Ngành thông tin -- Thư viện Đại học Văn hóa TP HCM

Trong cuộc đời chúng ta chắc hẳn bất cứ ai cũng đã từng một lần đến thư viện. Đây là nơi không thể thiếu ở các môi trường học tập và nghiên cứu. Thư viện là một nơi lưu trữ tất cả những thông tin và kiến thức cần thiết và đã được qua kiểm duyệt và sắp xếp một cách vô cùng khoa học để tiện tra cứu khi cần thiết. Những nhân viên thư viện là những người đã làm việc này một cách vô cùng khoa học và hiệu quả. Bạn có từng nghĩ họ làm mà không có chuyên môn không? Câu trả lời là bạn đã sai hoàn toàn rồi. Ngành Khoa Học Thư Viện chính là một ngành khá phát triển hiện nay. Vậy bây giờ ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về ngành thú vị này nhé

Nhân viên thư viên phải làm những gì?

Trước hết chúng ta cùng nói về những việc mà Nhân viên thư viện phải làm hàng ngày là gì nhé

  • Lựa chọn và tiếp nhận các tài liệu mới và có ích sau đó phân loại tài liệu một cách logic và có trật tự do tổ chức sắp xếp và bảo quản các tài liệu này
  • Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu giúp công việc tìm kiếm, tra cứu của các độc giả diễn ra một cách dễ dàng và đơn giản hơn
  • Chịu trách nhiệm nâng cấp các trang thiết bị cần thiết cho thư viện.
  • Giữ gìn cũng như bảo quản các trang thiết bị và cơ sở vật chất ở tình trạng tốt nhất có thể
  • Quảng cáo, giới thiệu tài liệu, hướng dẫn sử dụng thư viện cho mọi người.
  • Nghiên cứu nhu cầu của mọi tầng lớp để có thể cập nhật các tài liệu hữu ích cho người đọc và giúp thư viện hoạt động một cách hiệu quả nhất
  • Đưa ra các chính sách để phát triển dịch vụ thư viện, các sản phẩm cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của độc giả

Tóm lại nhân viên thư viện sẽ là cầu nối giữa tài liệu của thư viện và độc giả. Họ chính là những người sẽ khiến việc đọc sách cũng như cập nhật kiến thức của mọi người trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Điều kiện làm việc

Làm việc trong thư viện, bạn được sống trong môi trường tri thức – đi cùng hành trình với sách, với thế giới tài liệu đa dạng, để tổ chức, tuyên truyền, giới thiệu các nguồn tài liệu phục vụ cho mọi đối tượng người đọc.

Làm việc trong thư viện, điều đầu tiên bạn có thể nhận được là một nguồn kiến thức bất tận, vô số cuốn sách mà bạn có thể đọc hàng ngày. Nếu bạn là một người yêu sách và ham học hỏi thì có thể nói đây chính là thiên đường cho bạn, nơi ta có thể vừa đi làm vừa có thể làm việc mình yêu thích và nhâm nhi một tách trà [ cà phê]. Nghe thật tuyệt phải không nào !

Khoa Học Thư Viện là một lĩnh vực sử dụng khá nhiều nhân lực, khi hoạt động tại lĩnh vực này bạn  sẽ được làm trong một môi trường chuyên nghiệp với thu nhập ổn định và rất nhiệu cơ hội để phát triển.

Cơ hội nghề nghiệp

Khi tốt nghiệp ngành này bạn sẽ có đảm nhận các vị trí sau:

Nhân viên tại các thư viện từ lớn đến nhỏ như: Thư viện trung ương, Thư viện trung ương quân đội,… hoặc các thư viện tại các trường, các quận, các phường,…

Nhân viên tại các cơ quan thông tin văn hóa, các trang báo, tạp chí, truyền thông,..

Giảng viên tại các trường đào tạo ngành Khoa Học Thư Viện và Cơ Sở Thông Tin.

Ngoài ra còn rất nhiều vị trí khác nữa mà mình không rõ J

Tố chất cần thiết khi chọn ngành Khoa Học Thư Viện

  • Kiên nhẫn, tỉ mỉ và cực kỳ cẩn thận.
  • Có khả năng tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc.
  • Yêu nghề, yêu sách, yêu tìm tòi và học hỏi

Top các trường cao đẳng đào tạo ngành Khoa Học Thư Viện

  1. Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.HCM
  2. Đại Học Sài Gòn
  3. Đại Học Đồng Nai
  4. Đại Học Thủ Đô [có hệ cao đẳng]
  5. Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Hà Nội [không có hệ cao đẳng]
  6. Đại Học Văn Hóa Hà Nội
  7. Đại Học Tiền Giang

Thông tin thư viện là nghề phát hiện nguồn tin và xác định nhu cầu thông tin của người dùng trong xã hội để biết cách khai thác, thu thập tài liệu, xử lý tạo dựng hệ thống các sản phẩm thông tin. Ngành Thông tin - thư viện đào tạo ra những quản lý chuyên nghiệp cho các trường học, cơ quan Nhà nước và công ty, doanh nghiệp.

Nếu bạn thấy quan tâm ngành học này thì hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Thông tin thư viện

Thông tin thư viện [Mã ngành: 7229008] là ngành đào tạo những chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, phân loại thông tin, đánh mục lục, và hướng dẫn tra cứu thông tin.

Thông tin - thư viện trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạt động thư viện và thông tin. Hỗ trợ sinh viên nắm chắc các hệ quản trị thư viện tích hợp trong việc quản trị thông tin, tư liệu, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin – thư viện.

