Nguyên nhân trẻ bị ngứa chân

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm có thể là do phản xạ từ nhiên từ cơ thể. Nhưng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như: vảy nến, viêm da, dị ứng, gan suy yếu…Vậy nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời cụ thể nhé!

Mục lục

  • Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm
    • Dị ứng thức ăn hoặc thời tiết
    • Trẻ bị viêm da cơ địa
    • Trẻ bị bệnh vảy nến
    • Trẻ bị viêm da tiếp xúc
    • Trẻ mắc bệnh tổ đỉa
    • Trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm do vệ sinh kém
    • Da trẻ bị thiếu nước
    • Trẻ mắc các bệnh lý về gan
  • Trẻ bị ngứa lòng bàn chân có nguy hiểm không?
  • Cách khắc phục tình trạng trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm
  • Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby – bảo vệ làn da bé an toàn

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm

Hiện nay, có rất nhiều trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm khiến nhiều mẹ lo lắng. Bởi ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ quấy khóc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Triệu chứng thường thấy nhất là vùng da ở lòng bàn chân bị kích thích và tổn thương gây khó chịu. Bé thường xuyên đưa tay gãi và quấy khóc nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm, cụ thể là:

Dị ứng thức ăn hoặc thời tiết

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là do trẻ bị dị ứng với thức ăn hoặc thời tiết. Nhiều trẻ sinh ra đã có cơ địa bị dị ứng bẩm sinh. Khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở lòng bàn chân và nhiều khu vực khác. Hoặc cũng có thể do trẻ bị dị ứng với những thức ăn, đặc biệt là các loại hải sản, thịt bò, trứng…

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm do dị ứng thời tiết

Do đó, mẹ cần chú ý cho con ăn những món ăn lành tính và đảm bảo chất lượng. Nếu thấy bé ăn một loại thực phẩm nào đó mà bị dị ứng. Với biểu hiện như: nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, buồn nôn, đầy hơi…thì nên dừng ngay và loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ.

Trẻ bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm. Đây là một tình trạng da bị viêm mãn tính do rối loạn miễn dịch hoặc do di truyền. Người bệnh khi tiếp xúc với hóa chất độc hại, phấn hoa, môi trường sống bị ô nhiễm…Da sẽ đỏ ứng lên, gây mẩn ngứa ở lòng bàn chân, bàn tay, đầu gối…Bệnh thường đi kèm với một số tình trạng như bỏng vảy sừng…

Viêm da cơ địa gây nấm ngứa ở trẻ

Viêm da cơ địa hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trưởng thành hệ miễn dịch tốt hơn thì sẽ có xu hướng thuyên giảm. Tuy nhiên, bệnh nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng như rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển, ngứa mãn tính thậm chí là hen suyễn.

Đọc thêm: Bé bị nổi mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục có sao không?

Trẻ bị bệnh vảy nến

Nếu phát hiện trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm mà xuất hiện các mảng tổn thương có hình tròn, mọc thành mảng, màu đỏ,hồng có vảy ra trắng. Thì rất có thể trẻ đã bị mắc bệnh vẩy nến.

Bệnh vảy nến rất hay gặp ở trẻ em. Nếu tình trạng nhẹ, được phát hiện sớm có hướng xử lý đúng đắn, các mảng vảy sẽ biến mất sau một thời gian.Tuy nhiên, bệnh không được phát hiện kịp thời, diễn tiến nghiệm trọng có thể gây biến chứng về tim, khớp…

Trẻ bị viêm da tiếp xúc

Vùng da ở lòng bàn tay và bàn chân của bé thường rất nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng với các chất độc hại. Ví dụ như xà phòng, hóa chất, côn trùng cắn, mủ thực vật. Người bệnh khi bị viêm da tiếp xúc sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu toàn thân. Đặc biệt là ở lòng bàn tay, bàn chân, khủy tay…Kèm theo đó là hiện tưởng da đỏ ứng, tích tụ dịch và mủ trắng.

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ

Trẻ mắc bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa cũng là một trong những bệnh về da mà nhiều trẻ hay gặp phải. Biểu hiện là cơ thể xuất hiện các mụn nước nhỏ gây ngứa ngáy ở lòng bàn chân, bàn tay và những nơi nổi mụn. Bệnh tổ đĩa có đặc tính dai dẳng, ngứa kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Đây là bệnh viêm da mãn tính, nguyên nhân gây bệnh chính xác vẫn chưa được xác định cụ thể. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bị chàm tổ đỉa cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da.

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm do vệ sinh kém

Một trong những nguyên nhân tiêu biểu khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm là do vệ sinh kém. Lòng bàn chân không được làm sạch đúng cách khiến bụi bẩn và dầu thừa tích tụ. Đây là cơ hội thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn, nấm ngứa phát triển.

Vệ sinh kém khiến trẻ bị ngứa khu vực lòng bàn chân

Tình trạng này nếu để kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về da như ghẻ lở, hắc lào, lang ben…Vì vậy, mẹ cần lưu ý để khắc phục sớm cho con.

Da trẻ bị thiếu nước

Nhiều bà mẹ thường không để ý cung cấp nước đầy đủ cho con sau những bữa ăn. Nhất là vào thời kỳ nắng nóng kéo dài. Da của trẻ nhỏ nếu thiếu nước sẽ gây khô, thô ráp,bong tróc và ngứa ngáy. Phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Lòng bàn tay, bàn chân của trẻ không hề có những tổn thương cụ thể như viêm, tấy đỏ, mủ…Nếu không được phát hiện sớm, vùng da gây ngứa có thể bị trầy xước nghiêm trọng do bé gái liên tục.

Đọc thêm: Cách chăm sóc da bé mùa hanh khô

Trẻ mắc các bệnh lý về gan

Như đã nói từ đầu, trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Mà tiêu biểu nhất là bệnh về gan như xơ gan, tắc mật…Khi gặp trường hợp này, trẻ sẽ cảm thấy ngứa khắp người. Tuy nhiên, ngứa dữ dội và tập trung nhiều nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Nặng nhất là vào buổi tối và thường thuyên giảm vào sáng sớm. Do đó, rất nhiều bà mẹ thường có xu hướng chủ quan nghĩ răng bệnh đã khỏi mà không đưa con đến thăm khám bác sĩ.

Đọc thêm: Trẻ bị ngứa do thủy đậu

Trẻ bị ngứa lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm. Với những trường hợp ngứa do dị ứng thời tiết, thức ăn, vệ sinh kém thì triệu chứng trên da sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một thời gian. Các mẹ cần lưu ý tránh cho con tiếp xúc hoặc ăn những thức ăn gây dị ứng.

Đối với những trường hợp trẻ bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân do một số bệnh như vảy nến, tổ đĩa, gan suy yếu…cần được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

Thông thường trẻ bị ngứa lòng bàn chân không quá nguy hiểm nếu các mẹ thường xuyên theo dõi và phát hiện dấu hiệu gây bệnh cho con. Tránh để tình trạng nặng lên sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sau.

Cách khắc phục tình trạng trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân ở trẻ nhỏ sẽ là không nguy hiểm nếu như được các mẹ quan tâm, chăm sóc đúng cách. Còn không nếu để tình trạng ngứa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ và những bệnh lý không mong muốn. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ bị ngứa lòng bàn chân, mẹ cần:

  • Đưa con đến gặp bác sĩ da liễu nếu trường hợp ngứa kéo dài, không đỡ.
  • Thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ cho bé để loại bỏ vi khuẩn, dầu thừa gây nấm ngứa.
  • Hạn chế cho con tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời không ăn những thức ăn trẻ cảm thấy không thích hợp gây buồn nôn, đau bụng, nổi mẩn đỏ…
  • Cắt móng tay và móng chân cho con thường xuyên để loại bỏ hết các ổ vi khuẩn.
  • Tắm gội cho con bằng những loại sữa tắm từ thảo dược, có chiết xuất thiên nhiên, an toàn, lành tính với làn da bé.
  • Tuyệt đối không cho tay lên nặn các mụn mủ, nước để tránh tình trạng nặng thêm.

Sữa tắm thảo dược Fons Care Baby – bảo vệ làn da bé an toàn

Sữa tắm thảo dược, ngăn ngừa nấm ngứa

Có hàng trăm sản phẩm với thành phần, công thức khác nhau. Dẫu không có nhiều kinh nghiệm chọn mua sữa tắm cho bé, nhưng có một sự thật là Fons Care Baby chính là sản phẩm mà mẹ yên tâm nhất để tắm cho làn da bé, không ngại tiếp xúc những vùng nhạy cảm, kể cả vùng da bị tổn thương do viêm ngứa.

Mặc dù sản phẩm còn mới, nhưng có rất nhiều lí do vì sao Fons Care Baby lại được các bà mẹ tin tưởng và các bác sĩ da liễu khuyên dùng. Và tất nhiên lí do để tin tưởng là bởi những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và quy trình sản xuất.

Thứ nhất: Fons Care Baby được tạo nên từ 18 loại thảo dược thiên nhiên [hoàn toàn là dược liệu gần gũi trong dân gian] như tía tô, mần trầu, lá tre, chanh, gừng, sả, kim ngân hoa…Nguồn nguyên liệu thảo dược trong sữa tắm gội Fons Care Baby được trồng theo hướng hữu cơ, không chứa thuốc bảo vệ thực vật hay các chất kích thích sinh trường độc hại.

Thứ hai: Sản phẩm được bào chế bằng Công nghệ chiết xuất kín, giữ được tối đa dược chất bao gồm “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin và các tinh dầu của thảo dược, giúp làm sạch nhẹ nhàng các chất bẩn trên da bé, cho lỗ chân lông thông thoáng. Đồng thời, nuôi dưỡng từ sâu bên trong, giữ được độ ẩm phù hợp cho làn da, làm lành nhanh các tổn thương trên da do rôm sảy, hăm tã, mẩn ngứa…

Thứ ba: Fons care Baby rất phù hợp trong mùa lạnh, giúp tiết kiệm thời gian tắm, để bé không bị cảm lạnh. Đồng thời, trong thành phần sữa tắm có chiết xuất gừng và sả giúp giữ ấm cho bé, ngăn ngừa cảm mạo, xua đuổi côn trùng tấn công.

Thứ tư: Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường phải trải qua công tác kiểm nghiệm, các chỉ tiêu hóa lí, vi sinh, pH – đảm bảo AN TOÀN tuyệt đối cho làn da bé.

Thứ năm: Fons Care Baby “NÓI KHÔNG” với Paraben, phẩm màu, Corticoid, hương liệu hóa học.

– Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm: Xem tại đây

Sữa tắm gội cho bé Fons Care Baby hiện có bán tại hệ thống các cửa hàng Mẹ và Bé và nhiều nhà thuốc tại các Tỉnh – Thành phố trên khắp cả nước như Hà Nội, Tp. HCM, Bắc Ninh, Hải Dương, Vũng Tàu, Tây Ninh…

Ngoài ra, mẹ có thể đặt mua online tại website chính thức của sản phẩm //fonscare.vn/ hoặc liên hệ tới Hotline: 090 207 5968 để được tư vấn và đặt hàng sớm nhất nhé.

Trên đây là những nguyên nhân, cách khắc phục khi trẻ bị ngứa lòng bàn chân về đêm. Đây là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết và khắc phục!

Chủ Đề