Nhà thơ được coi la người của 2 the kỷ gạch nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại

1. Tiểu dẫn

- Tản Đà: [1889-1939], tên thật Nguyễn Khắc Hiếu

- Quê hương: Tỉnh Sơn Tây [Nay thuộc tỉnh Hà Tây], mồ côi cha từ nhỏ, già đình nghèo khó.

- Năm 1913 ông làm báo tại Vĩnh Yên.

- Năm 1915 ông lấy vợ

- Năm 1916 ông chính thức chọn con đường viết văn, làm báo chuyên nghiệp.

- Năm 1926 ông cho ra đời An Nam tạp chí.

- Con người:

+ Sinh ra và Lớn lên trong buổi giao thời.

+ Là “người của hai thế kỷ” [Hoài Thanh]

+ Học chữ hán từ nhỏ nhưng về sau chuyển sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ…

2. Sự nghiệp văn học

a. Di sản văn học

- Thơ: Khối tình con người I, II [1916, 1918]

- Truyện: Giấc mộng con người I, II [1916, 1932]

- Tự truyện: Giấc mộng lớn [1928]

- Thơ và văn xuôi: Còn chơi [1921].

b. Phong cách thơ

- Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.

- Có thể xem thơ văn ông như một gạch nối giữa hai thời văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

- Ông có lối đi riêng vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

Từ thập niên 1920 cho đến nửa đầu thập niên 1930, văn đàn Việt Nam không có một nhà thơ nào nổi tiếng và được yêu mến như Tản Đà.

- Nghe tin Tản Đà mất, làng văn nghệ trong nước trở nên xôn xao. Một loạt các bài báo tưởng niệm Tản Đà được ra mắt ngay sau đó:

+ Khái Hưng có "Cái duyên của Tản Đà", "Vài chuyện vui về thi sĩ Tản Đà".

+ Xuân Diệu có "Công của thi sĩ Tản Đà"

+ Lâm Tuyền Khách có "Một tháng với Tản Đà",“Đời làm báo của Tản Đà"

+ Lưu Trọng Lư có "Bây giờ, khi nắp quan tài đã đậy lại"

+ Phan Khôi có "Tôi với Tản Đà thi sỹ"

+ Nguyễn Tuân có "Tản Đà, một kiếm khách"

=> Những bài viết này thể hiện sự kính trọng, quý mến đối với con người Tản Đà.

- Năm 1941, Hoài Thanh và Hoài Chân cho in tác phẩm "Thi nhân Việt Nam" nổi tiếng, đã cung kính đặt Tản Đà lên ngồi ghế "chủ suý" của hội tao đàn, ở những trang đầu tiên, như một người mở lối cho thi ca Việt Nam bước vào một giai đoạn tươi đẹp mới.

- Ông là người sáng lập ra tờ báo chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam: tờ "An Nam tạp chí", nó gắn liền với sự nghiệp làm báo của Tản Đà.

Loigiaihay.com

Với tâm hồn nghệ thuật mới mẻ, lãng mạn, phóng khoáng, Tản Đà được xem là nhà thơ giao thời giữa 2 thời kỳ. Để hiểu rõ hơn về tâm hồn thi sĩ, cái ngông của Tản Đà, các em có thể tham khảo bài văn mẫu chứng minh thơ Tản Đà "có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học" Việt Nam đầu thế kỉ XX của chúng tôi. Đọc, tìm hiểu nội dung bài viết sẽ hỗ trợ tốt cho việc ôn tập, rèn luyện kỹ năng viết bài phân tích bài Hầu trời sau này của các em.


Đề bài: Qua bài Hầu trời, anh chị hãy chứng minh thơ Tản Đà "có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học"

Văn mẫuChứng minh Tản Đà là gạch nối của hai thời đại thi ca qua bài Hầu trời

Bài làm

Yêu cầu của đề là qua bài thơ Hầu trời [có thể sử dụng cả bài Muôn làm thằng Cuội đã học ở lớp 8] tìm những yếu tố mới đánh dấu bước phát triển của thơ ca Việt Nam trong buổi giao thời giữa văn học trung đại và hiện dại.

- Về cảm hứng: Cảm hứng lãng mạn với ước mơ được bay bổng lên tận cõi tiên có hoàn toàn mới mẻ trong văn học thời trung đại không? [Chú ý tích Lưu Thần, Nguyền Triệu lạc vào cõi tiên]. Người xưa mong ước được lên cõi tiên là để tìm kiếm điều gì [khi cõi đời là một vòng danh lợi ô trọc mà người ta chán ghét]?

