Nft token là gì

Kéo theo sự phát triển của công nghệ Blockchain là sự ra đời của một loạt những khái niệm mới nảy sinh. Một mặt nó cho thấy sự phát triển vũ bão của công nghệ này trong thực tế. Mặt khác, nó đòi hỏi công chúng phải tự trao dồi khả năng tự học để thích ứng tốt hơn với những khái niệm mới. Một trong những khái niệm mới đó, chính là Non-Fungible Token. Gọi tắt là NFT, hay nhiều bài viết gọi là NFT Token.

Xem thêm:

NFT Token là gì?

NFT chính là viết tắt của chữ Non-Fungible Token, có nghĩa là một tiện ích mã hóa được lưu trữ trên blockchain để đại diện cho một tài sản độc nhất.

Tuy nhiên, để bạn có thể hiểu hết định nghĩa này. Chúng ta cần bóc tách từng từ ngữ trong khái niệm.


NFT Token đang dần trở thành một xu hướng mới trong thị trường tiền mã hóa.

Fungible là gì?

Fungible có nghĩa là tính bất phân định. Đây là một trong những tính chất cốt lõi của tiền. Bitcoin [hay tiền mã hóa nói chung] cũng mang tính chất này. Một khi nói tiền có tính bất phân định. Nghĩa là người ta không có sự phân biệt nào giữa các đồng tiền với nhau. Từ đó cũng không thể xác định chính xác mục đích sử dụng của số tiền đó.

Tuy nhiên, chính vì tính bất phân định này khiến lại tiền trở thành một phương tiện để trao đổi hàng hóa dễ dàng. Bạn bán một đôi giày giá 100 đô la. Và bạn có thể sử dụng 100 đô la đó để mua một cái áo. Chẳng ai bắt bẻ hay buộc bạn chỉ được sử dụng 100 đô đó để mua giày mà thôi cả.
Tiền giấy có tính bất phân định. Và Bitcoin cũng vậy.

Non-Fungible là gì?

Ngược lại, Non-Fungible nghĩa là không có tính bất phân định. Để ý ở đây có hai lần phủ định nghĩa là nó thành khẳng định. NênNon-Fungible nghĩa là tính phân định rạch ròi và không thể thay thế lẫn nhauđược.

Ví dụ: Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều thứ người ta muốn phân định rạch ròi. Điều này khiến bảo tồn giá trị độc nhất của nó. Như là bằng lái xe của bạn [bạn không thể sử dụng của người khác]. Hay như di chúc thừa kế [bạn không thể hoán đổi di chúc với người khác]. Hay như một tác phẩm nghệ thuật [mỗi tác phẩm có một giá trị riêng không thể nhầm lẫn].

Token là gì?

Khi mà nhu cầu trao đổi sản phẩm tăng dần. Đối tượng sản phẩm giờ đây không chỉ gói gọn trong những thứ cầm nắm được. Mà người ta còn muốn thể hiện nó dưới dạng một tài sản số có thể lưu trữ được trên internet. Từ đó, khái niệm token hóa ra đời.

Token được hiểu như là một tiện ích mã hóa một sản phẩm bất kỳ, khiến cho nó trở nên có thể buôn bán trao đổi được trên nền tảng blockchain.

Số hóa tài sản là xu hướng của thế kỳ 21.

Cuối cùng, bạn đã hiểu Non-Fungible Token là gì rồi chứ? Kết hợp 3 sự hiểu biết trên với nhau. Bạn sẽ nhận ra, người ta đang cố gắng tập trung vào những sản phẩm mang một cá tính độc đáo riêng. Và token hóa sản phẩm đó khiến nó có thể trao đổi được trên Blockchain. Điều này, sẽ mở ra một thị trường mới sôi động hơn. Vì nóđánh vào tâm lý khan hiếm đến mức độc nhấtcó một không hai của sản phẩm đó.

Ví dụ dễ hiểu về Non-Fungible Token

Nhìn chung, những ứng dụng của NFT đa phần nằm trên ý tưởng, ngoại trừ lĩnh vực game.

  • Ví dụ: Một công ty làm game tạo ra một trò chơi trực tuyến với nhiều nhân vật khác nhau. Cộng đồng người chơi càng đông khiến cho các nhân vật được nuôi dưỡng giá trị. Và giá trị đó càng cao hơn vì mỗi nhân vật đều phát triển và mang tính độc nhất. Người ta có thể buôn bán các nhân vật cũng như các vật phẩm với nhau. Đây cũng chính là thành công của trò chơi CryptoKitties đã khiến nghẽn mạng lưới Ethereum vì nhu cầu trao đổi trên blockchain ETH quá cao.

Từ cơ sở này, chúng ta có thể có muôn vàn những ý tưởng khác. Như là một tòa nhà với nhiều căn hộ, mà quyền bước vào sử dụng mỗi căn hộ sẽ được mã hóa thành NFT. Miễn là, người sáng lập thành công trong việcgắn một token với một tài sản vật lýmà không bị trào cản pháp lý nào. Thì từ đó có thể mở ra thị trường mới tiềm năng và sôi động.

Ngoài ra, NFT toke được ứng dụng rất nhiều trong mảng nghệ thuật [NFT Art]. Ví dụ như tranh NFT. Giả sử, bạn tạo ra một bức tranh kỹ thuật số, bức tranh đó có thể được đăng ký với NFT trên blockchain, cũng như lịch sử sở hữu và mã nhận dạng hoặc mã duy nhất của nó.

Khi ai đó mua bức tranh đó từ bạn, blockchain sẽ ghi lại quyền sở hữu mới này và đóng vai trò như một chứng chỉ xác thực không chỉ đảm bảo quyền sở hữu duy nhất vĩnh viễn mà còn đảm bảo rằng bất cứ bản sao nào của tác phẩm sẽ không bị bán lại, vì blockchain là bất biến và cho đến nay, không thể thay đổi.

Một lưu ý quan trọng, quyền sở hữu NFT không ngăn người khác sao chép tác phẩm nghệ thuật.

Bởi vì bất cứ thứ gì là kỹ thuật số đều có thể bị sao chép, không gì có thể ngăn cản vô số bản sao bức tranh của bạn, nhưng không bản sao kỹ thuật số nao của bức tranh sẽ là bản gốc, vì blockchain sẽ chỉ phản ánh một NFT.

Trong khi ngành nghệ thuật chi hàng triệu USD mỗi năm để xác thực nghệ thuật và truy tìm nguồn gốc của các tác phẩm được đánh giá cao, thì NFT cho phép nhà sáng tạo xác nhận tính xác thực và là chứng nhận vĩnh viễn.

Nói ngắn gọn, những người khác có thể tạo ra bản sao tác phẩm kỹ thuật số của bạn, nhưng chỉ một bản gốc tồn tại, và được xác nhận.

NFT cung cấp cho chủ sở hữu quyền sở hữu tác phẩm, đồng thời quyền sao chép, giống như các tác phẩm nghệ thuật thực tế. Chẳng hạn, ai cũng có thể mua một bản in của Monet, nhưng chỉ một người sở hữu bản gốc.

Khác với thế hệ trước đó, thế hệ Millennial và Z thoải mái hơn nhiều trong việc sưu tầm các tác phẩm kỹ thuật số.

NFT Token hoạt động như thế nào?

Vấn đề này sẽ có phần chuyên sâu về kỹ thuật. Chúng tôi không cố gắng đi vào lý giải sâu hơn về thuật toán cũng như triết lý đằng sau việc token hóa các tài sản. Tuy nhiên, có một vài khái niệm và người dùng phổ thông cần hiểu rõ. Để ít nhất cũng biết nền tảng hoạt động của chúng là gì.

