Ngày vía Thần Tài là ngày bao nhiêu

Thần tài là ai?

Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương, trong văn hóa truyền thống của người Việt chỉ có tục thờ cúng ông Địa chứ không có Thần tài, việc thờ cúng Thần tài mới chỉ xuất hiện từ hai chục năm trở lại đây do ảnh hưởng văn hóa tín ngưỡng của người Trung Quốc.

Ở miền Bắc thì chỉ từ khi bắt đầu nền kinh tế mở cửa và việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc mới bắt đầu xuất hiện ông Thần Tài, còn ở miền Nam thì người Hoa vẫn duy trì phong tục này từ khi họ di cư và định cư tới Việt nam khoảng từ cuối thế kỷ 19.

Ông Hải giải thích, Thần tài theo truyền thuyết của người Trung Hoa là ông Triệu Công Minh, người đời nhà Đường [618-904 ]. Ông này được nhắc tới như một vị Thần tài trong Đạo giáo sớm nhất ở vào đời nhà Nguyên [1279-1368].

Người dân Đà Nẵng chen chân, xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài

Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc thì ngày sinh nhật của Thần tài là ngày mồng 5 tháng Giêng, còn tại Singapore hay Malaysia thì là ngày mồng 1 tháng Giêng. Vào ngày này thì họ thường đốt vàng mã Thần tài chứ không có tục lệ mua vàng bạc cầu may. Không có bất kỳ phong tục tập quán hay tài liệu cổ nào đề cập tới ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày Thần tài.

Trên bàn thờ thường có đĩa tam sên

Ảnh: H.H

"Ngay trong văn hóa dân gian Trung Hoa cũng tồn tại rất nhiều truyền thuyết không nhất quán về ông Thần tài. Tuy nhiên, hình ảnh chung nhất về ông Thần tài là một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi và cưỡi cọp đen. Tại một số nơi khác ở Trung Quốc, Thần tài là hiện thân của Phạm Lãi, một trong ngũ lộ thần [5 vị thần cai quản cửa - cổng], hoặc Bỉ Cán [ Hoàng tử đời nhà Thương], hoặc Quan Vũ, hoặc đời nhà Thanh trong cuốn Doanh khẩu tạp ký của Chư An Nhân thì Thần tài hiện thân theo bóng của đèn lồng", ông Hải chia sẻ.

Từ đó, có thể thấy hình ảnh được mô tả chung nhất là hình ảnh này, một hình ảnh khác hoàn toàn với ông Thần tài mà chúng ta vẫn thường hay thấy hiện nay với vẻ mặt tươi cười, đội mũ tai chuồn và trên tay cầm thỏi vàng.

Trong Phật giáo cũng tồn tại một vị Thần tài có tên là Jambahla và đây cũng là hình ảnh của vị Thần tài từ đạo Hindu có tên Kubera.

Các vị thần này là những người bảo vệ và giữ của cải cho đấng tối cao theo Đạo giáo của vị thần đó, họ không phải là những vị thần ban phát tiền bạc cho nhân gian.

Ông Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, trường ĐH KHXH&NV [Đại học Quốc gia TP.HCM] thì cho rằng, ở nước ta, Thần tài được thờ phổ biến trong các gia đình, nhất là ở các tỉnh Nam bộ. Ông là một vị gia thần của người Việt. Quan niệm của dân gian về Thần tài rất phong phú, đa dạng. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam hiện nay về ông Thần tài cũng có phần ảnh hưởng bởi Thần tài của Trung Quốc, gồm võ Thần tài và văn Thần tài.

Câu chuyện về Thần tài được lưu truyền nhiều nhất trong dân gian được kể lại như sau: Thần tài là vị thần sống trên trời, trong một lần xuống dưới hạ giới do uống rượu say, va đầu vào đá nên không nhớ mình là ai. Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần tài mặc trên người bị người dân đem đi bán.

Ông phải đi lang thang ăn xin thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời ăn, từ đó cửa hàng này lúc nào cũng tấp nập khách đến mua.

Thời gian sau, chủ nhà thấy ông Thần tài không làm gì, ăn bốc nên không cho ở nữa, từ đó cửa hàng này làm ăn sa sút, vắng khách. Thấy vậy, nhiều người kinh doanh khác đến mời Thần tài về, đưa đi mua quần áo mới cho mặc.

Tục thờ ông Thần tài ở miền Nam phổ biến nhất trong cả nước

Ảnh: V.P

May mắn ông Thần tài tìm đến đúng cửa hàng để mua lại quần áo lúc trước rồi mặc lại quần áo của mình, đội mũ bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

Từ đó, để tưởng nhớ Thần tài, mọi người chọn ngày này là ngày vía Thần tài. Vào ngày này hằng năm người dân lại sắm sửa lễ vật cúng Thần tài và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm.

Ngày vía Thần Tài là ngày nào?

Ngày vía Thần Tài hằng năm là ngày Mùng 10 hàng tháng. Thế nhưng, ngày vía Thần Tài được xem là quan trọng nhất năm chính là vào ngày 10 tháng Giêng. Hằng năm, những người làm ăn, buôn bán thường sắm lễ vật để cúng Thần Tài và mua vàng vào ngày này để cầu may, cầu cho một năm sung túc, mua may bán đắt. Vào năm 2021, ngày vía Thần Tài rơi vào Chủ Nhật, ngày 21 tháng 2 theo lịch dương. Vì đây là ngày nghỉ nên việc mua vàng để vía Thần Tài sẽ tấp nập hơn mọi năm.

1. Ngày vía Thần Tài 2022 là ngày nào?

Theo lịch âm dương, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Vào ngày này, những người làm ăn, buôn bán thường sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng ngày vía Thần Tài để cầu may, mong 1 năm buôn may bán đắt.

Ngày Thần Tài là ngày bao nhiêu năm 2022?

Năm nay, ngày Thần Tài năm 2022 rơi vào ngày Thứ Năm, ngày 10 tháng 2 năm 2022 theo dương lịch.

Thực ra dân kinh doanh vẫn cúng ngày vía Thần Tài hàng tháng, tuy nhiên ngày 10 tháng Giêng được cho là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm.

Ngày thần tài là ngày bao nhiêu? Mua vàng ngày vía Thần Tài thế nào để được nhiều tài lộc?

Đọc thêm:Mách bạn mâm lễ cúng Thần Tài đầy đủ nhất và bài cúng Thần Tài cầu tài lộc năm 2022

1. Ngày vía thần tài là ngày bao nhiêu trong năm 2021?

Ngày vía thần tài là ngày mùng 10 tháng giêng, tức mùng 10 tháng 1 âm lịch. Vậy nếu tính sang lịch dương thì ngày vía thần tài là ngày bao nhiêu? Ngày Vía Thần Tài 2021 sẽ rơi vào chủ nhật ngày 21/02/2021 dương Lịch.

2. Tại sao mùng 10 tháng giêng được chọn là ngày Thần Tài

Có nhiều sự tích xoay quanh ngày vía thần tài này. Để biết chính xác ngày vía thần tài là ngày nào, vì sao ngày mùng 10 tháng giêng được chọn là ngày này chúng ta cần hiểu rõ về sự tích của nó.

Ngày vía Thần Tài xuất phát từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX. Có 2 sự tích chính lưu truyền vào ngày này cho biết ngày vía thần tài là ngày mấy. Một về về sự tích ngày mùng 10 tháng giêng chính là ngày Thần tài bay về trời sau khi nhớ ra thân phận của mình. Trước đó khi ở nhân gian, ông thường đem đến sự may mắn và khách hàng cho các quán làm ăn, kinh doanh.

Hai là người phụ nữ được cho là Thần tài tên Như Nguyệt sau khi biến mất trong đống rác thì công việc làm ăn của chồng liền lụi bại. Chính vì thế bàn thờ của Thần Tài luôn được đặt ở góc khuất và người ra cũng kiêng quét rác trong 3 ngày Tết để tránh quét mất tài lộc của nhà mình đi.

Dù là sự tích nào thì Thần tài cũng được coi là vị thần mang lại tài lộc và sự may mắn, giúp cho công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. Vì thế, đây là một ngày rất được dân kinh doanh coi trọng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề