Người nặng ký sẽ bị thế nào

Việc tăng khoảng 1 đến 2kg quanh khoảng thời gian có kinh nguyệt là điều bình thường. Nói chung, cân nặng sẽ tự trở lại như trước trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu hành kinh.

Nội dung chính của bài viết:

  • Tăng cân trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Cơ thể sẽ tự trở lại như trước trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu hành kinh.
  • Hiện tượng này có liên quan đến sự dao động nồng độ nội tiết tố và có thể là kết quả của tình trạng giữ nước, chứng chướng bụng, đầy hơi, ăn quá nhiều, thèm đồ ngọt hay dừng việc tập luyện khi có kinh.
  • Để giảm hiện tượng giữ nước thì nên uống nhiều nước, giảm lượng muối, tăng cường vận động. Bạn cũng có thể dùng thuốc lợi tiểu để giảm giữ nước hoặc viên uống bổ sung magiê để cải thiện triệu chứng đầy hơi.
  • Nếu bị các triệu chứng đau bụng hay chướng bụng nghiêm trọng khi đến ngày đèn đỏ thì nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn khác.

Tăng cân khi đến kỳ có bình thường không?

Trong thời gian có kinh nguyệt, việc tăng từ 1 – 2kg là điều bình thường nhưng điều này chỉ xảy ra tạm thời và cân nặng sẽ trở lại bình thường sau khi bắt đầu ra máu một vài ngày.

Đây cũng là một triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt [premenstrual syndrome]. Hội chứng tiền kinh nguyệt gồm có một loạt những thay đổi về thể chất, cảm xúc và hành vi ảnh hưởng đến phụ nữ trong thời gian từ vài ngày đến hai tuần trước khi diễn ra kỳ kinh hàng tháng.

Nguyên nhân gây nên những triệu chứng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt rất phổ biến. Hơn 90% phụ nữ đều gặp phải ít nhất một trong những triệu chứng này.

Dưới đây là một số nguyên nhân tại sao nhiều phụ nữ lại thường tăng vài kg ngay trước và trong những ngày đèn đỏ.

Nguyên nhân

Tăng cân và cảm giác trướng, đau ở bụng là những triệu chứng phổ biến của kỳ kinh nguyệt. Những hiện tượng này xảy ra do một số nguyên nhân khác nhau.

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố hay hormone khiến cơ thể bị giữ nước và dẫn đến tăng cân, người nặng nề.

Trong những ngày trước khi có kinh nguyệt, nồng độ estrogen và progesterone giảm nhanh chóng. Điều này báo cho cơ thể biết rằng đã đến lúc bắt đầu hành kinh.

Estrogen và progesterone cũng là những hormone kiểm soát cách mà cơ thể điều tiết chất lỏng. Khi nồng độ các hormone này dao động, mô trong cơ thể sẽ bắt đầu tích trữ nhiều nước hơn. Kết quả là hiện tượng giữ nước và phù nề.

Giữ nước sẽ khiến ngực, bụng to lên và chân tay sưng phù. Điều này làm tăng trọng lượng cơ thể nhưng không làm tăng lượng mỡ.

Giữ nước là một triệu chứng tiền kinh nguyệt phổ biến, xảy ra ở khoảng 92% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Chướng bụng

Chướng bụng hoặc đau bụng khi có kinh nguyệt sẽ tạo cảm giác nặng nề ở bụng và mặc đồ bị chật. Điều này khiến bạn cảm giác như mình béo lên nhưng thực ra không phải thế.

Trong những ngày đèn đỏ, sự thay đổi nội tiết tố sẽ làm tăng lượng khí trong đường tiêu hóa và gây đầy hơi. Tình trạng giữ nước trong bụng cũng có thể dẫn đến cảm giác này.

Các cơn đau bụng kinh cũng góp phần gây ra cảm giác người nặng nề, tăng cân. Nguyên nhân gây ra những cơn đau này là do prostaglandin – một loại axit béo giống như hormone được tạo ra từ tử cung. Prostaglandin làm cho tử cung co thắt và bong lớp niêm mạc bên trong. Điều này gây đau bụng mỗi khi đến kỳ kinh.

