Ngao giống giá bao nhiêu?

Đi theo nghề cho ngao đẻ, ươm ngao giống, không ngờ có ngày anh Phạm Văn Kim, 32 tuổi, trú tại xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn [Ninh Bình] có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với ngao giống bé li ti lẫn trong cát, anh Kim cứ bán 1 kg là thu về 1 triệu đồng thế nên dân địa phương bảo anh cân cát lấy tiền.

Với niềm khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Kim là một trong những người đi đầu và xây dựng thành công mô hình cho ngao đẻ, nuôi ngao sinh sản, ươm ngao giống ở huyện Kim Sơn và đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng...

Sinh ra và lớn ở vùng ven biển của huyện Kim Sơn, anh nhận thấy nghề nuôi ngao tại địa phương đang phát triển rất mạnh nhưng lại chưa có cơ sở nào sản xuất con giống nên con giống chủ yếu được nhập về từ Nam Định và Thái Bình. Từ đó, anh nảy sinh ra ý tưởng nuôi ngao sinh sản để làm giàu.

Đầu năm 2013, sau khi đã nắm được kỹ thuật nuôi ngao sinh sản trong tay, anh Kim mạnh dạn đầu tư xây dựng ao ươm và mua máy móc, cùng các trang thiết bị kĩ thuật cần thiết cho con ngao...và bắt đầu khởi nghiệp với cái nghề đầy mới mẻ ở quê hương mình.

Để ngao giống luôn phát triển tốt thì cần thường xuyên vệ sinh ao ươm.

“Những năm đầu khởi nghiệp, tôi gặp không ít khó khăn và thách thức như: vốn ít, chưa có kinh nghiệm nuôi ngao giống khiến nhiều lần gia đình điêu đứng, năm đó tôi bị thua lỗ hơn 100 triệu đồng”, anh Kim chia sẻ.

Trong quá trình ươm ngao giống, anh Kim không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi ngao sinh sản, cũng như đi thăm quan các mô hình nuôi ngao sinh sản thành công ở các tỉnh khác.

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề, đến nay quy mô nuôi ngao sinh sản của gia đình anh Kim đã lên tới 3.000m2 ao ươm và ao đẻ. Trung bình, mỗi tháng gia đình anh xuất bán ra thị trường ngao giống khoảng hơn 500 triệu con ngao giống và thu về khoảng 350 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình anh Kim lãi hơn 200 triệu đồng.

Nhờ nuôi ngao sinh sản mà mỗi tháng gia đình anh Phạm Văn Kim bỏ túi hơn 200 triệu đồng.

Anh Kim cho biết, nghề nuôi ngao sinh sản chỉ kéo dài trong vòng khoảng 3 tháng, bắt đầu từ đầu tháng 3 cho đến hết tháng 5. Trung bình, cứ một lứa ngao giống diễn ra trong vòng khoảng 1 tháng, ngao bố mẹ sau khi nhập về nuôi dưỡng khoảng 5 ngày là đẻ và ngao con nuôi khoảng 25 ngày là có thể xuất bán được ngao giống.

Cũng theo anh Kim, cách bán ngao giống rất hay, sau khi ngao giống đạt kích thước xuất bán thì sẽ lấy một đơn vị cát làm mẫu, sau đó đếm số ngao giống trong chỗ cát đó để tính đầu con mới tính được giá bán “Trong vụ ngao giống, trung bình mỗi tháng tôi bán được 300kg cát có chứa ngao giống bé li ti và thu về 350 triệu đồng. Nếu tính toán ra thì 1kg cát có chứa ngao giống có giá hơn 1 triệu dồng. Nhiều lúc anh em nói vui với nhau là nghề này giống như nghề cân cát lấy tiền”, anh Kim vui vẻ nói.

Trong cát chứa rất nhiều ngao giống, trung bình 1kg cát có giá hơn 1 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Kim khẳng định, so với các mô hình nuôi trồng thủy hải sản khác thì mô hình nuôi ngao sinh sản cho kinh tế cao hơn nhiều lần nhưng chi phí đầu tư ban đầu lại thấp hơn hẳn mà nhanh được thu hồi vốn. Ngoài ra, đầu ra cho mô hình không phải suy nghĩ nhiều, chỉ sợ không có đủ hàng để bán.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi ngao sinh sản, anh Kim cho hay, nghề nuôi ngao sinh sản cũng khá sinh sản. Ngao bố mẹ sau khi nhập về sẽ được nuôi dưỡng khoảng 5 ngày, sau đó bắt lên bờ phơi dưới nắng nhẹ làm cho con ngao sốc nhiệt. Cách làm đặc biệt này chủ yếu để kích thích con ngao nó đẻ, sau đó cho ngao con ăn tảo và nuôi khoảng gần 1 tháng là có thể bán được.

