Nguyên nhân gây tổn thất công suất tren đường dây

Thực tế các biện pháp quản lý nêu trên không mới, có thể vẫn đang được triển khai thực hiện, nhưng thực hiện chưa hiệu quả, do vậy cần phải rà soát lại toàn bộ các vấn đề một cách có hệ thống, đánh giá khách quan, nhìn từ nhiều khía cạnh, chỉ khi chữa được nguyên nhân cốt lõi của căn bệnh thì bài toán giảm tổn thất điện năng mới có thể giải quyết được.

Tổn thất điện áp gây ra tình trạng điện không ổn định, chất lượng điện thấp và khiến doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất chi phí đầu vào. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể khắc phục bằng các giải pháp của kỹ sư SMI dưới đây.

Mục lục

1. Tổn thất điện áp là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

Tổn thất điện áp là lượng điện áp bị mất đi trong quá trình truyền tải, phân phối điện qua các thiết bị như máy biến áp, dây dẫn điện, từ các nhà máy điện đến doanh nghiệp sử dụng điện. Hiện tượng này sẽ gây ra tình trạng sụt điện áp khiến các thiết bị không thể hoạt động. Hiệu suất làm việc của cả nhà máy bị giảm sút làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.

Tổn thất điện áp sẽ làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng điện áp bị thất thoát:

  • Đường dây dẫn điện có điện trở RΩ và điện kháng XΩ làm cản trở đường đi của dòng điện áp khi có hiệu điện thế được đặt vào.
  • Đường dây phân phối điện quá dài làm tăng tiết diện của dây dẫn cũng gây ra tình trạng tổn thất điện áp.
  • Tiết diện dây dẫn điện không đủ để truyền tải đối với lượng điện áp cao làm xuất hiện tình trạng quá tải điện, có thể gây nóng và dẫn tới cháy nổ.
  • Do các mối nối, tiếp xúc điện xấu gây nóng làm lượng điện áp tiêu thụ bị quá tải, có thể dẫn đến cháy nổ, nguy hiểm cho người làm việc và máy móc.
  • Tiêu thụ nhiều công suất vô công trên lưới điện, chủ yếu là do trên lưới điện có nhiều thiết bị phụ tải có thành phần điện cảm làm giảm hệ số công suất của điện áp.
  • Lệch tải giữa các pha là tình trạng lượng điện áp truyền vào giữa các pha không cân bằng, dẫn đến tình trạng quá tải ở một pha và gây ra cháy nổ, chập điện.

2. Ảnh hưởng của tổn thất điện áp với công nghiệp, sản xuất

Điện là yếu tố đầu vào cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu cung cấp lượng điện đầu vào thấp nhưng giá thành điện cao sẽ khiến doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều chi phí. Để bù đắp tổn thất, doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá thành sản phẩm, tạo ra chênh lệch giá với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Hệ quả lâu dài là khách hàng quay lưng với doanh nghiệp.

Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm sự cố tổn thất điệp áp của nhà xưởng

Tổn thất điện áp trong mạng điện khiến máy móc không thể hoạt động đúng công suất. Hệ thống dây chuyền, công nhân, các trang thiết bị phục vụ công việc bị gián đoạn, không hoạt động trơn tru. Doanh nghiệp không đạt được chỉ tiêu mong đợi, tổn thất về doanh thu, hiệu quả kinh doanh.

Do vậy, điện áp bị mất đi là một vấn đề cần phải được lưu ý và xử lý triệt để. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất để tránh những tổn thất lớn về mặt chi phí, lãng phí tiền bạc.

3. Giải pháp để phòng tránh việc tổn thất điện áp trong công nghiệp

Tổn thất điện áp trên đường dây cần được phát hiện và xử lý càng sớm càng tốt. Một số biện pháp kỹ sư điện của doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng như sau:

  • Chọn các loại dây dẫn điện có điện trở nhỏ, tính dẫn điện tốt để làm giảm lượng điện áp bị mất đi trong quá trình truyền tải từ trụ điện về đến phân xưởng, nhà máy.
  • Tăng tiết diện của dây dẫn điện, tính dẫn điện tốt nhằm đảm bảo dòng điện được truyền tải tốt, nhanh và đúng lượng điện năng cần thiết cho từng khu vực.
  • Hạn chế tối đa các mối nối, các mối nối phải có R tiếp xúc nhỏ nhất. Như vậy sẽ tránh được tình trạng mối nối bị hở, hỏng và tiết kiệm thời gian kiểm tra hệ thống.
  • Sử dụng các thiết bị bù công suất vô công như máy bù đồng bộ, tụ bù điện để làm giảm những tổn thất về chi phí.
  • Dùng dòng điện 3 pha có điện áp cao làm giảm tình trạng hao tổn điện áp, đồng thời giúp cho máy móc có công suất lớn vận hành ổn định, ít bị hư hại và kéo dài thời gian sử dụng.

Một giải pháp có thể giải quyết triệt để những vấn đề trên, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp chính là lựa chọn đơn vị thi công, sửa chữa, bảo trì hệ thống chuyên nghiệp. Công ty cổ phần công nghiệp Sumitech [SMI] có đội ngũ kỹ sư điện được đào tạo bài bản, kinh nghiệm nhiều năm thi công M&E sẽ đảm bảo các tiêu chí trên, cam kết giảm tổn thất điện áp công nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Mạng phân phối có tổng chiều dài lớn nhất trong mạng điện, việc giảm tổn thất điện năng trong mạng là điều hết sức cần thiết.

Giảm tổn thất điện năng bằng cách bù công suất phản kháng, nâng cao điện áp tải điện và đồng nhất các cấp điện áp.

Bên cạnh đó, điều khiển hộ tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng giảm tổn thất điện năng.

Hình ảnh: Lưới điện

Mục lục

Tổn thất điện năng là gì?

Tổn thất điện năng trên lưới điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà máy phát điện qua lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Tổn thất điện năng còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện.

Chủ Đề