Hiện tượng chướng bụng, đầy hơi có thể bắt đầu xảy ra từ 5 ngày trước khi có kinh và tiếp tục trong vài ngày đầu ra máu. Các cơn đau bụng cũng thường bắt đầu từ một đến hai ngày trước và tiếp diễn trong một vài ngày sau đó.

Thèm ăn hoặc ăn quá nhiều

Sự thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh cũng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và dẫn đến ăn quá nhiều.

Trong khoảng một tuần trước khi có kinh, nồng độ progesterone tăng. Progesterone chính là thủ phạm kích thích sự thèm ăn. Khi progesterone tăng cao, bạn sẽ ăn nhiều hơn bình thường.

Hormone estrogen có vai trò điều chỉnh mức serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh kiểm soát tâm trạng và làm giảm cảm giác thèm ăn. Khi nồng độ estrogen giảm ngay trước khi có kinh nguyệt, mức serotonin cũng sẽ giảm. Kết quả là cảm giác thèm ăn tăng lên.

Mức serotonin thấp còn làm tăng cảm giác thèm ăn ngọt vì các loại thực phẩm nhiều carbohydrate giúp cơ thể tạo ra serotonin. Nếu bị thiếu hụt serotonin, não sẽ phát tín hiệu gây cảm giác thèm đường. Việc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ làm tăng lượng calo và dẫn đến tăng cân.

Cuối cùng, tốc độ trao đổi chất sẽ thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và khi tốc độ trao đổi chất tăng lên thì cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, dẫn đến thường xuyên thấy đói và luôn trong tình trạng muốn ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao.

Các vấn đề về tiêu hóa

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, sự dao động nồng độ hormone có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và đau bụng. Sự khó chịu và đầy hơi trong dạ dày có thể khiến bạn cảm giác như mình đã tăng cân.

Mức progesterone tăng từ khoảng một tuần trước khi có kinh. Điều này làm giảm các cơn nhu động ruột, dẫn đến tiêu hóa chậm và táo bón.

Khi kinh nguyệt bắt đầu, tử cung sẽ tiết ra prostaglandin. Prostaglandin gây co cơ thắt ở tử cung và ruột, tạo nên những cơn đau ở vùng chậu và bụng.

Prostaglandin còn có thể gây tiêu chảy do phá vỡ sự cân bằng chất điện giải và chất lỏng trong ruột non.

Các vấn đề về tiêu hóa xảy ra trước và trong khi có kinh nguyệt là điều mà rất nhiều phụ nữ phải trải qua.

Giảm lượng magiê

Khi bắt đầu hành kinh, lượng magiê trong cơ thể giảm dần. Điều này sẽ gây ra cảm giác thèm đồ ngọt và góp phần dẫn đến tăng cân.

Magiê là một khoáng chất giúp điều chỉnh lượng nước trong cơ thể. Vì thế, lượng magiê thấp sẽ gây mất nước.

Tình trạng mất nước sẽ khiến bạn muốn uống các loại đồ uống chứa nhiều đường do khát và còn gây ra cảm giác đói.

Việc tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường sẽ gây tăng cân.

Dừng tập luyện

Vào một tuần trước kỳ kinh, mức estrogen và progesterone đều tăng, gây mệt mỏi và sức chịu đựng giảm. Bên cạnh đó, do còn gặp những triệu chứng khó chịu khác như đau bụng hay đau lưng mà nhiều phụ nữ dừng việc tập luyện thể dục hàng ngày trong thời kỳ đèn đỏ. Đây cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng cân, đặc biệt là khi còn thèm ăn và ăn nhiều.

Các triệu chứng khác

Ngoài tăng cân, phụ nữ còn trải qua các triệu chứng khác về thể chất và tinh thần trong thời gian có kinh nguyệt.

Các triệu chứng này gồm có:

  • Ngực to lên, căng đau hoặc nhạy cảm
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Đau đầu
  • Đau mỏi lưng
  • Khả năng chịu đựng tiếng ồn và ánh sáng kém
  • Mệt mỏi
  • Da đổ dầu, nổi mụn trứng cá
  • Khó ngủ
  • Lo âu hoặc căng thẳng
  • Nhạy cảm quá mức
  • Thay đổi tâm trạng thất thường, dễ cáu giận
  • Kém tập trung
  • Ham muốn tình dục thấp

Các triệu chứng có thể thay đổi theo từng tháng hoặc theo từng giai đoạn trong đời, ví dụ như giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh. Bên cạnh đó, triệu chứng mà mỗi người phụ nữ gặp phải đều khác nhau. Nhưng hơn 90% phụ nữ đều có ít nhất một trong các triệu chứng này trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Phương pháp khắc phục

Có thể giảm hiện tượng giữ nước và chướng bụng, đầy hơi, từ đó tránh tăng cân trong thời gian hành kinh bằng các biện pháp khắc phục tại nhà, thay đổi một số thói quen lối sống và dùng thuốc.

