Nhà Mạc tập trung xây dựng quân đội thường trực mạnh nhằm mục đích chủ yếu là gì

Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Đó vừa là nguyên tắc cao nhất, vừa là yêu cầu, giải pháp cơ bản đảm bảo cho Quân đội ta không ngừng lớn mạnh, trở thành công cụ bạo lực tin cậy và sắc bén của Đảng và nhân dân, luôn đủ sức hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quan điểm của Đảng về xây dựng quân đội có sự phát triển liên tục qua các thời kỳ, gắn với đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ. Hiện nay, Quân đội ta đang được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng. Đó vừa là sự nhất quán, vừa là sự phát triển quan điểm của Đảng về xây dựng quân đội nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

1. Sự phát triển quan điểm của Đảng về xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại qua các thời kỳ

Quan điểm của Đảng về xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đã được hình thành từ rất sớm và không ngừng hoàn thiện. Năm 1954, sau khi quân và dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneva và cùng các nước dự Hội nghị Geneva ký Tuyên bố cuối cùng; đại diện Chính phủ Mỹ không ký Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva, qua đó mở đường cho việc xúc tiến kế hoạch xâm nhập miền Nam Việt Nam để thay thế thực dân Pháp, xâm chiếm Việt Nam bằng chính sách thực dân mới. Trước tình hình đó, từ ngày 5 đến 7-9-1954, Bộ Chính trị đã họp và ban hành nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết xác định những nội dung nhiệm vụ trên các lĩnh vực, chỉ rõ chủ trương: “Cần phải xây dựng Quân đội nhân dân thành một quân đội cách mạng, chính quy, tương đối hiện đại hóa”. Đây được coi là dấu mốc đầu tiên cho sự hình thành quan điểm của Đảng về xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Đại tướng Phùng Quang Thanh kiểm tra, động viên cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 144 [Bộ Tổng Tham mưu] tham gia một cuộc diễn tập năm 2010. Ảnh:Báo QĐND

Tiếp tục phát triển quan điểm trên, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 [mở rộng] của Đảng tháng 3-1957 đã khẳng định: “Căn cứ vào nhiệm vụ và đường lối cách mạng của Đảng, căn cứ vào nhiệm vụ và phương châm xây dựng quân đội, trên cơ sở những thành tích đã đạt được trong hai năm qua, nhiệm vụ trước mắt và trong một thời gian nhất định của chúng ta là: Tích cực phấn đấu để tiếp tục thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch dài hạn xây dựng Quân đội nhân dân, làm cho Quân đội ta trở thành một bộ đội lục quân cách mạng, chính quy và tương đối hiện đại, đồng thời đạt những cơ sở đầu tiên cho các quân chủng và binh chủng kỹ thuật”.

Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất, nhân dân ta vừa mới bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, tái thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì lại phải bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc đầy thử thách. Dù đất nước còn gặp muôn vàn khó khăn, song trong bối cảnh độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục bị đe dọa, nhiệm vụ xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, hiện đại” vẫn được Đảng ta ưu tiên hàng đầu.

Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20, tình hình thế giới và trong nước có những biến động to lớn, tác động trực tiếp đến nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ xây dựng quân đội cần phải có sự điều chỉnh để Quân đội ta vừa có đủ sức mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa tiết kiệm tối đa nguồn lực phục vụ cho xây dựng đất nước. Tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta xác định rõ chủ trương: “Xây dựng các LLVT nhân dân với chất lượng ngày càng cao. Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, tinh nhuệ, với cơ cấu tổ chức và quân số hợp lý, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 cũng xác định: “Xây dựng các LLVT nhân dân với số quân thường trực thích hợp theo hướng cách mạng, chính quy, từng bước hiện đại, tinh nhuệ, với lực lượng dự bị động viên, quân tự vệ hùng hậu, có sức chiến đấu cao”.

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khoa học quân sự thế giới ngày càng phát triển, làm xuất hiện các hình thái chiến tranh và phương thức tác chiến mới, đặt ra yêu cầu bức thiết đối với mọi quốc gia phải đổi mới tư duy quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội. Căn cứ vào điều kiện, tình hình đất nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã triển khai nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về xây dựng quân đội. Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã xác định rõ chủ trương: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng LLVT nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng”. Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, Quân đội ta cần được tăng cường đầu tư và ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại đối với hải quân, phòng không-không quân, tác chiến điện tử, thông tin liên lạc, trinh sát kỹ thuật và cảnh sát biển.