Token ERC-20 có tính bất phân định và Token ERC-721 có tính phân định.
  • ERC-20: Đây là chuẩn phát hành token từng làm mưa làm gió một thời. Nhưng thực chất, ERC-20 vẫn là chuẩn token dạng Fungible. Ví dụ:các token phát hành trên blockchain Ethereum đều có thể hoán đổi lẫn nhau, và cùng giá trị.
  • Sau này, nhu cầu Non-Fungible tăng cao. Nhiều chuẩn phát hành được sử dụng hơn. Có thể kể đến như là ERC-721, ERC-998, và chuẩn mới như là ERC-1155. Những chuẩn mới này đảm bảo token được phát hành là dạng Non-Fungible Token. Độc nhất và không thể hoán đổi [như đã giải thích ở trên].
  • Sự khác biệt của các chuẩn này là vì đòi hỏi của việc token hóa những tài sản phức tạp.Ví dụ, chiếc xe ô tô đời mới sử dụng pin. Thì các cục pin được mã hóa như là các Token ERC-20, vì chúng giống nhau và có thể dễ thay thế lẫn nhau. Nhưng quyền sử dụng xe chỉ giới hạn cho một số người có thể chạy được, nên quyền này được mã hóa dạng ERC-721. Còn ERC-998 thì như một tổ hợp của ERC-20 và ERC-721. Khi muốn chuyển nhượng toàn bộ xe cho người khác, chủ xe không cần phải chuyển từng phần của tài sản. Mà có thể gộp nó lại dạng token ERC-998 và chuyển luôn một lần. Tuy nhiên, đó là viễn cảnh của tương lai.

Khi tạo ra một tác phẩm kỹ thuật số, bạn gửi nó đến một đại lý có thể xác thực bằng cách xem lịch sử blockchain [nếu có] và sau đó cung cấp cho các cuộc đấu giá.

Vì bức tranh kỹ thuật số là của bạn và có thể theo dõi trên blockchain, nên mỗi khi được bán, bạn với tư cách là người sáng tạo, sẽ nhận được khoản tiền. Hãy tưởng tượng về việc hậu duệ của Monet có thể thu tiền bản quyền sở hữu từ mỗi lần bức tranh của ông được bán.

Với cơn sốt tiền điện tử trong năm qua, nhu cầu và sự quan tâm đối với NFT chưa bao giờ cao như thế.

Ca sĩ, nhạc sĩ và nghệ sĩ thị giác người Canada Claire Elise Boucher, hay còn được biết đến với tên gọi Crimes, gần đây đã bán một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số với giá 6,6 triệu USD.

Và vào đầu tháng 3, một video clip kỹ thuật số của ngôi sao bóng rổ NBA LeBron James đã đạt giá gõ búa lên đến 200.000 USD.

Cơn sốt NFT thực sự lên đến đỉnh điểm khi vào ngày 11/3, Christies đã bán đấu giá một tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số có tên gọi Everyday: The First 5.000 Days với giá 69,3 triệu USD, biến nó trở thành tác phẩm có giá trị thứ ba từng được bán bởi một nghệ sĩ đang sống.

Chắc chắn, giá NFT cao ngất ngưởng này là do giá tiền điện tử tăng đột biến gần đây, hầu hết các NFT được giao dịch bằng Ether, giá đã tăng tới 570% trong năm qua.

Nhiều người đặt câu hỏi tại sao các nhà sưu tập lại trả tiền cho một thứ có thể dễ dàng sao chép.

Câu trả lời rất đơn giản: Đó chính là quyền sở hữu!

Vì sao Non-Fungible Token [NFT] sẽ mở ra một xu hướng tài chính mới?

Khi bạn đã hiểu rõ ngọn ngành vấn đề. Bạn sẽ hiểu ra tiềm năng rộng lớn của NFT. Có một vài lý do khiến xu hướng này sẽ nổi trội, như sau:

Rồi sẽ đến lúc mọi người đều sở hữu những Non-Fungible Token [NFT]

Bởi vì blockchain đảm bảo chắc chắn rằng tác phẩm là của bạn mãi mãi, và mọi người đều biết blockchain minh bạch, NFT cung cấp một đề xuất giá trị duy nhất vừa mới ra đời.

Trớ trêu thay, vì việc tạo ra bản sao kỹ thuật số dễ dàng, nhu cầu về bản gốc thậm chí còn mạnh hơn, NFT tạo ra sự khan hiếm kỹ thuật số trong thời đại internet phong phú và có giá trị vô hình.

Như đã chứng kiến ở Trung Quốc, nhu cầu về hàng nhái của các nhà thiết kế [bất kể chất lượng của chúng như thế nào] đã giảm đáng kể khi người dân trở nên giàu có hơn, và có nhiều nhu cầu sở hữu những sản phẩm nguyên bản do các nhà mốt Pháp hay Ý tạo ra.

Một trong những lợi ích rõ ràng của việc mua nghệ thuật là nó cho phép bạn hỗ trợ tài chính cho những người sáng tạo mà bạn yêu thích, và điều đó cũng đúng với NFT.

Mua NFT thường đi kèm với một số quyền sử dụng cơ bản, chẳng hạn có thể đăng hình ảnh trực tuyến, đặt làm ảnh hồ sơ, vì thế, mọi người sẽ biết bạn đang sở hữu chúng. Chưa kể, không ít nhà sưu tập còn có dịp để khoe khoang.

Cuối cùng, khi biết bạn sở hữu những bức tranh nguyên bản, nó sẽ mang đến cho bạn cảm giác hài lòng không gì sánh được của những nhà sưu tập sẵn sàng chi tiền.

NFT đảm bảo quyền sở hữu

Ví dụ, đối với các trò game truyền thống. Việc bạn sở hữu vật phẩm trong game hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng vào nhà phát hành. Quyền sở hữu của bạn có thể bị mất đi nếu máy chủ có vấn đề hoặc tài khoản bị hack. Và việc buôn bán các vật phẩm cũng lệ thuộc hoàn toàn vào nhà phát hành.

Nhưng với các game trên blockchain có áp dụng NFTs. Vật phẩm của bạn được gán với một token. Bạn dễ dàng trao đổi nó cho bất cứ ai sở hữu đồng tiền blockchain nền tảng [như ETH]. Và toàn bộ hoạt động của vật phẩm đó được ghi dấu và lưu trữ trên blockchain. Không thể thay đổi, bị hack, hay nhầm lẫn được.

Cũng theo cách đó. Một tác phẩm nghệ thuật cũng sẽ được đảm bảo quyền sở hữu. Đến mức, một họa sĩ vẫn có thể nhận được tiền hoa hồng nếu tác phẩm của ông ta được mua đi bán lại. Đó là thành quả của việc giao dịch NFTs kết hợp với smart contact. Điều này không thể xảy ra với cách đảm bảo sở hữu trí tuệ truyền thống hiện nay.

NFT mở rộng thị trường mua bán

Ví dụ, đối với mua bánbất động sản. Hiện tại, nhà đầu tư nào cũng có nhu cầu tìm kiếm một đồng coin tiềm năng để Hold. Thị trường chỉ gói gọn trong những đối tượng sinh sống trong quốc gia hoặc địa phương. Và việc mua bán này đòi hỏi nhiều khâu về giấy tờ, công chứng phức tạp. Chúng ta hoàn toàn chưa có một cách mạng nào trong vấn đề này.

Mọi người có thể tiếp cận cơ hội mua bán dễ dàng và P2P thông qua các NFT Token.