Ngoài ra sinh viên còn được trang bị thêm các kỹ năng mềm khác như kỹ năng về phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin, số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn cùng các sản phẩm thông tin tư liệu đa phương tiện khác phục vụ cho công việc.

2. Các trường đào tạo ngành Thông tin thư viện

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

  • Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Khu vực miền Nam

3. Các khối xét tuyển ngành Thông tin thư viện

  • A00 [Toán, Vật lí, Hóa học]
  • C00 [Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí]
  • C04 [Toán, Ngữ Văn, Địa Lý]
  • C20 [Ngữ Văn, Địa Lý, Giáo dục công dân]
  • D01 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh]
  • D02 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga]
  • D03 [ Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp]
  • D04 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung]
  • D05 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức]
  • D06 [Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật]
  • D78 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh]
  • D79 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức]
  • D80 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga]
  • D81 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật]
  • D82 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp]
  • D83 [Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung]

4. Chương trình đào tạo ngành Thông tin thư viện

► Học kỳ 1

  • Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
  • Pháp luật đại cương
  • Tâm lý học đại cương
  • Xã hội học đại cương
  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam
  • Giáo dục Quốc phòng – An ninh
  • Xã hội thông tin  

♦ Kiến thức cơ sở khối ngành [chọn 5 tín chỉ thuộc các môn bên dưới]

  • Môi trường và con người [2]
  • Ngôn ngữ văn hóa [2]
  • Công nghiệp văn hóa [2]
  • Văn bản học [2]
  • Thống kê trong khoa học xã hội [2]
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học [3]
  • Lịch sử sách [2]
  • Luật sở hữu trí tuệ [2]
  • Lưu trữ học đại cương [2]
  • Quản trị văn phòng [2]
  • Văn hóa đọc [2]
  • Xuất bản điện tử [2]
  • Nhập môn cơ sở dữ liệu [2]
  • Thiết kế web căn bản [2]
  • Tổ chức sự kiện [3]  

► Học kỳ 2

  •  Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2
  •  Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
  •  Cơ sở văn hóa Việt Nam
  •  Giáo dục thể chất 1
  •  Thư viện học đại cương
  •  Chọn 2 tín chỉ trong kiến thức cơ sở khối ngành

► Học kỳ 3

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Anh văn 1
  • Tiếng Việt thực hành
  • Mỹ học đại cương
  • Giáo dục thể chất 2
  • Thông tin học đại cương
  • Chọn 3 tín chỉ trong kiến thức cơ sở khối ngành

► Học kỳ 4

  • Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Anh văn 2
  • Giáo dục thể chất 3
  • Chọn 6 tín chỉ trong kiến thức cơ sở khối ngành
  • Thư mục học đại cương
  • Phát triển tài nguyên thông tin

► Học kỳ 5

  • Chọn 4 tín chỉ trong kiến thức cơ sở khối ngành
  • Định từ khóa và định chủ đề
  • Phân loại tài liệu
  • Biên mục mô tả
  • Tóm tắt, dẫn giải, tổng luận tài liệu
  • Thực tập giữa khóa 1 tháng

► Học kỳ 6

  • Trụ sở cơ quan thông tin – thư viện
  • Tổ chức và bảo quản tài liệu
  • Phần mềm quản trị thông tin
  • Tổ chức hoạt động thông tin thư mục
  • Hệ thống lưu trữ và tra cứu thông tin
  • Tra cứu thông tin
  • Dịch vụ thông tin – thư viện

► Học kỳ 7

♦ Các môn bắt buộc, bao gồm:

  • Pháp luật thư viện
  • Thư viện điện tử
  • Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin – thư viện
  • Lập dự án trong hoạt động thông tin – thư viện

♦ Các môn tự chọn, bao gồm:

  • Công tác địa chí trong thư viện công cộng
  • Thư viện thiếu nhi và thư viện trường phổ thông
  • Thư viện đại học
  • Thư viện quân đội
  • Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý
  • Thông tin Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Thông tin Khoa học và Công nghệ
  • Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện
  • Giao tiếp trong hoạt động thông tin – thư viện
  • Khóa luận

► Học kỳ 8

  • Thực tập tốt nghiệp 3 tháng

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Thông tin thư viện phía trên. Công việc ngành Thông tin thư viện bao gồm:

  • Quản lý thư viện tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, trường THCS, THPT trên địa bàn cả nước.
  • Xuất bản sách: Bạn có thể sử dụng kiến thức về sách đã học trong nhà trường để lựa chọn và hiệu đính những xuất bản phẩm tại các cơ quan xuất bản, phát hành sách.
  • Lãnh đạo công nghệ thông tin người quyết định việc lựa chọn và ứng dụng những công nghệ tin học cho một doanh nghiệp và tiến hành quản lý cách thức chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong doanh nghiệp đó.
  • Quản lý nội dung thông tin: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và tổ chức hệ thống thông tin cho cộng đồng mạng online. Đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin, tài liệu của người dùng.
  • Quản trị dữ liệu: Chuyên tổ chức, cập nhật và lưu trữ dữ liệu của tổ chức, công ty doanh nghiệp. Hoặc có thể đảm nhiệm việc môi giới cung cấp thông tin cần thiết cho đối tác có nhu cầu.
  • Phân loại dữ liệu: Phân loại và sắp xếp thông tin vào các mục phù hợp cho các công ty thương mại điện tử.
  • Ngoài ra, có thể đảm nhiệm công việc trong các cơ quan thông tin văn hóa của Trung ương đến địa phương, hay công tác tại các trang báo, tạp chí truyền thống, điện tử nhà nước và tổ chức phi chính phủ.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Thông tin thư viện. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Ngọc Nhàn

Theo Tuyensinhso.vn

Video liên quan

Chủ Đề