Như vậy, quan điểm, chủ trương về xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đã được Đảng ta hình thành từ rất sớm và liên tục có sự phát triển, hoàn thiện.

Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 126 [Quân chủng Hải quân] ngày 6-4-2016. Ảnh:DUY HỒNG

2. Tiếp tục xây dựng Quân đội ta cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng trong tình hình mới

Trong những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước được tăng cường. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch vẫn tăng cường các hoạt động chống phá thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với những hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Để Quân đội ta luôn vững mạnh, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, toàn quân cần quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, tiếp tục xây dựng quân đội trên các mặt chủ yếu sau:

Một là, luôn đặt lên hàng đầu vấn đề xây dựng quân đội cách mạng.

Xây dựng quân đội cách mạng trong tình hình mới đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, bồi đắp bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội, bảo đảm cho Quân đội ta luôn là quân đội của dân, do dân, vì dân; tuyệt đối trung thành, là công cụ chính trị, công cụ bạo lực tin cậy và sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong tình hình hiện nay, khi chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, đòi “phi chính trị hóa” quân đội, vấn đề giữ vững bản chất cách mạng của quân đội càng phải được đặt lên hàng đầu. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường hơn nữa giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, của quân đội cho cán bộ, chiến sĩ; qua đó nâng cao nhận thức chính trị, bồi đắp tình cảm, niềm tin, lý tưởng cách mạng, tạo khả năng “miễn dịch”, “đề kháng” trước những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch.

Hai là, đẩy mạnh công tác xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật trong quân đội.

Tập trung nâng cao chất lượng chính quy trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý con người và vũ khí, trang bị kỹ thuật. Bảo đảm sự thống nhất, chuẩn mực về trang phục, lễ tiết tác phong phù hợp với hội nhập quốc tế; sự thống nhất trong thực hiện điều lệnh, điều lệ cùng các chế độ, quy định. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác rèn luyện kỷ luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội cho cán bộ, chiến sĩ. Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định và các văn bản hướng dẫn thực hiện nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước vào quá trình huấn luyện, công tác tại đơn vị.

Ba là, xây dựng quân đội tinh nhuệ, đủ khả năng thích ứng với mọi tình huống.

Tăng cường công tác nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự trên cơ sở kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam, tiếp thu và vận dụng sáng tạo tri thức khoa học quân sự của thế giới phù hợp với đặc điểm con người và vũ khí trang bị của Quân đội ta. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, bảo đảm bám sát thực tiễn chiến đấu, giúp bộ đội không chỉ vững vàng về chính trị mà còn có trình độ tác chiến cao, sử dụng thuần thục, hiệu quả các vũ khí trang bị được biên chế. Tăng cường huấn luyện, diễn tập hiệp đồng tác chiến quân binh chủng, diễn tập khu vực phòng thủ, diễn tập cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão lũ, cháy rừng...

Bốn là, từng bước hiện đại hóa quân đội, ưu tiên tiến thẳng lên hiện đại đối với một số quân chủng, binh chủng, lực lượng.

Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong tình hình mới, quân đội cần phải đẩy nhanh hơn nữa lộ trình hiện đại hóa, nhất là đối với các lực lượng mũi nhọn trong chiến tranh tương lai. Quá trình hiện đại hóa quân đội phải đồng thời quan tâm việc đầu tư, mua sắm vũ khí, khí tài, trang bị, vừa nâng cao năng lực sản xuất của nền công nghiệp quốc phòng trong nước, vừa đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng công tác huấn luyện giúp cho cán bộ, chiến sĩ làm chủ vũ khí, khí tài, trang bị hiện đại. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo, kịp thời nhận diện đúng, trúng những thách thức, nguy cơ đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, những đặc điểm mới của chiến tranh hiện đại, từ đó xác định chính xác những lực lượng cần ưu tiên hiện đại hóa, vừa bảo đảm xây dựng quân đội luôn vững mạnh, vừa tiết kiệm nguồn lực cho phát triển đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam nhất định sẽ luôn giữ gìn và phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng, không ngừng phát triển về mọi mặt, bảo đảm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Đại tướng PHÙNG QUANG THANH,nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

[*] Lược trích bài viết cùng tên đăng trong cuốn sách “Quan điểm, thành tựu và định hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, năm 2020.

Video liên quan

Chủ Đề