Chọn bãi nuôi bằng phẳng, ở vùng dưới triều, chất đáy cát bùn [đảm bảo lồng nuôi không bị lún sâu quá 10 cm trong 12 tháng nuôi]; Độ sâu mực nước tối thiểu là 2 m khi thủy triều cạn nhất trong năm [để tránh nắng nóng hoặc mưa lớn kéo dài có thể làm chết ngao]. Bãi nuôi có dòng nước lưu thông tốt, tốc độ dòng chảy từ 0,1 – 0,3 m/s; Không có nguồn nước ngọt trực tiếp đổ vào bãi nuôi [độ mặn thích hợp 20 – 31‰]; lượng phù sa lắng đọng không quá 3 cm/năm. Bãi không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải từ khu công nghiệp; nước sinh hoạt; bến cảng; vận tải thủy…

Chuẩn bị lồng nuôi


Cải tiến lồng nuôi: Trước đây sử dụng lồng bầu dục [dài x rộng x cao = 50 x 35 x 27 cm] có lưới lót đáy lồng để nuôi ngao. Nhược điểm của lồng này là nặng, khó thao tác nên hiện nay chủ yếu dùng lồng tròn [đường kính x chiều cao = 40 x 27 cm] để nuôi ngao. Lồng tròn không cần lưới lót đáy, nhẹ, dễ thao tác nên có thể nuôi ngao ở những vùng nước sâu hơn.

Bè công tác [bông tông]: Là bè nổi, mặt sàn bằng gỗ phẳng, để chứa lồng và thao tác thả, thu hoạch ngao. Trên bè công tác có máy nổ, máy nén khí, dây dẫn, kính lặn, bộ đồ lặn, thiết bị tời để kéo lồng thu ngao. Máy nổ vừa để chạy máy nén khí; vừa để chạy máy tời.

Chọn giống và thả giống


Ngao giống cấp II, đồng đều về kích cỡ; dài 0,8 – 1,2 cm. Giống có màu sắc tươi sáng đặc trưng cho loài. Con giống khỏe mạnh [thả con giống vào nước sau 2 – 3 phút thấy có hoạt động mở miệng và thò vòi hút ra ngoài, phản ứng vòi nhanh nhanh nhẹn với tiếng động khi gõ vào thành dụng cụ chứa].

Xúc cát vào lồng nuôi với độ dày 18 – 20 cm và xếp trên bè công tác rồi kéo bè ra vị trí thả lồng. Giống cấp II đưa về được treo bằng lồng nuôi trên bè công tác. Dùng chén nhỏ múc giống thả và rắc đều trên mặt lồng nuôi hoặc để giữa lồng theo mật độ đã xác định [80 – 100 con/lồng bầu dục và 60 – 70 con/lồng tròn]. Chuyển lồng nuôi đã thả giống ra sườn bè công tác để xuống lồng. Lồng được đưa xuống đáy bãi nuôi bằng cách: Dùng dây treo có móc sắt mắc vào 2 bên xườn lồng và từ từ đưa lồng xuống đáy bãi nuôi.

Người lặn ở bên dưới đỡ và đặt lồng thành hàng dưới đáy bãi nuôi. Lưu ý khi thả giống, không đưa lồng xuống quá nhanh có thể văng giống ra ngoài.

Chăm sóc và quản lý

Ngao giá là loài ăn lọc, thức ăn chủ yếu là vi tảo biển và các mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong nước. Người nuôi cần định kỳ kiểm tra sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao nuôi; lưu ý kiểm tra lồng nuôi ngay sau khi có hiện tượng thời tiết bất thường như khi có bão, dịch bệnh hoặc có mưa lớn hay nắng nóng kéo dài. Thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp, gồm: Thả con giống đảm bảo chất lượng, mật độ hợp lý, thông báo cho cơ quan chức năng khi dịch bệnh xảy ra. Ghi chép nhật ký; lưu giữ chứng từ liên quan để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc.

Cơ giới hóa trong khâu thu hoạch


Sau 11 – 12 tháng có thể thu hoạch ngao nuôi. Áp dụng máy tời lồng thu hoạch. Thợ lặn lật úp ngược lồng nuôi để cho bùn cát trôi ra ngoài rồi mắc lồng vào móc để kéo lên bè công tác [dùng máy tời để kéo]. Tại đây lồng nuôi được cởi bỏ nắp, ngao thương phẩm được đổ ra ngoài; nhân công sẽ nhặt, rửa sạch và phân loại ngao theo kích cỡ. Nuôi theo hình thức này tỷ lệ sống có thể đạt 75%; năng suất đạt 1,4 – 1,6 kg/lồng tròn và 1,8 – 22 kg/lồng bầu dục. Lồng sau khi thu hoạch được phơi khô cho chết sinh vật bám [hà, sun…] rồi vệ sinh, loại bỏ lồng bị vỡ và tiến hành thả vụ tiếp theo. Trong quá trình ương, nuôi ngao giống, người nuôi cần có ý thức tiết kiệm cát xốp, tái sử dụng cát xốp vì đây là nguồn tài nguyên có hạn.

Chủ Đề