Đầu thế kỉ XX, khi ý thức về "cái tôi" cá nhân đã trỗi dậy, Tản Đà mơ thoát lên tiên còn có ước nguyện khác? [chú ý phân tích qua các chi tiết nghệ thuật ở câu 4, 8 trong bài Muốn làm thằng Cuội và đoạn thơ tả cảnh Trời và chư tiên nghe Tản Đà đọc thơ văn mình trong bài Hầu Trời. Tản Đà muốn khẳng định điều gì qua những vần thơ đó? Vì sao nhà thơ phải lên tận Trời để cỏ thể thỏa được niềm khao khát đó?] Nguồn cảm hứng đó có ý nghĩa như thế nào đối với cả thế hệ thi nhân mới?

- Về nghệ thuật: Tìm những dấu hiệu đổi mới qua thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu trong bài thơ.

----------------- HẾT ---------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Qua bài Hầu trời, chứng minh thơ Tản Đà "có thể xem như cái gạch nối giữa hai thời đại của văn học" bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Soạn bài Hầu trời hoặc bàiCảm nghĩ về bài thơ Hầu trời của Tản Đàđể có thể hiểu rõ hơn về nội dung, giá trị tư tưởng của tác phẩm.

//thuthuat.taimienphi.vn/qua-bai-hau-troi-chung-minh-tho-tan-da-co-the-xem-nhu-cai-gach-noi-giua-hai-thoi-dai-cua-van-hoc-41610n.aspx

Nhà thơ được xem là chiếc gạch nối giữa văn học trung đại và hiện đại Việt Nam ?
A. Nguyễn Bính
B. Chế Lan Viên
C. Tản Đà
D. Tố Hữu

Tản Đà được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của Thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”.

Nhà thơ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu [1889-1939]

Ở Việt Nam, thơ ca rất được ưa chuộng nên thời đại nào cũng xuất hiện nhiều nhà thơ lớn. Tuy nhiên, ở thời điểm giao thời từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, vị trí nhà thơ tiêu biểu nhất chỉ có thể là Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu. Với những dòng thơ lãng mạn có tư tưởng cách tân, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của Thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là “gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại”.

TẢN ĐÀ - THI SỸ CỦA HAI THẾ KỶ


Nhà thơ Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 25/5/1889, tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, Sơn Tây, Hà Nội. Tản Đà là bút danh được đặt từ tên của núi Tản, sông Đà, quê hương của nhiều dấu tích lịch sử, nhiều cảnh sắc nên thơ.

Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ, 5 tuổi ông học Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết. Lên 6 tuổi, ông học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ Quốc ngữ; 10 tuổi biết làm câu đối, thơ văn. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.

Theo tác phẩm “Giấc mộng lớn”, một cuốn tự truyện của ông, đồng thời là cuốn tự truyện đầu tiên của văn học Việt Nam, thì sau lần hỏng thi thứ hai, khoa Nhâm Tý [năm 1912], ông thôi nghề khoa cử và bắt đầu với sự nghiệp viết văn.

Tác phẩm đầu tiên của Tản Đà được công bố trước công chúng là những bài tản văn đăng ở “Đông Dương tạp chí”, năm 1915.

Văn của Tản Đà ngay từ khi ra mắt bạn đọc đã nổi tiếng, đến mức “Đông Dương tạp chí” phải mở riêng một mục là Tản Đà văn tập chuyên đăng tải văn của ông. Tuy nhiên, thơ mới là lĩnh vực chính yếu trong sự nghiệp đa dạng, phong phú của ông.

Thơ Tản Đà tuôn chảy như suối nguồn, đa dạng về đề tài và vô cùng phong phú về cảm xúc, đó là một thứ thơ có bản lĩnh, bản sắc riêng. Song giá trị lớn lao và đặc sắc hơn cả trong thơ của Tản Đà chính là ở vị trí dẫn đạo của ông trên thi đàn đầu thế kỷ 20.

Sở dĩ nói như vậy là bởi Tản Đà đến với văn chương ở buổi cũ mới giao nhau. Thơ cũ không còn đủ để chứa tình ý của ông. Còn cái mới, thì ông phải tự tìm lấy. Bỗng nhiên, Tản Đà thành người tự do, không bị khuôn khổ nào câu thúc, cả về hình thức lẫn nội dung.

Thơ văn ông lắm lối, lắm loại. Khi thì ông phân biệt chúng bằng hình thức hát nói, hát xẩm, ca lý, tứ tuyệt, bát cú, yết hậu, lục bát, tứ lục, trường đoản, từ khúc, trường thiên... khi thì bằng nội dung, Tản Đà tập kiều, Tản Đà thù tiếp, Tản Đà thơ họa. Lại có thứ gọi là Tản Đà thơ vặt, Tản Đà xuân sắc.

Tản Đà làm thơ như chỉ vì mình, cho nên thơ ông được nhiều người thích ở sự thành thật, hồn nhiên. Thơ như nói, nói như chơi mà thấm thía nhân tình.

