Nguyên nhân sỏi niệu đạo

Theo thống kê hiện này, bệnh sỏi niệu đạo đang chiếm tỷ lệ rất nhỏ [khoảng 4%] trong tổng số ca bệnh về sỏi tiết niệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về sỏi niệu đạo qua bài viết dưới đây.

Sỏi niệu đạo là gì?

Sỏi niệu đạo là bệnh lý thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới, hình thành do các phân tử muối và khoáng chất lắng đọng, kết tinh với nhau trong ống niệu đạo, ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu ra ngoài cơ thể hoặc đa phần là sỏi thận, sỏi bàng quang di chuyển xuống và mắc kẹt ở niệu đạo.

Sỏi niệu đạo nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ làm hẹp niệu đạo một phần hay toàn bộ và nhiễm khuẩn niệu tái phát nhiều lần, thậm chí gây rối loạn bài xuất nước tiểu đường tiết niệu dưới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sỏi từ thận rơi xuống niệu đạo

Sỏi niệu đạo có nguy hiểm không?

Niệu đạo là điểm cuối cùng mà nước tiểu phải đi qua trước khi ra ngoài cơ thể. Vì thế, nếu sỏi niệu đạo không được loại bỏ kịp thời sẽ ngăn cản sự lưu thông của dòng chảy nước tiểu, gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu lại ở toàn bộ hệ thống tiết niệu, dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng, bao gồm:

– Thận ứ nước, giãn bể thận, đài thận: Nước tiểu bị ứ đọng lại trong thận, niệu quản, bàng quang bởi sỏi niệu đạo, nếu không xử lý kịp thời, thể tích nước tiểu không ngừng tăng lên sẽ khiến thận bị ứ nước, đài và bể thận bị giãn rộng.

– Suy thận cấp và mạn tính: Sỏi niệu đạo kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, thận ứ nước, ứ mủ… lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây suy thận cấp và mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: sỏi niệu đạo gây tắc nghẽn và làm xước đường tiểu, khiến nước tiểu bị ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang, thận ứ mủ, viêm thận…

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một biến chứng do sỏi niệu đạo gây ra

Có thể bạn quan tâm:

  • Tán sỏi mật qua da – Phương pháp điều trị sỏi thời đại mới, bảo toàn túi mật cho bệnh nhân
  • Quy trình tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser
  • [Bật mí] Chi phí tán sỏi thận qua da mới nhất 2022

Triệu chứng của sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo khi mới xuất hiện sẽ không gây ra bất kì triệu chứng gì khiến cho người bệnh rất khó nhận biết ra bệnh, chỉ đến khi sỏi lớn hơn làm đau đớn thì bệnh nhân mới phát hiện ra bệnh. Lúc này cũng là thời kì biến chứng bất lợi cho sức khỏe người bệnh.

Tùy thuộc vào kích thước, vị trí, độ cứng khác nhau của sỏi niệu đạo, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như sau:

– Tiểu khó, tiểu ngắt quãng, tiểu buốt, tiểu són, nước tiểu đục, tiểu có máu do sỏi làm bít tắc đường tiểu.

– Đau quặn hoặc đau từng cơn lan tỏa ở khu vực bộ phận sinh dục hoặc tầng sinh môn. Khi đường tiểu bị tắc hoàn toàn thì còn có thể xuất hiện cơn đau quặn thận.

– Sốt, ớn lạnh, buồn nôn do sỏi làm tổn thương niêm mạc đường tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi gây viêm đường tiết niệu.

Đau quặn thắt vùng bụng dưới là triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi niệu đạo

Cách chữa sỏi niệu đạo

Nếu bạn hoặc người thân nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của sỏi niệu đạo, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối đa những hậu quả nguy hiểm. Tùy thuộc vào tình trạng, vị trí và kích thước sỏi niệu đạo mà các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau.

Điều trị nội khoa

Phương pháp này được chỉ định đối với sỏi niệu đạo kích thước nhỏ [

Chủ Đề