Nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim là vai trò của ngành công nghiệp

a. Vai trò

  • Là ngành quan trọng, cơ bản.
  • Cơ sở để phát triển  công nghiệp hiện đại.
  • Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

b. Cơ cấu

– Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

– Khai thác than:

  • Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim [than được cốc hóa]; Nguyên liệu quý cho CN hóa chất
  • Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn [3/4 than đá],sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu [Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa liên bang Đức, Ôxtrâylia,..]

– Khai thác dầu mỏ:

  • Vai trò: Nhiên liệu quan trọng [vàng đen], nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,…
  • Trữ lượng, sản lượng, phân bố:Ước tính 400-500 tỉ tấn [chắc chắn 140 tỉ tấn], sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển [Trung Đông, Bắc Phi Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc,…

– Công nghiệp điện lực:

  • Vai trò:Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
  • Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,…Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.

c. Đặc điểm phân bố CN dầu mỏ và CN điện trên thế giới

  • Ngành khai thác dầu: khai thác nhiều ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á  [Việt Nam năm 2004 là 20 triệu tấn].
  • Công nghiệp điện lực: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước CNH:
  • Na uy: 23.500kWh/người, Ca na đa gần 16.000, Thụy Điển 14.000, Phần Lan gần 14.000, Cô oét 13.000, Hoa Kì gần 12.000, Châu Phi, Nam Á 100kWh/ người, Việt Nam năm 2004 là 561 kWh/ người.

1.2. Ngành công nghiệp luyện kim

Gồm hai ngành

  • Luyện kim đen
  • Luyện kim màu

2. Luyện tập

Câu 1: Kết hợp bảng 121 với các hình 32.2; 32.4, em hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới?

Gợi ý làm bài

– Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La-tinh, Trung Quốc và ở LB Nga [các nước và khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn].

– Công nghiệp điện lực tập trung chủ yếu ở các nước phát triển ở Bắc Mĩ, châu Âu, Nhật Bản và các nước nghiệp hóa  như Hàn Quốc, Ấn Độ, Baraxin…Các nước có bình quân sản lượng điện theo đầu người cao nhất là Na Uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Phần Lan, Cô-oét, Hoa Kì,…

Câu 2: Dựa vào hình 32.5, em hãy cho biết các nước khai thác quặng sắt và sản xuất thép chủ yếu trên thế giới?

Gợi ý làm bài

– Các nước khai thác quặng sắt chủ yếu: Trung Quốc, Bra-xin, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Ấn Độ. U-crai-na, Hoa Kì, CH Nam Phi, Ca-na-đa, Thụy Điển, Vê-nê-xuê-la, Ca-dăc-xtan, I-ran. Thổ Nhĩ Kì, Hàn Quốc, Ai Cập. Đức, Pháp, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Chi-lê.

– Các nước sản xuất thép chủ yếu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, LB Nga, Hàn Quốc, U-crai-na, Bra-xin. I-ta-li-a, Pháp, Đức, Anh, B. Thụy Điển.

Câu 3: Em có nhận xét và giải thích sự khác biệt giữa các nước khai thác quặng và các nước sản xuất kim loại màu?

Gợi ý làm bài

– Các nước phát triển như Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a là những nước giàu quặng kim loại màu đồng thời có ngành sản xuất kim loại màu phát triển.

– Các nước đang phát triển còn lại có trữ lượng lớn về kim loại màu nhưng chủ yếu phát triển khai thác và xuất khẩu tinh quặng [ví dụ: đồng ở Chi-lê, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin; bôxit ở Ghi-nê, Bra-xin,…], sản xuất kim loại màu không phát triển.

– Quặng kim loại màu là các quặng có hàm lượng kim loại thường thấp và ở dạng đa kim nên đòi hỏi quy trình chế luyện phức tạp, kĩ thuật cao cũng như vốn đầu tư lớn,…Vì vậy, ngành sản xuất kim loại màu chủ yếu tập trung ở các nước có nền công nghiệp phát triển, trình độ cao.

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

– Biết được vai trò và cơ cấu ngành năng lượng.

– Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới: Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.

Những câu hỏi liên quan

Ngoài cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện thì ngành công nghiệp khai thác than còn cung cấp cho ngành công nghiệp nào dưới đây?

A. Công nghiệp luyện kim

B. Công nghiệp cơ khí

C. Công nghiệp hóa chất

D. Công nghiệp điện tử - tin học

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có cả ngành luyện kim đen, cơ khí, chế biến thực phẩm, dệt, sản xuất vật liệu xây dựng; hóa chất, phân bón; nhà máy nhiệt điện, sân bay?

A. Tân An.

B. Mỹ Tho.

C. Cần Thơ.

D. Cà Mau.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 32: Địa lí các ngành công nghiệp có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật ?

Quảng cáo

A. Luyện kim.   B. Hóa chất.   C. Năng lượng.   D. Cơ khí.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây ?

A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.

B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.

C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.

D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 3: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho

A. Nhà máy chế biến thực phẩm.

B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim

D. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Khoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia ?

A. Than    B. Dầu mỏ.    C. Sắt.    D. Mangan.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như:

A. Hóa phẩm, dược phẩm.

B. Hóa phẩm, thực phẩm.

C. Dược phẩm, thực phẩm.

D. Thực phẩm, mỹ phẩm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 6: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nhanh công nghiệp điện lực ?

A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật.

B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.

D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước ?

A. Điện lực.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí.

D. Chế biến nông-lâm-thủy sản.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Điện lực là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đáp ứng đời sống văn minh của con người. Muốn phát triển các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp điện lực phải được ưu tiên đi trước.

Câu 8: Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới ?

A. Than nâu.   B. Than đá.   C. Than bùn.   D. Than mỡ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản

Câu 9: Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước.

A. Đang phát triển.

B. Có trữ lượng than lớn.

C. Có trữ lượng khoáng sản lớn.

D. Có trình độ công nghệ cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác là

A. Lạng Sơn.   B. Hòa Bình.   C. Quảng Ninh.   D. Cà Mau.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Ở nước ta vùng than lớn nhất tập trung khoảng 90% ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn có ở tỉnh Thái Nguyên,…

Câu 11: Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây ?

A. Bắc Mĩ.     B. Châu Âu.

C. Trung Đông.     D. Châu Đại Dương.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn ?

A. Hoa Kì.     B. A-rập Xê-út.

C. Việt Nam.     D. Trung Quốc.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Dầu mỏ trên thế giới có nhiều nhất ơt khu vực Trung Đông và Ả-rập Xe-út là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới.

Câu 13: Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào ?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Ở nước ta, dầu mỏ tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ với một số mỏ dầu khí nổi tiếng như Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng, Đại Hùng,…

Câu 14: Nhìn vào sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đanh giá được

A. Tiềm năng thủy điện của một nước .

B. Sản lượng than khai thác của một nước .

C. Tiềm năng dầu khí của một nước.

D. Trình độ phát triển và văn minh của đất nước

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 15: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước

A. Có tiềm năng dầu khí lớn.

B. Phát triển và những nước công nghiệp mới.

C. Có trữ lượng than lớn.

D. Có nhiều sông lớn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người lớn ?

A. Na-uy.   B. Trung Quốc.   C. Ấn Độ.   D. Cô-oét.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Na-Uy là một trong những quốc gia có nguồn năng lượng sạch lớn trên thế giới [điện gió, điện Mặt Trời,…] và cũng là nước có sản lượng điện bình quân theo đầu người lớn trên thế giới.

Câu 17: Cho biểu đồ

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây ?

A. Sản lượng điện trên thế giới năm 2002 và năm 2015.

B. Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015.

C. Cơ cấu sản lượng điện bình quân đầu người thế giới năm 2002 và năm 2015.

D. Cơ cấu sản lượng điện thế giới năm 2002 và năm 2015.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải → Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015.

Câu 18. Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực?

A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.

D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Ngành công nghiệp điện lực có vai trò đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Câu 19. Ngành công nghiệp nào được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia?

A. Công nghiệp năng lượng.

B. Cơ khí.

C. Luyện kim .

D. Điện tử tin học.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Ngành công nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia là ngành công nghiệp năng lượng.

Câu 20. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước?

A. Điện lực.

B. Sản xuất hàng tiêu dùng.

C. Chế biến dầu khí.

D. Chế biến nông – lâm – thủy sản.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Ở nước ta, ngành công nghiệp điện lực cần được ưu tiên đi trước một bước. Điện lực sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khác, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 21: Khu vực Đông Nam Bộ có tiềm năng về khai thác tài nguyên khoáng sản nào dưới đây?

