Nguyên nhân trẻ em mồ côi

[HNM] - Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2004 đến nay, cả nước có khoảng 176.000 trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi. Đáng chú ý, số trẻ em bị bỏ rơi năm sau cao hơn năm trước đã gây nhức nhối cho xã hội, đòi hỏi các cấp, ngành và cộng đồng quan tâm, tìm giải pháp khắc phục.

Tự tay chăm sóc, nuôi dưỡng gần 30 trẻ bị bỏ rơi ở chùa từ lúc sơ sinh, sư thầy Thích Đàm Khoa [trụ trì chùa Trăm Gian ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội] ghi nhớ đặc điểm nhận dạng, những vật dụng đi kèm khi trẻ nhập chùa để sau này có cơ hội giúp các bé nhận lại người thân. Trong quá trình nuôi dưỡng, dần dà, sư thầy biết rõ nguyên cớ bị bỏ rơi của từng bé: mẹ có thai ngoài ý muốn; học sinh, sinh viên đang đi học, trẻ bị bệnh tật, bố mẹ nghèo khó nên không thể nuôi con… Đón khách vãng cảnh chùa, thăm trẻ, không ít lần sư thầy nhận ra tình cảm đặc biệt của một số vị khách nên bày tỏ nguyện vọng cho trẻ mồ côi được sống cùng đấng sinh thành, hoặc ít ra cũng có một mái ấm gia đình bình thường cho chúng bớt thiệt thòi. Tuy nhiên, bất chấp sự cố gắng của nhà chùa, số trẻ sơ sinh bị mẹ từ bỏ tại đây vẫn không giảm.
 

Sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề chăm sóc các cháu bị bỏ rơi tại chùa. Ảnh: Quốc khánh

Không chỉ riêng chùa Trăm Gian, tại nhà nuôi dưỡng trẻ ở Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội số II [xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội] và nhiều trung tâm bảo trợ xã hội khác cũng thường xuyên "nhặt" được trẻ bị bỏ rơi. Thống kê từ năm 2004 đến năm 2012, có khoảng 176.000 trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi trên toàn quốc. Trong đó, ít nhất 21.000 trẻ phải sống trong các cơ sở chăm sóc tập trung, bao gồm trẻ bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị nhiễm HIV, bị khuyết tật... Tỷ lệ trẻ được cho làm con nuôi [phần lớn là trẻ bị bỏ rơi] tăng gấp 4 lần so với trước năm 2004.

Tình mẫu tử vốn thiêng liêng và đứa con luôn là tương lai, niềm tự hào của người mẹ, của gia đình. Vậy tại sao số trẻ em bị gia đình từ bỏ lại ngày một tăng? Nguyên nhân chính là do một số người mẹ lâm cảnh khó khăn, bị bệnh tật, không đủ sức vượt qua hoặc không dám đối mặt với dư luận khi mang thai ngoài ý muốn. Trong số này, các bà mẹ có con mắc bệnh hiểm nghèo đòi hỏi chi phí chữa trị cao như ung thư, bệnh tim hoặc bị dị tật nặng nề… khiến họ không đủ sức cứu chữa cho con, đành chấp nhận từ bỏ để con được người hảo tâm, cộng đồng giúp đỡ. Bên cạnh đó, một số cô gái trẻ vì không được trang bị kiến thức phòng tránh thai nên đã có thai ngoài ý muốn.

Gia đình là môi trường tốt nhất cho trẻ em phát triển. Vì thế, việc hỗ trợ các bà mẹ đơn thân, gia đình nghèo để họ đủ sức đương đầu với khó khăn, dũng cảm nuôi con là giải pháp hiệu quả để tránh xảy ra những chuyện đau lòng. Tuy vậy, Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em [Bộ LĐ-TB&XH] Nguyễn Hải Hữu cho rằng, hiện tại mức trợ cấp xã hội dành cho trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn là 180.000 đồng/tháng, chỉ bằng 20% mức sống trung bình năm 2011, chưa bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh việc nâng mức trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, bảo vệ các bà mẹ đơn thân, cần thiết phải xây dựng mạng lưới chăm sóc trẻ em cộng đồng. Ngoài hỗ trợ các bà mẹ có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ nâng cao nhận thức, kỹ năng chăm sóc trẻ, mạng lưới có nhiệm vụ phát hiện nguy cơ bỏ rơi trẻ em ở các gia đình nghèo khó để tìm giải pháp xử lý.

Bên cạnh đó, các đoàn thể chính trị-xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cần đẩy mạnh giáo dục cho hội viên, đoàn viên về quyền được chăm sóc, bảo vệ của trẻ em; trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo vệ thế hệ tương lai để cộng đồng có cái nhìn thân thiện hơn với các bà mẹ đơn thân. Cùng với đó, cần xây dựng hệ thống tiếp nhận trẻ em, cho con nuôi của cộng đồng để bảo đảm quyền lợi của trẻ. GS-TS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giới và phát triển [Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam] cho rằng, Nhà nước cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc hành vi bỏ rơi con. Điều này đã được áp dụng khá hiệu quả tại các nước tiên tiến.

Trẻ em bị bỏ rơi là vấn đề cần được quan tâm, đòi hỏi sự vào cuộc của cả cộng đồng để bảo đảm môi trường phát triển lành mạnh cho thế hệ tương lai.

Cha mẹ Nhân và Như siêng năng, chăm chỉ lao động. Tuy gia đình các em thuộc hộ cận nghèo nhưng nhờ cha mẹ các em chí thú làm ăn nên cuối năm 2020 cha mẹ Nhân, Như cất được căn nhà mới khang trang và thoát nghèo. Niềm vui khi có nhà mới chưa được bao lâu, tháng 10-2021, mẹ hai em mắc COVID-19, cha các em đi nuôi mẹ cũng bị nhiễm bệnh. Cha mẹ cách ly, điều trị không bao lâu thì lần lượt qua đời khi chưa kịp nhìn mặt hai con lần cuối.

Từng có một mái ấm gia đình hạnh phúc nhưng giờ ánh mắt Nhân luôn đượm buồn. Sau khi cha mẹ mất, Như nghỉ học để ở nhà giúp bà ngoại, Nhân do không có điều kiện học trực tuyến nên cũng nghỉ học. Như tâm sự: “Cha mẹ mất, bà ngoại hay bệnh, con phải nghỉ học để giúp bà. Con làm mực để có thêm thu nhập. Con muốn được đi học, sau này mở cửa hàng kinh doanh nhỏ để lo cho em”. Còn Nhân ấp úng: “Con nhớ cha mẹ. Con ước được đi học như các bạn”.

Bà Thị Phước - bà ngoại của hai em Như và Nhân chia sẻ: “Đến giờ Nhân chưa biết cha mẹ mất, cháu nghĩ cha mẹ đi làm xa tết sẽ về. Trước đây, gia đình con tôi khó khăn, khi các con mất chỉ để lại căn nhà mới cất mà không có của cải hay ruộng đất. Ba bà cháu sống nhờ đồng lương đi làm thuê, làm mướn của chồng tôi và 30kg gạo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành vận động nhóm vì trẻ em yêu thương cho hàng tháng, đủ cho gia đình tôi sống qua ngày”.

Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 cướp đi sinh mạng của nhiều người, biến nhiều em trở thành trẻ mồ côi. Huyện Châu Thành có 9 trẻ của 5 hộ gia đình mồ côi cha hoặc mẹ và mồ côi cả cha lẫn mẹ do dịch COVID-19; 64 trẻ mồ côi cha, mẹ do nguyên nhân khác. Đa số trẻ mồ côi đều có hoàn cảnh khó khăn. Đồng chí Phan Thị Thu Vân - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành cho biết: “Như và Nhân là trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Châu Thành cần được xã hội quan tâm, hỗ trợ. Hội vận động tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ thêm cho các em, không để các em phải bỏ học”.

Đồng chí Mai Hồng Tốt [bìa trái] - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An trò chuyện với em Nhân và mợ của em.

Thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do tác động của dịch COVID-19 do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành chỉ đạo cơ sở hội nắm tình hình trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; vận động, kết nối các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân phát huy truyền thống tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với các em. Hội đến thăm, tặng quà 8 trẻ mồ côi với tổng trị giá hơn 2 triệu đồng, vận động nhóm vì trẻ em yêu thương hỗ trợ thường xuyên 4 hộ gia đình có 8 trẻ mồ côi 30kg gạo/tháng...

Theo đồng chí Phan Thị Thu Vân, thời gian tới, hội tập trung hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do dịch bệnh COVID có hoàn cảnh khó khăn, mở rộng hỗ trợ trẻ mồ côi vì nguyên nhân khác trên địa bàn huyện; tạo điều kiện để trẻ mồ côi được phát triển toàn diện. Hội tiếp tục chỉ đạo hội cơ sở khảo sát, nắm tình hình trẻ mồ côi chưa được nhận đỡ đầu hoặc ít nhận được hỗ trợ trên địa bàn huyện để tiếp tục vận động hỗ trợ các em. Tùy điều kiện có thể hỗ trợ tiền hoặc vật chất như sản phẩm dinh dưỡng, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày, học phí, đồ dùng, thiết bị học tập…

Với sự sẻ chia từ những tấm lòng hảo tâm, sự chung tay của toàn xã hội, trẻ mồ côi cha, mẹ do dịch COVID-19 như chị em Huỳnh Như, Hồng Nhân hay trẻ mồ côi vì nguyên nhân khác đều được hỗ trợ, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Bài và ảnh: BẢO TRÂN

Chủ Đề