bạn cần phải trau dồi những điều gì chưa, và cả những khó khăn ? Nếu chưa biết, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua "hành trình" từ một học sinh lớp 12 đến khi trở thành một Luật sư nhé !

  Ảnh : Luật sư - Người không thể thiếu trong các phiên toà. 

Bước 1: Bạn cần thi đỗ Đại Học chuyên ngành Luật. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường có dạy ngành Luật. Mức đào tạo thường rơi vào khoảng 4 năm học.  Như ở kỳ 1 chúng tôi đã nói, ở Việt Nam về đào tạo ngành Luật thì có rất nhiều trường. Nổi bật nhất vẫn là 2 cơ sở đào tạo hàng đầu Việt Nam như ĐH Luật Hà Nội [Bộ Tư Pháp] và ĐH Luật TP.HCM [Bộ Giáo dục và Đào tạo]. Ngoài ra, còn rất nhiều khoa luật của các trường Đại Học khác cũng khá uy tín và đang dần khẳng định được vị thế của mình, chẳng hạn như Đại Học Ngoại Ngữ và Tin Học TP.HCM [HUFLIT].

Mức điểm ở các trường đào tạo chuyên ngành Luật thường dao động từ 17 - 28 điểm. Đối với các bạn sinh viên có sức học khá, giỏi thì đây vốn là một mức điểm có thể "chấp nhận được" vì không quá thử thách, cũng không quá dễ dàng.


Ảnh: Đối với những bạn sinh viên có học lực chỉ ở ngưỡng trung bình - khá nhưng vẫn thấy thích thú với nghề Luật, Huflit gần như là một lựa chọn không thể bỏ qua.

Bước 2: Trở thành cử nhân chuyên ngành Luật.

Thông thường chúng ta sẽ mất bốn năm để tốt nghiệp chuyên ngành Luật và có tấm bằng cử nhân. Đối với nghề Luật Sư, bạn đặc biệt phải tự rèn luyện nhiều tố chất như khả năng làm việc độc lập, khả năng suy luận, phân tích và cả cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng. Đồng thời, bạn phải tự chứng minh điều đó qua thành tích học tập của chính bản thân mình. Những Luật Sư giỏi thường tốt nghiệp với tấm bằng đạt loại giỏi, hoặc khá và đều sở hữu mức GPA cao, cũng như các kỹ năng làm việc thuần thục mà họ có được từ khi còn đang theo học.

Bước 3: Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư.

Ở Việt Nam, các cử nhân sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn Học Viện Tư Pháp để làm nơi đăng ký học. [quy định hiện hành được học trong 12 tháng so với trước đây là 18 tháng], nhưng bù lại thì thời gian tập sự đã được nâng lên là một 12 tháng. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp lớp đào tạo Luật Sư.

Bước 4: Trải qua kỳ tập sự Luật Sư tại một tổ chức hành nghề Luật Sư

Sau khi trải qua lớp đào tạo thì các bạn sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ luật sư tại học viện tư pháp. Lúc này các bạn có thể làm hồ sơ tập sự tại các công ty luật hoặc  văn phòng luật sư. Thời gian tập sự như đã đề cập ở trên là 1 năm. Việc tập sự cũng sẽ có lương như đi làm tùy vào thỏa thuận của mỗi người với văn phòng. Thực tế có nhiều văn phòng thu phí nhưng cũng có nhiều văn phòng không thu phí tập sự luật sư. 

Khi tập sự xong thì bước quan trọng là kiểm tra kết thúc tập sự. Đây là bước quan trọng nhất khi bạn muốn trở thành luật sư vì việc thành bại đều diễn ra vào giai đoạn này. Các bạn sẽ trải qua kỳ thi kiểm tra tập sự của Bộ Tư Pháp , nếu qua được kỳ thi này sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Đến đây thì con đường trở thành luật sư đã gần như hoàn thành.

Bước 5: Đạt điểm tại kỳ kiểm tra sau khi kết thúc tập sự hành nghề Luật Sư

Sau khi hoàn thành thời gian tập sự tại một văn phòng Luật bất kỳ, người tập sự sẽ được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Nếu họ không đạt điểm theo quy định thì sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.

Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật sư phải đăng ký tập sự lại từ đầu [12 tháng]

Bước 6: Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư.

Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp và thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp. Đây là bước cuối cùng và khi hoàn thành thì bạn đã trở thành một Luật sư thực thụ. Khi vào một đoàn luật sư, luật sư mới sẽ phải đóng quỹ đoàn và phí luật sư trong năm đầu tiên. Có đoàn luật sư thì chi phí ít, có đoàn thì chi phí nhiều, cụ thể như đoàn luật sư Hà Nội có mức tổng chi phí khi tham gia đoàn luật sư vào khoảng 15.000.000 VNĐ [đã bao gồm phí luật sư năm đầu tiên 2.400.000 VNĐ/năm]

Ảnh: Tấm thẻ Luật sư nhìn trông rất bình thường, mà chứa đựng trong nó là cả một hành trình rất dài, rất xa.

Tổng kết: 

Nếu muốn theo đuổi con đường trở thành một Luật sư thì sau khi kết thúc quá trình học tập ở Đại Học và có được tấm bằng Cử Nhân, các bạn sẽ phải mất thêm 2 năm và khoảng 30.000.000 VNĐ để trở thành một luật sư theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời bạn sẽ phải trau dồi liên tục các kỹ năng để có đủ sức đối đầu với các vụ việc phức tạp. Muốn thành công thì bạn phải có nhiều tình yêu với nghề, cũng như phải biết kiên trì và rèn luyện cho mình một "tinh thần thép" để có thể hoàn thành mục tiêu đã đặt ra trước đó. Vì trong nghề Luật vốn phải đối diện với nhiều "chông gai" cũng như "cạm bẫy" đã được giăng ra sẵn, nếu không có cho mình các kỹ năng nhận diện chính xác và đầy đủ, rất có thể bạn sẽ trở thành một "nạn nhân" tiếp theo.

Trở thành một luật sư - bạn sẽ sẵn sàng cho ước mơ này chứ? 

Ngành Luật là một ngành đào tạo rất hot hiện nay. Vì vậy rất nhiều bạn học sinh trong việc chọn trường đều tỏ ra băn khoăn không biết chọn cơ sở đào tạo nào cho phù hợp. Vậy Học luật nên học trường đại học nào?

Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Học Luật nên học trường nào ở Hà Nội

– Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường Đại học công lập ở Việt Nam được thành lập vào năm 1979. Tên tiếng Anh là Hanoi Iaw University. Trường Đại học Luật Hà Nội là trường Đại học có quy mô đào tạo về ngành luật lớn nhất ở Việt Nam. Trường đào tạo 3 ngành Luật: Luật thương mại quốc tế, Luật học, Luật Kinh tế, ngoài ra còn có ngành luật chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona, Hoa Kỳ.

Đại học Luật Hà Nội là trường đại học trọng điểm, đào tạo pháp luật và cán bộ về pháp luật ở Việt Nam. Là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt nhằm tạo ra đội ngũ luật gia có trình độ cao và đào tạo nhân tài luật học phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xây dựng nhà nước Việt Nam và hội nhập quốc tế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường được đầu tư xây dựng hiện đại, tiên tiến với hệ thống hội trường, phòng học đa năng, cơ sở thực hành, thư viện hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và tư vấn pháp luật.

– Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội

Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật uy tín và có truyền thống của đất nước với hơn 40 năm hình thành và phát triển. Hiện tại, Khoa Luật là cơ sở đào tạo luật đứng thứ 2 ở miền Bắc nước ta sau Đại học Luật Hà Nội.

Các chương trình đào tạo được thực hiện bài bản, qui củ và luôn được rà soát định kỳ. Khoa Luật luôn chú trọng mở rộng, phát triển đối tác nhằm trao đổi học thuật, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác phục vụ mục tiêu hội nhập quốc tế, đưa chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa tiệm cận với các chuẩn mực của khu vực và thế giới.

Hiện nay, Khoa Luật quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị đào tạo, nghiên cứu và hoạt động xã hội uy tín trên thế giới tạo điều kiện cho sinh viên được học tập trong môi trường quốc tế hội nhập với thế giới.

Ngoài ra khi được hỏi Học Luật nên học trường đại học nào? Các bạn có thể Tham khảo thêm một số trường sau: Học viện Tòa Án; Đại học Kiểm sát Việt Nam; Đại học Nội vụ Hà Nội; Đại học Công đoàn, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam…

Học Luật nên học trường nào ở TP HCM

– Đại học Luật TP.HCM [ULAW]

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1996. Hiện nay là cơ sở đào tạo Luật tốt nhất ở phía Nam. Từ năm học 2011-2012. Trường có 7 chuyên ngành đào tạo Đại học Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Quốc tế, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Quản trị – Luật và Anh văn pháp lý.

– Đại học Kinh tế – Luật [Đại học Quốc Gia TP.HCM] [UEL]

Trường Đại học Kinh tế Luật là cơ sở bậc đại học trực thuộc đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trường có cơ sở đào tạo chất lượng cùng đội ngũ giảng viên có thâm niên trong việc đào tạo chuyên ngành Luật

Được thành lập vào năm 2000 trên cơ sở khoa kinh tế  trường Đại học quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có 8 khoa trong đó có 2 khoa luật: Luật kinh tế và khoa Luật.

– Đại học Vinh

Khoa Luật trường Đại học Vinh được thành lập năm 2009 dựa theo Quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo. Trường trực thuộc sự quản lý của Trường Đại học Vinh.

Là một khoa trẻ, nhưng trải qua hơn 7 năm xây dựng và phát triển, Khoa Luật đã và đang từng bước khẳng định vị trí, vai trò, sứ mạng của mình. Hứa hẹn là môi trường đào tạo năng động, phù hợp với lứa tuổi học sinh ngày càng tiến bộ.

– Đại học Cần Thơ [CTU]

Có kinh nghiệm hơn 15 năm trong việc đào tạo chuyên ngành này. Khoa Luật Đại học Cần Thơ được thành lập vào năm 2000. Hiện nay, khoa Luật giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cử nhân Luật cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Khoa Luật trường Đại Học Cần Thơ đào tạo 4 ngành: Luật Học, Luật Thương Mại, Luật Tư Pháp và Luật Hành Chính.

Ngoài ra những trường sau đây cũng đào tạo chuyên ngành này: Đại học Kinh tế TP.HCM; Đại học Mở TP.HCM; Đại học Sài Gòn; Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Cần Thơ; Đại học Quốc tế Hồng Bàng…

Muốn làm luật sư thì học trường nào

Theo quy định pháp luật Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức [sau đây gọi chung là khách hàng].

Để trở thành luật sư các bạn sẽ phải trải qua:

– 4 năm học đại học: Sau khi đậu vào các trường đào tạo Luật và trải qua 4 năm học tập, rèn luyện bạn sẽ được cấp bằng cử nhân Luật.

– 1 năm học đào tạo nghề Luật sư: Sau khi được cấp bằng cử nhân Luật, bạn cần đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề Luật sư do Học viện Tư pháp tổ chức, khóa đào tạo này kéo dài 12 tháng.

– 1 năm tập sự tại văn phòng Luật: Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghề Luật sư và được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư, bạn sẽ phải tập sự tại văn phòng Luật ít nhất là 12 tháng để được học hỏi và rèn luyện thêm và các kỹ năng khác từ các Luật sư có kinh nghiệm

Khi kết thúc quãng thời gian này, về bản chất bạn hoàn toàn đã trở thành một Luật sư. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20, Luật Luật sư 2012:

“Điều 20. Gia nhập Đoàn luật sư

1. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.”

Theo đó, bạn có quyền lựa chọn và xin gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư. Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ có thẩm quyền cấp Thẻ luật sư cho những cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề luật sư khi muốn gia nhập một Đoàn luật sư nào đó.

Như vậy, phải mất ít nhất 6 năm để đi hết con đường đến với nghề Luật nói chung và Luật sư nói riêng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Học Luật nên học trường đại học nào? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Video liên quan

Chủ Đề