A. Than đá.

B. Dầu khí.

C. Than nâu.

D. Than bùn.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Vùng thềm lục địa phía Nam nước ta tập trung nhiều bể trầm tích dầu khí lớn => Đông Nam Bộ là vùng có hoạt động khai thác dầu khí phát triển nhất ở nước ta [các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Đại Hùng,…].

Câu 22: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?

A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.

B. Than đá, dầu khí từng bước nhường chỗ cho năng lượng hạt nhân.

C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

D. Thay thế củi, than đá, dầu khí bằng nguồn năng lượng mới.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Nhờ cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại, con người đã có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời và năng lượng gió để sử dụng và phục vụ cho sản xuất sinh hoạt [đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo]. Ngoài ra, sự phát triển của khoa học nguyên tử tạo ra năng lượng hạt nhân [từ các phản ứng hạt nhân] -> cung cấp nguồn năng lượng vô cùng lớn trên thế giới. So với các nguồn năng lượng cũ như than đá, củi, dầu khí là những nguồn năng lượng có hạn và mất nhiều thời gian để tái tạo, gây ô nhiễm môi trường thì các nguồn năng lượng mới [Mặt Trời, gió, nguyên tử] có nhiều ưu điểm [năng lượng sạch, có thể tái tạo dễ dàng, cung cấp nhiều năng lượng].

Câu 23. Vì sao sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên?

A. Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.

B. Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.

C. Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.

D. Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất mà công nghiệp hóa chất lại đang phát triển rất mạnh trên thế giới.

Câu 24. Vì sao than đá được xem là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản?

A. Than có trữ lượng lớn gấp nhiều lần dầu mỏ và khí đốt.

B. Than có thể sử dụng cả trong công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.

C. Than có trữ lượng lớn, đa dạng và ra đời sớm.

D. Sản lượng than tăng, nhiệt điện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu năng lượng thế giới.

Hiển thị đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Than đá được xem là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản vì than có trữ lượng lớn, đa dạng và ra đời sớm.

Câu 25: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?

A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.

B. Than đá, dầu khí đang dần từng bước nhường chỗ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng khác.

C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.

D. Nguồn năng lượng Mặt Trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho củi, than đá, dầu khí.

Hiển thị đáp án

Đáp án D.

Giải thích:

- Nhờ cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại, con người đã có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời và năng lượng gió để sử dụng và phục vụ cho sản xuất sinh hoạt [đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo].

- Ngoài ra, sự phát triển của khoa học nguyên tử tạo ra năng lượng hạt nhân [từ các phản ứng hạt nhân] cung cấp nguồn năng lượng vô cùng lớn trên thế giới.

- So với các nguồn năng lượng cũ như than đá, củi, dầu khí là những nguồn năng lượng có hạn và mất nhiều thời gian để tái tạo, gây ô nhiễm môi trường thì các nguồn năng lượng mới [Mặt Trời, gió, nguyên tử] có nhiều ưu điểm [năng lượng sạch, có thể tái tạo dễ dàng, cung cấp nhiều năng lượng].

Câu 26. Tại sao ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển?

A. Đòi hỏi lớn về vốn đầu tư.

B. Qui trình công nghệ phức tạp.

C. Nhu cầu sử dụng lớn.

D. Trình độ người lao động chất lượng.

Hiển thị đáp án

Đáp án B.

Giải thích: Ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển vì đây là ngành có qui trình công nghệ phức tạp, cần trình độ kĩ thuật cao.

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM

[Đơn vị: %]

Năm 2012 2015
Dầu 38 33
Khí tự nhiên 24 24
Than đá 26 29
Thủy điện 6 7
Năng lượng nguyên tử 6 4
Năng lượng tái tạo - 3

Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu 27 và câu 28:

Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Tỉ trọng dầu, khí tự nhiên, than đá giảm.

B. Tỉ trọng khí tự nhiên không thay đổi.

C. Tỉ trọng dầu, năng lượng nguyên tử giảm.

D. Tỉ trọng thủy điện, than đá tăng.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Tỉ trọng khí tự nhiên không thay đổi; Tỉ trọng dầu, năng lượng nguyên tử giảm; Tỉ trọng thủy điện, than đá, năng lượng tái tạo tăng.

Câu 28: Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm?

A. Tròn.

B. Miền.

C. Đường.

D. Cột.

Hiển thị đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Đề bài yêu cầu:

- Thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới.

- Trong 2 năm.

Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn => Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm là biểu đồ tròn.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề