Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên cương

Biên phòng - Sau khi lên ngôi Hoàng đế vào tháng 10 năm Kỷ Dậu [1009], vua Lý Thái Tổ [Lý Công Uẩn] cùng với các đời vua Lý kế tiếp đã rất quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thời nhà Lý, tư tưởng chỉ đạo tác chiến rất tích cực, có ý chí tiến công cao, thể hiện trên cả hai mặt trận quân sự và ngoại giao. Để bảo đảm an ninh biên giới, vua cùng các vị quan triều Lý thường đích thân chỉ huy nhiều cuộc tuần tra, kiểm soát vùng biên ải. Bên cạnh đó, nhà Lý đã tiến hành hoạt động ngoại giao kiên quyết giữ vững độc lập chủ quyền, chống xâm lấn biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự vùng giáp biên. Triều đình còn đề ra một số chủ trương, chính sách mềm dẻo, khoan dung để thu phục các tù trưởng địa phương.

Một trong những chính sách mềm dẻo của nhà Lý để thu phục các tù trưởng là liên kết qua hôn nhân. Các vua Lý thường đem gả công chúa cho các tù trưởng có thế lực. Sử ghi: "Tháng 3, ngày mồng 7 năm 1029, [vua] đem công chúa Bình Dương gả cho châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái". Tháng 3 năm 1036 [vua], đem công chúa Kim Thánh gả cho châu mục Châu Phong là Lê Thuận Tông. Tháng 2 năm 1082, [vua] gả công chúa Khâm Thánh cho Hà Di Khánh châu mục châu Vị Long...". Nhà vua thông qua đó nắm đất, nắm dân miền biên ải, đồng thời thắt chặt khối đoàn kết các dân tộc, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của triều đình.

Điển hình có dòng họ Thân ở động Giáp [Hữu Lũng, Lạng Sơn] đã vững vàng trước mọi âm mưu, thủ đoạn mua chuộc, lừa phỉnh, gây sức ép của triều đình nhà Tống ở Trung Quốc. Đây là một dòng họ lớn có thế lực, được gắn chặt với nhà vua bằng chính sách hôn nhân qua nhiều đời, như: Vua Lý Thái Tổ gả con gái của mình cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu là Thân Thừa Quý, vua Lý Thái Tông gả công chúa Bình Dương cho con cả Thừa Quý là Thân Thiệu Thái.

Ở miền đất Hưng Hóa [vùng Tây Bắc nước ta hiện nay], một số tù trưởng thường dựa vào thế rừng núi hiểm trở nổi dậy cát cứ, chống đối chính quyền trung ương. Để thu phục họ, vua Lý Thái Tông đem công chúa gả cho châu mục châu Đăng [Hưng Hóa] là Đào Đại Di... Việc kết hôn đã cho ra đời thế hệ ngoại thích, nhân tố mới ở miền biên ải.

Do có những chính sách trên, nhà Lý đã thâu tóm vững chắc được dải biên cương rộng dài của đất nước. Các tù trưởng mang ơn tác thành của nhà vua nên ai cũng ra sức đền ơn báo đáp.

Một tấm gương tiêu biểu trong số các phò mã là Dương Tự Minh, dân tộc Tày, quê ở làng Quán Triều, thủ lĩnh châu Phú Lương [Thái Nguyên]. Vua Lý Anh Tông đã gả công chúa Thiều Dung và phong Dương Tự Minh làm phò mã lang. Thời gian này, quân Tống sau những thất bại liên tiếp ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, Quách Quỳ và Triệu Tiết buộc phải rút quân về nước, nhưng chúng vẫn chiếm châu Quảng Nguyên, vùng đất xung yếu, cửa ngõ đi vào Đại Việt. Năm 1081, sau bốn năm đấu tranh quyết liệt của triều Lý, nhà Tống mới chịu trao trả vùng đất trên. Trước khi rút về nước, quân Tống đã dã man tàn phá Quảng Nguyên một cách thảm khốc.

Phò mã Dương Tự Minh được vua Lý tin tưởng giao cho chỉ huy việc tiếp nhận vùng đất này. Ông đã cùng với nhân dân địa phương ra sức phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, ông đã chú trọng xây dựng phòng tuyến an ninh vững chắc, chống mọi hoạt động xâm lấn của kẻ thù. Tiếp đó, vào đầu những năm 40 của thế kỷ XII, Dương Tự Minh lại được triều đình giao nhiệm vụ lên củng cố phòng tuyến Quảng Nguyên. Ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, lại được vua Lý Anh Tông tin cậy giao thêm việc cai quản các khe động ven biên giới giáp Quảng Tây...

Tháng 9 năm 1145, một người Tống là Đàm Hữu Lượng tụ tập dân địa phương Hoa Nam, kéo sang cướp phá châu Quảng Nguyên. Viên quan coi Quảng Tây đưa thư sang nhờ ta bắt hộ. Dương Tự Minh cùng một số tướng được vua Lý sai đem quân đi đánh. Ông cho quân đánh mạnh vào Thông Nông [Cao Bằng], bắt được rất nhiều tay chân của Hữu Lượng. Hữu Lượng trốn thoát vào rừng, sau đó bị quân Tống bắt. Sau trận này, một thời gian dài, người Tống không dám cho quân sang quấy phá nước ta nữa.

Ngày nay, tại phường Quán Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, có đền Khuông Quang Trợ Hóa đại vương thờ phò mã Dương Tự Minh. Ngoài ra, địa phương khác cũng có đền thờ ông như đền Đuổm ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương [tỉnh Thái Nguyên]...

Với chính sách "nhu viễn" mềm dẻo liên kết qua hôn nhân và các hình thức khác, nhà Lý đã thu phục được tuyệt đại bộ phận các tù trưởng và nhân dân vùng biên ải, thực hiện đoàn kết dân tộc, góp phần bảo vệ, giữ vững độc lập chủ quyền đất nước.

Đặng Việt Thủy

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Nguyễn Đức Thành
  • Start date Jun 18, 2021

Gả công chúc và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi để kết thân nếu có tù trưởng tạo phản vua lý cũng đi đánh dẹp Đối với nhà tống vua lý dữ chính sách ngoại giao hòa hảo

Chọn đáp án:B

Giải thích:Đối với vùng biên viễn vua Lý gả các công chúa và phong tước cho các tù trưởng miền núi để kết thân với các tù trưởng miền núi và củng cố khối đoàn kết dân tộc.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 10

Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.

B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.

C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Chọn đáp án:B

Giải thích:Đối với vùng biên viễn vua Lý gả các công chúa và phong tước cho các tù trưởng miền núi để kết thân với các tù trưởng miền núi và củng cố khối đoàn kết dân tộc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề