Nếu giả thuyết thị trường hiệu quả là đúng

Posted on by Lê Văn Tuấn

Vì sao “giả thuyết thị trường hiệu quả” không thể đúng

[Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng – Đại học Toulouse, Pháp]

Từ năm 1900, trong luận án tiến sĩ của mình, nhà toán học Luis Bachelier [1870–1946] đã nghiên cứu biến động giá cổ phiếu, và các công thức định giá option, dựa trên chuyển động ngẫu nhiên. [Bachelier được coi là người đầu tiên nghiên cứu các tính chất toán học của quá trình ngẫu nhiên mà ngày nay người ta gọi là Brownian motion]. Trong nửa sau thế kỷ 20, có nhiều nhà  kinh tế còn đi xa hơn nữa trong việc nhận định sự ngẫu nhiên này của giá cổ phiếu. Họ coi rằng sự thay đổi giá cổ phiếu trong tương lai  là một chuyển động hoàn toàn ngẫu nhiên,  không hề có lúc nào có một xu hướng gì hết [may ra trừ cái tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của toàn bộ thị trường cổ phiếu].

Có một cuốn sách nổi tiếng truyền bá tư tưởng này, có ảnh hưởng lớn đến giới tài chính trong nhiều năm, là cuốn A random walk down Wall Street [xuất bản lần đầu năm 1973, tái bản nhiều lần] của Burton Malkiel [//en.wikipedia.org/wiki/Burton_Malkiel], cựu trưởng khoa kinh tế của Đại học Princeton và của Yale School of Management.

Lý thuyết chuyển động hoàn toàn ngẫu nhiên của giá cổ phiếu xuất phát từ cái gọi là giả thuyết thị trường hiệu quả [efficient market hypothesis], được một số nhà kinh tế như  Eugene Fama đề xướng từ những năm 1960. Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, thì mọi thông tin gì có thể có ảnh hưởng đến  giá cổ phiếu mà thị trường được biết thì đều được “tính” vào giá của cổ phiếu ngay lập tức, và do đó mọi chuyển động giá cổ phiếu trong tương lai là do những tin tức mới mang lại chứ không phải do tin tức cũ mang lại [vì ảnh hưởng của các tin cũ đã được thể hiện hết trong giá cổ phiếu rồi].

Vì các tin mới xảy ra một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, không ai dự đoán được trước nó sẽ tốt xấu ra sao, nên khi thị trường hiệu quả, thì chuyển động của giá cổ phiếu là hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nếu như biến đổi giá cả của cổ phiếu là hoàn toàn ngẫu nhiên, không hề có xu hướng nào hết, thì tất cả mọi phân tích về cổ phiếu, kể cả  phân tích cơ bản [tức là phân tích triển vọng làm ăn của bản thân các công ty để từ đó ước lượng giá trị thật của cổ phiếu] và phân tích kỹ thuật [tức là phân tích các thông tin về giá cổ phiếu và lượng giao dịch trên thị trường nhằm phán đoán tâm lý thị trường], đều tốn công vô ích cho việc đầu tư cổ phiếu, bởi vì các phân tích đó đều nhằm dẫn đến kết luận về một xu hướng nào đó của cổ phiếu, trong khi mà chuyển động của cổ phiếu hoàn toàn ngẫu nhiên không hề có một xu hướng nào hết!

“Giả thuyết  thị trường hiệu quả”, và tính hoàn toàn ngẫu nhiên của biến động giá cổ phiếu, được nhiều nhà kinh tế “tháp ngà” chấp nhận như là chân lý trong mấy thập kỷ sau khi chúng xuất hiện.
Tuy nhiên, thực tế không xảy ra như vậy. Có một cuốn sách thú vị của hai nhà kinh tế Andrew Lo và Craig MacKinlay xuất bản từ năm 1999 nhan đề A non-random walk down Wall Street, trong đó có những phân tích thống kê cho thấy giá chuyển động của giá cổ phiếu không hoàn toàn ngẫu nhiên. Bản thân ông Eugene Fama trong những năm về sau cũng phải thừa nhận rằng “thị trường không hiệu quả”. Nói chính xác hơn là, thị trường không hiệu quả theo nghĩa của Fama, chứ nguyên lý no-arbitrage nói chung vẫn đúng.

Những nhà đầu tư rất thành công như Warren Buffet [tỷ phú giàu nhất thế giới vào năm 2008, đầu tư dựa trên phân tích cơ bản] hay James Simons [//en.wikipedia.org/wiki/James_Harris_Simons] [nhà toán học trở thành tỷ phú, sử dụng các công cụ toán học tinh vi để tìm xu hướng thị trường] cũng là những ví dụ chứng tỏ thị trường biến động một cách không hoàn toàn ngẫu nhiên, mà nó có cả các yếu tố ngẫu nhiên lẫn các yếu tố định tính.