Biên độ thơ Tản Đà rất rộng, hình thức đủ loại đã đành mà nội dung lại còn phong phú: Dân ca liền với triết học, cổ điển đấy mà cũng lãng mạn đấy, trào phúng liền ngay với trữ tình, cụ thể như phóng sự lại điểm xuyết những nét thật tiêu tao trữ tình... Nhiều khi câu, chữ như dùng sẵn của người xưa nhưng cái chất chứa bên trong lại rất Tản Đà, cứ như ông thổi sinh khí vào tượng đất cho nó thành người biết ứa nước mắt.

Thơ của Tản Đà là thơ tâm sự, đó chính là chủ nghĩa lãng mạn Tản Đà. “Nhớ mộng”, “Tống biệt”, “Nói với ảnh”, “Nói với bóng”, “Hầu trời”... là những bài thơ mà Tản Đà tự giãi bày tâm sự.

Tản Đà lãng mạn trên “cái tôi ngông”, cái tôi đòi quyền tồn tại của mình chưa được thì phải ngông, phải ngạo. Ngông ngạo là lãng mạn trong cái khung của hiện thực. Lãng mạn cao hơn là ra ngoài cõi thực. Tản Đà cũng đã có chất lãng mạn đó. Và đấy là chỗ bộc lộ nhất tinh hoa thơ Tản Đà.

Bên cạnh những hình thức biểu hiện của một cái “tôi” ngông, thơ Tản Đà còn đề cập đến lòng thương dân, chí lo đời. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua các bài thơ “Cảm đề”, “Lên sáu”, “Lên tám”, “Đài gương”...

Chịu ảnh hưởng sâu sắc của những phong trào yêu nước những năm đầu thế kỷ, Tản Đà có những vần thơ cảm khái thể hiện tư tưởng yêu nước. Tiêu biểu cho dòng thơ này của Tản Đà là bài thơ nổi tiếng “Thề non nước” viết năm 1920.

Theo tác giả, đó là bài thơ quan trọng nhất của ông. Ông đã “mượn câu chuyện tài tử giai nhân chốn Bình Khang để chép lời phong nguyệt mà gửi lời non nước”. Có thể nói, thơ Tản Đà có cái trữ tình riêng tư và trữ tình xã hội. Cái yêu, cái sầu, cái mộng, cái ngông, cái riêng và chung hòa quyện với nhau rất tinh tế.

Tản Đà đã tự khẳng định: “Tôi là người gì? ở phía Nam Đông Á, ở phía Bắc Việt Nam, ở phía Tây Bắc Kỳ, một người làm văn ở tỉnh Sơn Tây vậy!”. Nhưng vượt khỏi “Đà Giang, núi Tản”, Tản Đà đã nổi lên như một ngôi sao sáng, đúng như Nguyễn Tuân đã nhận xét: “Trong chốn tao đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy; trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi Hội chủ; mà làng văn làng báo xứ này ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?”

MỘT NHÀ BÁO CHÂN CHÍNH

Không chỉ là một ngôi sao sáng trên văn đàn, Tản Đà còn là một nhà báo. Tản Đà được coi như là một ký giả sớm nhất của những năm 1915-1916. Năm 1921, ông làm chủ bút báo Hữu Thanh. Nhưng sau đó ông giã từ báo này vì "Làm chủ bút mà không được làm chủ cái bút của mình".

Tản Đà ra viết cho báo Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn, Sông, Sài Gòn, Nam Phong tiểu thuyết thứ bảy, ích Hữu, Thanh Nghệ Tĩnh, Ngày nay, Văn học tạp chí, rồi chính ông đã sáng lập ra An Nam tạp chí, năm 1926.

Mặc dù An Nam tạp chí chỉ ra 48 số nhưng được coi là một trong những tờ đầu tiên có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của báo chí-văn học Việt Nam thời cận đại theo khuynh hướng hiện thực. Bên cạnh đó nó thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước của Tản Đà, qua những bài tiểu luận, bài thơ.

Bất đắc chí trước thời thế và bất hạnh của chính mình, Tản Đà cảm thán:




Những năm cuối đời, ông dành hết tâm sức cho việc dịch thuật và biên soạn, trong đó phải kể đến “Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh”, “Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện”, “Thời hiền thi tập”...

Ông qua đời ngày 7/6/1939, tại Hà Nội.

Lao động nghệ thuật thật sự, trăn trở thực sự, nhà thơ mang tên dòng sông, ngọn núi quê hương đã tận tụy với con đường văn, với nghiệp văn của đời mình.

Có thơ phóng túng, ngông nghênh nhưng không buông thả, không dễ dãi, gửi gắm vào những trang thơ dí dỏm, hóm hỉnh là nỗi niềm khát khao được khẳng định chính mình. Và thật không uổng công khi bạn đọc hôm nay và mai sau nữa vẫn luôn nhớ tới ông, thơ ông xứng đáng là cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại./.

Ngọc Lan [TTXVN]

Video liên quan

Chủ Đề