Năm 2023 có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông?

Về nguyên nhân, số liệu tổng hợp cho thấy: 14,71% do người điều khiển phương tiện đi sai làn đường, phần đường; 7,71% do chuyển hướng không chú ý; 0,26% do dừng đỗ sai quy định; 3,83% do vượt xe sai quy định;

2,16% do sử dụng rượu bia, chất kích thích có cồn; 2,11% do người đi bộ sang đường sai quy định; 1,72% do vi phạm tốc độ; 0,18% do sử dụng ma túy, chất gây nghiện; 0,09% do phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật; 0,04% do công trình giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn; 32,95% các nguyên nhân khác và 34,23% chưa khác định được nguyên nhân.

Đường sắt xảy ra 20 vụ, làm chết 13 người, bị thương 4 người. So với cùng kỳ năm trước tăng 2 vụ [11,11%], tăng 1 người chết [8,33%], giảm 2 người bị thương [-33,33%].

Đường thuỷ xảy ra 4 vụ, làm chết 4 người, bị thương 0. So với cùng kỳ  năm trước giảm 8 vụ [-66,67%], giảm 21 người chết [-84%], giảm 1 người bị thương [-100%].

Hàng hải xảy ra 3 vụ, làm chết 2 người, bị thương 0. So với cùng kỳ tăng 2 vụ [200%], giảm 8 người chết và mất tích [-80%], số người bị thương không thay đổi [0/0].      

Về lĩnh vực hàng không dân dụng đã nhận 100 báo cáo an toàn bắt buộc, xảy ra 23 sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn [02 mức C và 21 mức D], không xảy ra sự cố nghiêm trọng. So với cùng kỳ năm 2022 tăng 35,3% tổng số tai nạn, sự cố có nguy cơ uy hiếp an toàn.

Theo đánh giá, trong 3 tháng đầu năm 2023, có 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó 14 địa phương giảm trên 40% số người chết là: Đà Nẵng, Đắk Nông, Long An, Cà Mau, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Tiền Giang, Điện Biên, Lào Cai, Bắc Giang, Lai Châu.

Đặc biệt, Đà Nẵng, Đắk Nông, Long An và Cà Mau giảm trên 60% số người chết do tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, số người chết do tai nạn giao thông tại các TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng được kéo giảm sâu so với cùng kỳ cả về tỷ lệ phần trăm và số lượng tuyệt đối.

Tuy nhiên, vẫn còn 16 địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng so với cùng kỳ 2022, trong đó 11 tỉnh tăng trên 20% là: Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hà Giang, Tây Ninh, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kon Tum, Lạng Sơn và Sơn La. Trong đó, 5 tỉnh có số người chết tăng trên 50% trở lên là: Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kon Tum, Lạng Sơn và Sơn La.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông [Bộ Công an], Cục Hàng Hải Việt Nam và Cục Hàng không Việt Nam [Bộ GTVT], trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 [từ ngày 20 - 26/1/2023], toàn quốc xảy ra 152 vụ tai nạn giao thông, làm chết 89 người và 111 người bị thương. So với cùng kỳ 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, giảm 12 vụ [-7,3%], giảm 03 người chết [-3,3%] và tăng 08 người bị thương [+8%].

[LSVN] - Báo cáo tại cuộc họp của Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia mới đây, Cục Cảnh sát giao thông [Bộ Công an] cho biết, từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/9/2023, toàn quốc đã xảy ra 8.333 vụ tại nạn giao thông, làm chết 4.763 người, bị thương 5.802 người, giảm 194 vụ [-2,28%], giảm 124 người chết [-2,54%], tăng 161 người bị thương [+2,85%], so với cùng kỳ năm 2022.

Ảnh minh họa.

Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra trên đường bộ, với 8.237 vụ, làm chết 4.695 người, bị thương 5.777 người, giảm 184 vụ [-2,19%], giảm 94 người chết [-1,96%], tăng 158 người bị thương [+2,81%] so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn trong các dịp cao điểm giảm sâu so với các năm trước.

Số vụ ùn, tắc giao thông trên các tuyến giao thông trọng điểm vào dịp cao điểm được kéo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022; tình hình vi phạm trọng tải xe, vi phạm về cơi nới thành thùng xe tại các địa phương đã được xử lý một cách căn bản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong 9 tháng đầu năm còn những tồn tại, hạn chế như còn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội; tình trạng sạt lở, lũ quét trong mùa mưa lũ làm hư hại nghiêm trọng kết cấu hạ tầng giao thông, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa vẫn diễn biến phức tạp; còn tồn tại tình trạng xếp hàng lên xe ô tô tải không đúng quy định, khiến cho hàng hóa bị rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Tình trạng tụ tập, điều khiển xe thành đoàn, có dấu hiệu đua xe trái phép còn xảy ra tại một số địa phương; tình hình ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM có xu hướng ngày càng phức tạp.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để hoàn thiện và trình Quốc hội 2 luật [Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ] để phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chức năng về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, quản lý tốt hơn phương tiện và người tham gia giao thông. Hai Bộ sẽ phối hợp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thắt chặt quản lý phương tiện giao thông, hướng đến làm sao để người tham gia giao thông "không dám" và "không muốn" vi phạm.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các lực lượng chức năng quyết liệt hơn trong việc tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trật tự an toàn giao thông vì thực tiễn cho thấy cứ "làm quyết liệt là chúng ta thắng".

Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định hiện hành về trật tự an toàn giao thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; hoàn tất việc xây dựng các quy hoạch ngành, quy hoạch của các địa phương còn lại theo quy định.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu để luật hóa việc đánh giá tác động của các công trình hạ tầng xã hội đối với giao thông đô thị để tránh tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị.

Chủ Đề