Ngân sách của chính phủ kinh tế vĩ mô

Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước [ngân sách chính phủ] lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trong lịch sử, phát hành thêm tiền đã từng là một cách tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nhưng do hậu quả nghiêm trọng của nó là dẫn đến lạm phát ở mức cao nên ngày nay cách này hầu như không được chính phủ của bất cứ quốc gia nào sử dụng nữa. Do chính phủ bù đắp cho thâm hụt ngân sách bằng cách đi vay, nên lũy kế các khoản thâm hụt ngân sách chính phủ đến một thời điểm nào đó chính là nợ chính phủ.

Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.

  • Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,...
  • Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.

Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau:

  • Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong một giai đoạn nhất định [thường là một quý hoặc một năm].
  • Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.
  • Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu.

Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động.

Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Xem thêm thông tin: Chính sách tài chính, Nợ chính phủ, và Ngân sách Nhà nước

Samuelson, Paul A. and Nordhaus, Wiliam D. [2007], Kinh tế học, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thâm_hụt_ngân_sách&oldid=64204459”

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối tài chính - ngân sách

[ĐCSVN] - Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm các cân đối lớn về tài chính – ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt của ngành Tài chính trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp, với sự đoàn kết, đồng lòng và những nỗ lực cao nhất, ngành Tài chính đã tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.​

Trong bối cảnh dịch bệnh Bộ Tài chính đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp theo thẩm quyền đểhỗ trợ doanh nghiệp,người dân tháo gỡ khó khăn vàkhôi phụcsản xuất kinh doanh [Ảnh: M.P]

Chủ động xây dựng các gói hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19,Bộ Tài chính đãbám sátchỉ đạo củaĐảng, Quốc hội,Chính phủ và Thủ tướng Chính phủđánh giá tình hình thực tiễn và nghiên cứu kinh nghiệm tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủ động rà soát hệ thống pháp luật vàđề xuất triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về tài chính- ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do đại dịch.

Cụ thể, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiềugiải pháp đểhỗ trợ doanh nghiệp,người dân tháo gỡ khó khăn vàkhôi phụcsản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế như: Gia hạn thời hạn nộpcác khoảnthuếvà tiền thuê đất;miễn, giảmcác khoản thuế,phí, lệ phí và tiền thuê đất. Tổng giá trị hỗ trợ khoảng 129.000 tỷ đồng; trong đó,số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng97.500 tỷ đồng; số được miễn, giảm khoảng 31.500 tỷ đồng.

Đặc biệt, sang năm 2021,doanh nghiệp, người dân vẫngặp nhiều khó khăn do dịch bệnh chưa được kiểm soát,Bộ Tài chính đã trìnhChính phủ và cấp có thẩm quyền ban hành và tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: Gia hạn thời hạn nộp thuếvàtiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăndo ảnh hưởng của dịch COVID-19; tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bayđể hỗ trợ ngành hàng không;thực hiện tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục giảm mức thu hơn 30 loại phí, lệ phí từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

Ngoài ra, trước làn sóng bùng phát lần thứ tư của dịch COVID-19tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đếnsản xuất, kinh doanh,Bộ Tài chínhđãkhẩn trương nghiên cứu,trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hộixem xétthông qua Nghị quyết ban hành một sốgiải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp,người dânchịu tác động củadịch COVID-19với trọng tâm: Giảm thuếthu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021cho doanh nghiệp nhỏ và vừa [có doanh thu không quá 200 tỷ đồng và giảm so doanh thu năm 2020]; Miễn thuế trong quý III và quý IVnăm 2021đối với hộ kinh doanh và các nhân kinh doanh; Giảm thuế GTGT từ ngày 1/10/2021 đến hết 31/12/2021 đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ; Miễn tiền chậm nộp trong năm 2020 và năm 2021đối với các doanh nghiệp phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020.

Đồng thời, Bộ Tài chính đangtrình Thủ tướng Chính phủ giảm tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; trình Chính phủgiảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng...Tổng giá trị hỗ trợ dự kiến khoảng trên 139.000tỷ đồng; trong đó,sốtiềnthuếvàtiền thuê đất được gia hạn khoảng 115.000 tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền chậm nộp thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 24.300 tỷ đồng.

Các giải pháp hỗ trợ nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanhnghiệpđánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng.

Bảo đảm an sinh xã hội, tập trung nguồn lực phòng, chống dịch

Chính sách chi ngân sách nhà nước được quản lý và điều hành theo hướng tiết kiệm, chặt chẽ,ưu tiên phân bổ vàđảm bảo nguồn lựcngân sách nhà nước cho phòng, chống dịch; thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của đất nước;bảo đảman sinh xã hội;ưu tiênthúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công nhằm góp phầnphục hồi vàtăng trưởng kinh tế. Nguồn dự phòng bảo đảm an sinh xã hội, Quỹ dự trữ tài chính và Quỹ dự trữ ngoại hối cũng được huy động để đảm bảo nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời,để kiểm soát bội chi, hàng loạt các giải pháp cắt, giảm, tiết kiệm chi đã được thực hiện như:Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã rà soát cắt giảm kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước;tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên.

Đồng thời,tạm hoãn việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.Các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 được thực hiện ở cả cấp ngân sách trương ương và ngân sách địa phương. Bên cạnh đó, cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách được áp dụng linh hoạt trong mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ và dự phòng cho công tác phòng, chống dịch khi có diễn biến phức tạp, phát sinh.

Đặc biệt, mặc dù dưới tác động của dịch COVID-19, hoạt động kinh tế gặp nhiều khó khăn, cùng với việc triển khai thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế như đã nêu trên, nhưng kếtquảthực hiện thu ngân sách nhà nước khátích cực.Tổng thu thu ngân sách nhà nướcnăm 2020đạt 98% so dự toán; tỷ lệ động viên vào thu ngân sách nhà nước đạt 24% GDP; riêng thuế, phí đạt 19,1% GDP.Sang năm 2021, lũy kế thuthu ngân sách nhà nướcchín tháng đạt 80,2% dự toán, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2020, trong đó thu thu ngân sách nhà nước cả cấp trung ương và địa phương đều đạt tiến độ dự toán.

Nhờ chủ động trong điều hành,chithu ngân sách nhà nước năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn.Ngân sách nhà nước đã chi trên 18.000 tỷ đồng trong năm 2020 và 29.100 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021 cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân theo các nghị quyết của Chính phủ.Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã quyết định xuất cấp trên 152.000 tấn gạo và cả vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết, giáp hạt đầu năm.Tiến độ giải ngân vốnđầu tư phát triển cũngđạt nhiều tiến bộ,nhiều khó khăn, vướng mắc trong khâu giải ngân đã được tháo gỡ; tỷ trọng chiđầu tư phát triểntrong tổng chi ngân sách nhà nước năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đều tăng so các năm trước đó.Cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết của ngân sách trưng ương năm 2021 được 14.620 tỷ đồng, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ sung dự phòng ngân sách trưng ương năm 2021 tập trung chi cho phòng, chống dịch COVID-19; Ngân sách địa phương được khoảng 6.000 tỷ đồng.Lũy kế 9 tháng đầu năm, chi ngân sách nhà nướcđạt 61,1% dự toán.

Cân đối ngân sách những tháng đầu năm 2021 đã cơ bản được bảo đảm. Từ nay đến cuối năm,ngành Tài chính cố gắng hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước và các nhiệm vụ chi được thực hiện triệt để tiết kiệm,bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước và tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước trong phạm vi dự toán được Quốc hội giao.Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 nhằm huy động các nguồn lực phục vụ tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng COVID-19.Đến ngày 4/10/2021, Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 đã có 550.000 lượt tổ chức, cá nhân ủng hộ, huy động được 8.692,6 tỷ đồng. Quỹ đã thực hiện đúng quy định, kịp thờichi cho công tác phòng dịch, theo đó,Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi từ quỹ hơn 7.900 tỷ đồng để mua vắc-xin…

Kinh tế vĩ môổn định, lạm phát được kiểm soát

Với những đóng góp tích cực trong điều hành chính sách tài khóa đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, được quan tâm thực hiện tốt. Trong sáu tháng đầunăm2021, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,64%, cao hơn nhiều so cùng kỳ năm 2020, lạm phát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân tăng1,47% so cùng kỳ năm trước, các cân đối lớn được bảo đảm. Việt Nam là quốc gia duy nhất trong các nước được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia giữ nguyên hệ số tín nhiệm và nâng triển vọng lên mức tích cực.

Bên cạnh những thuận lợi, triển vọng tăng trưởng kinh tế nước ta trong những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố rủi ro, thách thức.Đặc biệt,trong điều kiện độ mở nền kinh tế cao, rủi ro về kinh tế, chính trị,thiên taivàdịch bệnh phức tạp, thì yêu cầu ổn địnhkinh tếvĩ mô càng quan trọng, nhưng cũng nhiều khó khăn. Do đó,việc ứng phó, ngăn chặn, kiểm soát thành công đại dịch cùng với việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng, quyết định tới mục tiêu ổn định, duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trước nhữngkhó khăn, thách thức nêu trên, Chính phủ đã luôn sát sao, chỉ đạo kịp thời các bộ, ngành và địa phương vừa tập trung chống dịch, vừa nhanh chóng khắc phục hậu quả của dịch bệnh để sớm ổn định sản xuất, kinh doanh.Chính vì vậy,Bộ Tài chínhluônchuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động vượt qua mọi khó khăn với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.

Theo đó, Bộ Tài chínhtập trungthực hiệncác nhómgiải phápquan trọng:

Thứ nhất,tập trung thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép”, đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong lựa chọn ưu tiên phù hợp giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và các cân đối lớn về tài chính – ngân sách nhà nước.

Thứ hai,tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp.

Thứ ba,tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, đặc biệt là về tài chính, ngân sách, tài sản công, thuế, quản lý giá... Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực cho phát triển; hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Thứ tư,thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế, hải quan, Kho bạc Nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng. Bên cạnh đó, chủ động cân đối, đảm bảo đầy đủ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các nhiệm vụ cấp bách khác; tăng cường quản lý công tác dự trữ nhà nước nhằm đảm nhu cầu hàng hoá thiết yếu cho người dân.

Thứ năm,tiếp tục rà soát, đánh giá, sắp xếp và cơ cấu lại các nhiệm vụ, nhu cầu chi ngân sách nhà nước. Tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ. Tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế; kiên quyết cắt giảm các dự án không có khả năng giải ngân để điều chuyển cho các dự án có nhu cầu và khả năng giải ngân cao.

Thứ sáu,chủ động cân đối và kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước.Quản lý kiểm soát chặt chẽ nợ công, cơ cấu nợ công theo hướng bền vững; sử dụng hiệu quả ngân quỹ nhà nước; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Thứ bảy,phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, chi phí vốn… góp phầnổn định kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ của ngành Tài chính là rất lớn và nặng nề. Tuy nhiên,Bộ Tài chính tin tưởng rằng dưới sựlãnhđạocủa Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự quan tâm, phối hợp, chia sẻ của các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước; cùngvới sựnỗ lực, quyết tâm cao của tập thể cán bộ công chức toàn ngành,ngành Tài chính sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn nữa truyền thống đoàn kết, nhất trí;nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm hoànthànhnhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm2021 ở mức cao nhất, tạo tiền đề thuận lợi cho việc phục hồi kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Anh hùng lao động Nguyễn Quang Mâu đón nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới.
  • Sắc màu nông thôn mới ở Văn Yên [Yên Bái]
  • Bài 1: Vẻ đẹp hội tụ của non nước, mây trời
  • Kiểm soát chi thường xuyên hơn 594 nghìn tỷ đồng qua Kho bạc Nhà nước
  • Hà Nội dự kiến sẽ phân cấp, ủy quyền đối với 634 thủ tục hành chính
  • Giao Bộ trưởng Giao thông Vận tải chỉ định thầu xây dựng cao tốc Bắc - Nam
  • Cấm vận chuyển 9 tháng đối với hành khách hút thuốc lá trên tàu bay

Video liên quan

Chủ Đề