Nhưng nếu các tài sản giá trị lớn như bất động sản nói chung [căn hộ, tòa nhà, đất đai] được token hóa thành những mẫu nhỏ [hay thành các NFTs]. Thì việc sở hữu token này đồng nghĩa với việc bạn sở hữu một phần trong đó. Nhờ thế mà tính thanh khoản sẽ sôi động hơn. Đối tượng thị trường sẽ mở rộng hầu như không có biên giới nào. Thậm chí bạn có thể cho thuê lại miếng đất thông qua việc chuyển token dựa trên smart contract mà không cần đến bên công chứng.

NFT gia tăng giá trị cho người sở hữu

Chình vì Non-Fungible Token được gán cho tài sản có tính độc nhất không thể thay thế. Nên bạn gần như độc quyền thứ mình có. Điều này càng tiềm năng hơn khi mà công nghệ cross-chain dần hoàn thiện. Nghĩa là tài sản NFTs của bạn có thể được giao dịch trên mọi nền tảng blockchain khác nhau ở bất cứ đâu trên thế giới. Nó biến bạn trở thành một công dân của thế giới. Gia nhập vào một cái chợ khổng lồ để bán một thứ chỉ bạn mới có.

Các coin NFT token tiềm năng

Dưới đây là các coin NFT tiềm năng theo thống kê của coinmarketcap: THETA, CHZ, ENJ, DGB, BAKE. Mời các bạn xem thêm Top 15 NFT token tiềm năng đáng đầu tư nhất năm 2021

Mua coin NFT ở đâu?

Vào tháng 6, Binance sẽ triển khai Binance NFT, nền tảng giao dịch và thị trường NFT hàng đầu thế giới. Thị trường mới sẽ thu hút các nghệ sĩ, nhà sáng tạo và người đam mê tiền mã hoá trên khắp thế giới. Người dùng và các nhà sáng tạo có thể đặt kỳ vọng vào hàng loạt triển lãm và bản cộng tác NFT hàng đầu, cùng tính thanh khoản tốt nhất ngành của Binancemà chỉ với mức phí cực thấp.

Tháng 6 năm nay, Binance sẽ triển khai Binance NFT, nền tảng giao dịch và thị trường NFT hàng đầu thế giới. Thị trường quốc tế mới của chúng tôi sẽ trở thành điểm đến hàng đầu cho NFT và bộ sưu tập tiền kỹ thuật số trên các phương tiện, từ nghệ thuật thị giác và trò chơi đến âm nhạc và thể thao.

Chúng tôi mong muốn tạo ra metaverse hấp dẫn nhất với những lời chào bán có một không hai, cùng cơ hội cộng tác độc quyền, kết hợp với nền tảng kỹ thuật số được thiết kế liền mạch và trực quan nhằm thu hút các nghệ sĩ, nhà sáng tạo và người đam mê tiền mã hóa trên khắp thế giới. Ngoài ra, Binance NFT sẽ chia sẻ cùng một hệ thống tài khoản với Binance.com để cho phép người dùng có thể truy cập thị trường cùng các sản phẩm khác trong hệ sinh thái của Binance.

Mang đến cho bạn NFT đẳng cấp thế giới, những cơ hội cộng tác độc quyền cùng các cuộc triển lãm cực kỳ giá trị

Đặt kỳ vọng vào hàng loạt sự kiện triển lãm và đấu giá quốc tế với sự tham gia của những nghệ sĩ hàng đầu, cũng như những nội dung theo yêu cầu độc quyền trên Binance NFT. Thị trường của chúng tôi sẽ ra mắt hai sàn chính: Danh mục Sự kiện cao cấp dành cho các cơ hội cộng tác được tìm kiếm nhiều nhất và Thị trường giao dịch cho phép người dùng dễ dàng tạo ra NFT với mức giá thấp nhất mỗi ngày.

Helen Hai, giám đốc của Binance NFT cho biết: Mục đích của chúng tôi là cung cấp nền tảng giao dịch NFT lớn nhất trên thế giới với trải nghiệm phát hành, mua và giao dịch tuyệt vời nhất bằng cách tận dụng những giải pháp nhanh và rẻ nhất nhờ cơ sở hạ tầng blockchain và cộng đồng của Binance.

Nền tảng NFT được phát hành cho nghệ sĩ và nhà sáng tạo

Chúng tôi hiểu mức độ tác động mà các nhà sáng tạo mang lại cho hệ sinh thái NFT đang phát triển và có kế hoạch tối đa hóa giá trị cho nhà sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Đó là lý do vì sao nền tảng ưu tiên nhà sáng tạo của chúng tôi cung cấp một trong những mức phí giao dịch thấp nhất trong ngành.

Với các bộ sưu tập Sự kiện cao cấp Premium Event được tuyển chọn, nghệ sĩ nhận được 90% lợi nhuận từ các giao dịch bán, đặt ra một chuẩn mực mới cho phần thưởng NFT.

Người dùng cũng có thể nạp NFT vào Thị trường giao dịch và chọn niêm yết NFT để bán hoặc đấu giá với mức chi phí tối thiểu. Binance tính phí xử lý rất thấp ở mức 1% và nhà sáng tạo hoặc người nạp tiền sẽ nhận được mức phí 1% dành cho khách hàng thân thiết trong tất cả các giao dịch tiếp theo.

Binance phục vụ hàng triệu người dùng trên khắp thế giới, nhiều người trong số đó giờ đây sẽ có thể tiếp cận lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ của NFT. Theo cam kết của chúng tôi về tự do tiền tệ toàn cầu và xây dựng một hệ sinh thái toàn diện, thị trường Binance NFT cũng mang lại chút giá trị cho các nhà sáng tạo nhờ cung cấp tính thanh khoản cao nhất và chi phí rẻ nhất cho người dùng, Changpeng CZ Zhao, CEO của Binance chia sẻ.

Hãy là người đầu tiên trải nghiệm Binance NFT: Sắp phát hành vào tháng 6 năm 2021

Truy cập Binance NFT để tìm hiểu thêm về thị trường sắp ra mắt của chúng tôi. Đăng ký nhận bản tin để nhận được các thông báo độc quyền, bao gồm cả ưu đãi giảm giá đầu tiêu của chúng tôi.

ĐĂNG KÝ BINANCE NFT

Để tìm hiểu thêm về NFT, hãy xem NFT Tuesdays, hội thảo giáo dục trực tuyến miễn phí hàng tuần do các chuyên gia về NFT từ Binance tổ chức. Với sự tham gia của những khách mời nổi tiếng cùng các giải thưởng hàng đầu dành cho người tham dự, hội thảo trực tuyến hàng tuần của chúng tôi có nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm định nghĩa về NFT, lý do giải thích tầm quan trọng của NFT và cách thức tham gia.

Tạm kết

  • Mọi người sẽ không bị giới hạn trong việc sở hữu. Bạn có thể góp tiền mua một phần của một tòa nhà được xây tại New York ngay cả khi bạn đang sống tại vùng biển xinh đẹp ở Đông Nam Á.
  • NFT Token thỏa mãn cái tôi của con người khi họ sở hữu một cái gì đó có một không hai. Thế nên không có giới hạn nào cho việc tăng giá! Mọi người gần như độc quyền thứ họ có.
  • Chúng ta đã chứng kiến làn sóng cổ phần hóa các hoạt động kinh doanh. Và sắp tới cũng sẽ chứng làn sóng token hóa các tài sản hữu hình và vô hình. Khi đó, NFT là điều không thể thiếu.

Tiềm năng ngay trước mắt chúng ta. Ý tưởng thì rất nhiều. Nhưng cần thời gian để khác biệt về pháp lý và thói quen bị phai nhạt, khi đó bạn sẽ là những người đi đầu.

Video liên quan

Chủ Đề