Nếu nói rằng giá trị thật của cổ phiếu chuyển động một các hoàn toàn ngẫu nhiên, thì có lẽ là hợp lý, vì về nguyên tắc, tất cả mọi thông tin đã biết, có ảnh hưởng đến giá trị thật, thì đều phải được tính vào giá trị thật rồi.  Thế nhưng giá cổ phiếu không trùng với giá trị thật. Kể cả khi giá trị thật của cổ phiếu thay đổi một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, thì giá của cổ phiếu vẫn có thể vừa có các yếu tố ngẫu nhiên, vừa có các yếu tố định tính, trong sự chuyển động của nó.

Có thể đưa ra một số phân tích lý thuyết về việc tại sao “efficient market hypothesis” không đúng, như sau:

Khi một hòn sỏi rơi tự do từ trên cao xuống đất, thì phải mất một ít thời gian sau nó mới rơi xuống tới đất. Vào năm 1944,  sự thua trận của Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới lần thứ II đã trở nên rõ ràng, nhưng chiến tranh sẽ còn kéo dài thêm 1 năm nữa trước khi Đức đầu hàng. Có những cái mà chúng ta biết chắc sẽ xảy ra, nhưng cũng cần phải mất một thời gian khá lâu mới xảy ra.

Đó là qui luật của tự nhiên. Có lẽ, điều khiến cho “giả thuyết thị trường hiệu quả” không đúng được nằm chính ở chỗ giả thuyết này coi rằng cái gì phải xảy ra thì sẽ xảy ra ngay lập tức, bỏ qua thời gian cần thiết, mà thời gian đó có thể rất dài chứ không bỏ qua được như trong giả thuyết.

Theo ngôn ngữ cơ học, để mô tả trạng thái của một vật, cần xác định cả vị trí lẫn vận tốc, và không gian pha sẽ có số chiều gấp hai lần số chiều không gian các vị trí. Thế nhưng trong “giả thuyết thị trường hiệu quả” thì “vận tốc” [tứ c là các xu hướng] không được tính đến, chỉ có vị trí thôi, “không gian pha” mất đi một nửa số chiều, và một mô hình như vậy thì tất nhiên rất khó chính xác.

Nói theo Einstein thì God doesn’t play dice [Chúa không chơi xúc xắc]. Có nghĩa là, chuyển động của vạn vật trong vũ trụ, trong đó có cả thị trường cổ phiếu, có thể coi là rất định tính. Tuy nhiên, hệ động lực của sự chuyển động này là một hệ quá phức tạp, quá nhiều chiều, chúng ta không có khả năng mô tả hết các chiều của nó, và bởi vậy chúng ta phải cắt bớt các chiều đi khi nghiên cứu nó.

Khi bị cắt bớt một số chiều đi [tức là chiếu nó xuống một không gian ít chiều hơn], thì một hệ động lực có đang hoàn toàn định tính cũng sẽ trở thành ngẫu nhiên. Nhưng không có nghĩa là nó sẽ hoàn toàn ngẫu nhiên, mà một số tính chất định tính có thể còn được giữ.

———–&&———–

Filed under: Toán tài chính |

Efficient market hypothesis là gì hay giả thuyết thị trường hiệu quả là gì sẽ được giải đáp cụ thể qua nội dung sau.

Efficient market hypothesis là gì?

Giả thuyết thị trường hiệu quả [EMH] đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa thông tin có sẵn và giá giao dịch trên thị trường hiện tại [tức là giá cổ phiếu công khai].

Giả thuyết thị trường hiệu quả nói rằng khi thông tin mới xuất hiện, thị trường hấp thụ tin tức gần như theo thời gian thực và giá cổ phiếu cũng như các chứng khoán khác sẽ điều chỉnh cùng với nó. Do đó, cổ phiếu luôn được giao dịch trên sàn giao dịch với giá trị hợp lý của chúng.

Rất khó để lựa chọn đúng cổ phiếu hoặc đúng thời điểm thị trường, nên cách duy nhất để nhà đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn là mua các khoản đầu tư rủi ro hơn.

“Hầu hết những người ủng hộ giả thuyết thị trường hiệu quả đều tin chắc rằng thị trường tài chính sẽ không cho phép bạn kiếm được lợi nhuận cao trừ khi bạn chấp nhận một lượng rủi ro hợp lý.”

Các biến thể của giả thuyết thị trường hiệu quả

Có ba biến thể của giả thuyết - dạng yếu, nửa mạnh và mạnh - đại diện cho ba mức giả định khác nhau về hiệu quả thị trường. Vậy ý nghĩa của các hình thức Efficient market hypothesis là gì?

Dạng yếu

Dạng yếu EMH gợi ý rằng hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo cho kết quả trong tương lai. Nói cách khác, không thể dự đoán giá tương lai chỉ bằng cách xem xét giá trong quá khứ. Vì vậy, lợi nhuận thặng dư không thể đạt được nếu sử dụng chiến lược đầu tư dựa trên giá cổ phiếu hoặc dữ liệu trong quá khứ.

Nói đơn giản, chỉ dựa vào thông tin trong quá khứ thì bạn không thắng được thị trường.

EMH dạng bán mạnh

Cơ sở của hình thức bán mạnh là giá cổ phiếu điều chỉnh theo thông tin mới có sẵn công khai một cách nhanh chóng và theo cách không thiên vị, để không có lợi nhuận thặng dư có thể được thực hiện khi giao dịch trên thông tin đó.

EMH dạng mạnh

Ở dạng này, tất cả giá cổ phiếu phản ánh toàn bộ thông tin có sẵn, cả công khai và riêng tư, có nghĩa là không cá nhân nào có thể tạo ra lợi nhuận thặng dự hoặc đánh bại thị trường.

Hình thức hiệu quả thị trường này không thể thực hiện được khi tồn tại các rào cản pháp lý đối với việc công khai thông tin riêng tư. Cách duy nhất để đạt được hiệu quả trong một môi trường như vậy là bỏ qua các rào cản đối với việc thông tin riêng tư trở thành công khai, để giá cả phản ánh thông tin riêng tư cũng như công khai.

EMH không nói rằng bạn không bao giờ có thể làm tốt hơn thị trường. Nó nói rằng có những người có thể đánh bại mức trung bình của thị trường nhưng cũng có những người thua thiệt lớn trước thị trường. Những người “trúng thưởng” là những người may mắn và những người “thua cuộc” là những người không may mắn.

Bitcoin và giả thuyết thị trường hiệu quả

Bitcoin là một loại tiền tệ phi tập trung được định giá theo cung và cầu trên thị trường. Bởi vì Bitcoin không trả cổ tức và không được cung cấp bởi cơ quan trung ương, giống như các tài sản truyền thống, thông tin về thị trường Bitcoin luôn có sẵn và có thể dễ dàng định giá. Do đó, Bitcoin là một thị trường hiệu quả nhanh chóng phản ứng với thông tin công khai.

EMH và chiến lược đầu tư

Những người ủng hộ EMH, ngay cả ở dạng yếu, thường đầu tư vào các quỹ chỉ số hoặc quỹ hoán đổi danh mục ETF nhất định. Đó là bởi vì những khoản tiền đó được quản lý một cách thụ động và chỉ đơn giản là cố gắng khớp, chứ không đánh bại, lợi nhuận tổng thể của thị trường.

Các nhà đầu tư theo chỉ số có thể nói rằng họ đang đi theo câu nói phổ biến này: “Nếu bạn không thể đánh bại họ, hãy tham gia cùng họ”. Thay vì cố gắng đánh bại thị trường, họ sẽ mua một quỹ chỉ số mà quỹ này sẽ đầu tư vào chứng khoán giống với chỉ số chuẩn.

Một số nhà đầu tư vẫn sẽ cố gắng đánh bại thị trường, tin rằng sự chuyển động của giá cổ phiếu có thể được dự đoán trước, ít nhất là ở một mức độ nào đó. Vì lý do đó, EMH không phù hợp với chiến lược giao dịch trong ngày. Các nhà giao dịch nghiên cứu các xu hướng và mô hình ngắn hạn. Sau đó, họ cố gắng tìm ra thời điểm mua và bán dựa trên các mô hình này. Các nhà giao dịch hàng ngày sẽ từ chối EMH ở dạng mạnh.

Những người phản đối giả thuyết thị trường hiệu quả tin rằng các nhà đầu tư có thể làm tốt hơn thị trường và không phải lúc nào cổ phiếu cũng phản ánh giá trị thị trường hợp lý của chúng. Warren Buffet đã liên tục đánh bại thị trường trong một thời gian dài, điều mà giả thuyết thị trường hiệu quả tuyên bố là không thể.

Trên đây là một số chia sẻ về efficient market hypothesis là gì cũng như một số điều liên quan, hi vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích.

Nguyễn Lý

Video liên quan

Chủ Đề