Cụ thể, bạn nên:

  • Uống nhiều nước hơn: Nghe có vẻ vô lý nhưng việc uống nhiều nước có thể làm giảm tình trạng giữ nước. Lý do là bởi cơ thể sẽ tích trữ nhiều chất lỏng hơn khi bị mất nước.
  • Ăn các loại thực phẩm lành mạnh: Nếu bạn thường hay bị thèm ăn mỗi khi đến kỳ thì nên mua sẵn các loại thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng như trái cây để ăn mỗi khi cơn thèm đồ ngọt tấn công thay vì những loại đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe.
  • Dùng thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu là các loại thuốc làm giảm tình trạng giữ nước bằng cách thúc đẩy quá trình tạo nước tiểu.
  • Uống bổ sung magiê: Magiê có tác dụng làm giảm những vấn đề như:
    • Giữ nước
    • Đầy hơi
    • Thèm ngọt
    • Thay đổi tiêu cực về tâm lý, cảm xúc

Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại viên uống bổ sung nào.

  • Tăng vận động: Bạn có thể giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể bằng cách đi bộ và vận động nhiều hơn. Tập thể dục sẽ giúp đổ mồ hôi và loại bỏ một lượng lớn nước thừa khỏi cơ thể.

Phòng ngừa

Bằng cách duy trì các thói quen lành mạnh trong suốt tháng, bạn sẽ có thể ngăn ngừa được hiện tượng tăng cân, cơ thể nặng nề và giữ nước khi có kinh nguyệt.

Bạn nên tập cho mình thói quen:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu mỗi khi đến kỳ. Nên cố gắng tập ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước: Cố gắng uống đủ nước mỗi ngày. Điều này sẽ ngăn cơ thể tích tụ nước.
  • Giảm lượng muối: Ăn quá nhiều muối sẽ gây giữ nước. Nên cắt giảm tối đa lượng muối trong khẩu phần ăn và hạn chế hoặc tốt nhất là tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Hạn chế caffeine và đường: Những loại thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine và đường sẽ làm cho chứng chướng bụng, đầy hơi trở nên nặng hơn. Nên tránh những thực phẩm này trong vòng hai tuần trước khi có kinh.
  • Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: Nên tránh xa những thực phẩm này trong suốt cả tháng chứ không chỉ vào thời gian hành kinh.

Thay đổi cân nặng thất thường trước và sau chu kỳ kinh nguyệt làm cho chị em cảm thấy lo lắng. Đặc biệt là việc tăng cân còn liên quan tới gia tăng vòng bụng. Vậy nguyên nhân là do đâu? Làm sao để khắc phục?

1.1 Nguyên nhân gây tăng cân trước kỳ kinh nguyệt

Việc tăng cân trước kỳ kinh nguyệt có thể gặp ở đa số phụ nữ, biểu hiện này thường gặp từ sau khi rụng trứng và tới trước khi có kinh nguyệt. Do thời điểm này có sự thay đổi về lượng hormone progesteroneestrogen nên cơ thể có nhiều biến động.

Có tới trên 90% phụ nữ đều gặp phải tình trạng tăng cân này vì sự thay đổi hoocmon trong cơ thể từ đó làm các mô sẽ tích trữ nước nhiều hơn gây hiện tượng nặng nước.

Ngoài ra, những đối tượng có xu hướng tăng cân trong thời kỳ này cũng cảm thấy ngực căng cứng và to hơn, rối loạn tiêu hóa hay có cảm giác thèm ăn vô độ. Những ngày này thường có xu hướng ăn mặn hơn bình thường nên dẫn đến tăng tình trạng tích trữ nước trong cơ thể.

Hậu quả của việc tích trữ nước trong cơ thể dẫn tới việc tăng cân trước chu kỳ kinh nguyệt. Điều này hoàn toàn là một dấu hiệu sinh lý bình thường, sau chu kỳ kinh nguyệt cơ thể không còn tích trữ nước sẽ đào thải và bạn lại có cân năng như bình thường.

Tăng cân trước chu kỳ kinh nguyệt là một dấu hiệu sinh lý hoàn toàn bình thường

1.2 Nguyên nhân tăng cân sau chu kỳ kinh nguyệt

Nhiều chị em nhận thấy cân nặng của mình không giảm sau mỗi chu kỳ mà vẫn ở trạng thái tăng hơn so với trước đó. Trường hợp này ít xảy ra hầu hết sau khi kinh nguyệt không còn tình trạng tích trữ nước thì cân nặng sẽ trở về như ban đầu. Tuy ít gặp nhưng có thể thấy do các nguyên nhân sau:

  • Do trước chu kỳ sự biến động của lượng hormon trong cơ thể dẫn tới nhiều chị em có cảm giác rất thèm ăn. Việc thèm ăn sẽ dẫn tới ăn uống không kiểm soát, ăn nhiều đồ ăn nhanh và ngọt làm cho cơ thể tích trữ năng lượng dư thừa từ đó làm tăng cân.
  • Khi chu kỳ kinh nguyệt tới chị em thường cảm giác mệt mỏi, nên muốn nghỉ ngơi nhiều không muốn vận động, ngủ nhiều hơn bình thường lại kết hợp với ăn uống nhiều hơn hậu quả là làm cho cân nặng tăng lên đáng kể.

Như vậy, nếu sau chu kỳ kinh mà cân nặng vẫn tăng thường do chế độ ăn uống và sinh hoạt gây ra, đây là tình trạng tăng cân thật sự không phải tăng cân sinh lý.

Để hạn chế tình trạng tăng cân trước và sau chu kỳ kinh nguyệt chị em cần lưu ý như sau:

  • Uống nhiều nước: Hãy thường xuyên uống kể cả khi không thấy khát, việc này giúp cho cơ thể tăng cường trao đổi chất và kích thích bài tiết nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Hạn chế tình trạng tăng cân do ảnh hưởng của chu kỳ kinh.

Uống nhiều nước giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và kích thích bài tiết nước dư thừa

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Mặc dù nhiều chị em có cảm giác thèm ăn hơn bình thường, nhưng hãy kiểm soát tốt chất lượng đồ ăn đưa vào cơ thể. Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả thay cho các thức ăn có nhiều chất béo, đồ ngọt, hạn chế ăn mặn. Tránh xa thức uống có chứa cồn vì làm tăng tích trữ nước. Bổ sung thức ăn có chứa nhiều magnesium và calcium làm hạn chế tích trữ nước.
  • Tập luyện đều đặn kể cả khi có chu kỳ kinh nguyệt: Thông thường chị em thường kiêng kỵ tập luyện vào những ngày hành kinh vì sợ mệt và mất sức nhiều. Thế nhưng việc tập luyện vào những ngày này là điều hoàn toàn bình thường, thậm chí còn giúp giảm những khó chịu trong những ngày này như đau bụng, đầy hơi, tâm tính thay đổi, cáu gắt, mệt mỏi...Tập luyện sẽ giúp bạn cảm thấy hưng phấn yêu đời, lạc quan và giảm cảm giác khó chịu cáu gắt trong những ngày này. Cách tập luyện trong chu kỳ kinh:
  • Những môn thể dục tốt cho cơ thể trong khoảng thời gian này bao gồm: Đi bộ, tập aerobic, yoga...
  • Một số chú ý khi tập vận động trong giai đoạn này: Không nên tập với cường độ cao; có thể tập cùng tạ nhưng cần giảm bớt khối lượng so với bình thường; tập yoga nên hạn chế những tư thể đảo ngược; nếu cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và thật sự khó chịu thì nên dừng ngay việc tập luyện để nghỉ ngơi.

Tăng cân trước chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu bình thường, hầu hết các trường hợp đều giảm đi sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng chúng ta cũng nên chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện để tránh tình trạng tăng cân thực sự.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tình trạng tăng cân thất thường trước và sau chu kỳ kinh nguyệt tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề