Nhận biết con người qua cách nói chuyện

Xem tướng người qua cử chỉ, cách nói chuyện

Xem tướng người qua cách nói chuyện

Mỗi một cử chỉ hành vi đều là nét riêng của mỗi người, và người xưa thường nói “tâm sinh tướng” không hề vô căn cứ chút nào. Xem tướng người có thể dựa vào dáng ngồi, dáng đứng, cách nói chuyện… Để hiểu rõ hơn thì hãy tham khảo một số mẹo “nhìn tướng biết người” dưới đây nhé:

1. Tướng người lấy tay che miệng khi nói chuyện: hay tự ti về bản thân mình, thích dò xét người khác, luôn cảnh giác với mọi chuyện và hiếm khi tiết độ điều gì về bản thân mình cho người khác biết.

2. Tướng người hay rung chân: tính tình bảo thủ, thích hưởng thụ một mình, không muốn chia sẻ với ai, không biết nghĩ đến người khác mà chỉ làm điều gì có lợi cho mình. Hơn nữa lại bần tiện, keo kiệt, nhưng lại có ưu điểm là rất chịu suy nghĩ trước khi hành động.

3. Tướng người nói không ngừng: xem tướng người qua cách nói chuyện này thể hiện một người rất tự cao, hay khoe khoang, thích giao tiếp, thích bắt chuyện và hay tò mò. Nhưng nhìn chung họ là người tuyềnh toàng, vui tính, không để bụng nhiều.

4. Tướng người khua chuân múa tay khi nói chuyện: rất tự tin, thái độ làm việc dứt khoát, có năng khiếu lãnh đạo, mạnh mẽ, hướng ngoại, có tài diễn thuyết, biết cách làm người ta tin tưởng nên dễ thành công.

5.Khi nói chuyện hay sờ mó vào vật gì đó: tính cách tự ti, thiếu quyết đoán, hay ỉ lại vào người khác, hoặc cũng có thể là họ đang có nội tâm căng thẳng, nhiều điều không vừa ý.

6. Tướng người hay đập vai vào người đối diện: mạnh mẽ, có cá tính, sống thân thiện, cởi mở, chân tình nhưng nhiều khi hơi quá vô tư, không suy nghĩ.

7. Tướng người hay chống nạnh: có tham vọng lớn, rất mong muốn đạt được mục tiêu, họ đã không làm thì thôi, nhưng khi đã quyết tâm làm gì thì nhất định sẽ phải làm ra trò.

Tướng người hay chống nạnh

8. Tướng người hay cắn móng tay: xem tướng người qua cử chỉ này chỉ người đang căng thẳng, tính tình cô độc và có nhiều dục vọng.

9. Tướng người hay nhíu mày: hay suy nghĩ lo lắng, nội tâm hay bồn chồn, ít quyết đoán, tính tình khá khó khăn.

10. Tướng người hay nháy mắt: người không đứng đắn, thích chinh phục người khác, tuy nhiên tính cách lại khá hòa đồng nên được nhiều người quý mến.

11. Tướng người hay liếm môi lè lưỡi: lẳng lơ ngầm, nhưng cũng có thể là người yếu đuối, hay đắm chìm trong tình cảm. Những người này cũng khá ích kỷ, bảo thủ, hiếm khi thổ lộ và rất ít khi thừ nhận mình sai.

12. Tướng người bay bẻ khớp ngón tay: thích nói những chuyện vặt vãnh, rất hăng say nói chuyện, thích là làm không tính toán thiệt hơn, tuy nhiên công việc và sự nghiệp thường không ổn định.

Người hay bẻ khớp ngón tay

13. Khi nói chuyện thường vặn ngón tay hay xé giấy, hoặc thứ gì đó: người nóng vội, gấp gáp, hay suy nghĩ lung tung. Xem tướng người qua cách nói chuyện này cũng thể hiện người căng thẳng, thiếu tính kiên trì.

14. Tướng người hay gãi đầu, gãi tai: hay vòi vĩnh, xuề xòa, không câu nệ mọi chuyện. Nếu là đàn ông thì là người dễ hòa đồng, còn nếu là phụ nữ thì lại là người hay tính toán chi ly.

15. Hay cướp lời người khác khi nói chuyện: người mưu mô, mồm mép xảo biện, bảo thủ, nói mà không làm, không bao giờ dám nhận mình sai.

16. Tướng người vừa nói vừa trả lời: xem tướng người qua cách nói chuyện này thể hiện người thâm thúy, nhiều mưu lược, tính tự chủ cao và có nhiều ý tưởng sáng tạo.

17. Tướng người vừa nói chuyện vừa móc mũi: xem tướng người qua cử chỉ này thể hiện tính cách tằn tiện, không lịch sự, lôi thôi và khá nhỏ nhen.

18. Tướng người hay nhún vai khi nói chuyện: nhiệt tình với nhiều người, biết sáng tạo và cũng rất biết hưởng thụ cuộc sống. Nhìn chung đây là những người thường có cuộc sống hạnh phúc, hòa thuận với mọi người.

17. Tướng người hay cắn môi: đây là người có khả năng chịu đựng cao, thích tự mình giải quyết vấn đề. Ngoài ra thì tính tình cũng khá lỳ lợm, can trường.

19. Tướng người hay chống cằm: xem tướng người qua cửa chỉ này ngưuời khá nghiêm túc, có tinh thần làm việc cao, họ ghét phải hợp tác với những người qua loa người biếng.

Xem tướng người hay chống cằm

20. Tướng người hay khoanh tay trước ngực: Những người này thường hay đề phòng, họ độc đáo nhưng lạnh lùng. Kiểu người này có cái tôi khá cao, tuy nhiên cũng dễ bị thua thiệt.

21. Tướng người hay cho tay vào túi quần: xem tướng người qua cử chỉ này cho thấy họ luôn muốn đề phòng mọi người, thích che giấu tâm lý và không muốn để lộ ra ngoài.

22. Tướng người hay vuốt dái tai khi nói chuyện: họ rất muốn phát biểu ý kiến, nói lên suy nghĩ của mình nhưng lại ngại ngùng, thiếu tự tin. Nhưng nhiều trường hợp cũng có thể là họ đang muốn cắt đứt câu chuyện này.

23. Tướng người hay nhìn dáo dác:Đây là kiểu người rất dễ bị lung lay, tuy lạc quan nhưng thường ngả nghiêng theo dư luận, không vững vàng tâm lý.

24. Tướng người hay liếm môi: thường có dục vọng khá lớn, thường gặp vấn đề trong chuyện tình cảm, phải chú ý khống chế cảm xúc, để tránh người khác và bản thân bị tổn thương.

24. Tướng người hay lắc lư đầu: Những người này vô cùng tự tin, thích thể hiện bản thân, thích nhận được lời khen ngợi về tinh thần phấn đấu trong sự nghiệp.

25. Hay cúi đầu khi trò chuyện: Người này thường thâm trầm, hay suy xét mọi việc kỹ càng rồi mới đưa đến quyết định. Họ không thích tham gia các buổi tụ tập nói chuyện phiếm.

Tham khảo thêm một số bài viết về xem tướng khác:

  • Hướng dẫn cách xem tướng mũi đoán vận mệnh
  • Cách xem tướng người thông minh

Có rất nhiều động tác, cử chỉ lặt vặt của con người mà ít ai để ý tới, nhưng nó lại là dấu hiệu để bạn phán đoán một người vô cùng chuẩn xác. Mong rằng những cách xem tướng người qua cử chỉ, cách nói chuyện trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một người nào đó, từ đó điều chỉnh được mối quan hệ cho phù hợp. Chúc bạn luôn may mắn, thành công và có thật nhiều người bạn tốt nhé.

'Ngôn từ làm bộc lộ tính cách con người'

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nếu tình cờ nghe được một cuộc trò chuyên trên xe buýt, liệu bạn có thể đoán tính cách của ai đó dựa vào những từ ngữ họ sử dụng và chủ đề họ nói không? Và nếu tôi cho bạn đọc một truyện ngắn, bạn có thể đoán được tính cách của tác giả thông qua ngôn từ trong truyện?

Chúng ta thường được nhắc nhở "lựa lời mà nói". Thế nhưng lời nói của chúng ta có thể tiết lộ nhiều hơn những gì mình muốn.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tính cách được bộc lộ khá đúng qua ngôn ngữ, từ những gì được đăng lên Twitter hàng ngày cho đến cách ta lựa chọn địa chỉ email.

Những thói quen hàng ngày tiết lộ tính cách của bạn

Quảng cáo

Những người 'nhìn thấy trong mù lòa'

Nỗi sợ phải đối diện đám đông

Những người có tính cách hướng ngoại thường ồn ào và thích tán gẫu hơn những người hướng nội. Họ cũng có xu hướng nói chuyện nhanh hơn. Những phụ nữ hướng ngoại có nhiều khả năng trò chuyện theo nhóm hơn, trong khi những nam giới hướng nội lại dành nhiều thời gian để trò chuyện với chính mình hơn.

Những người hướng nội và hướng ngoại cũng sử dụng ngôn ngữ theo những cách rất khác nhau.

Cách đây vài năm, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học VU, Amsterdam, đứng đầu là Camiel Beukeboom, đã yêu cầu một nhóm 40 tình nguyện viên quan sát các bức ảnh với các ngữ cảnh khác nhau và nói to, mô tả những gì đã diễn ra.

Họ nhận thấy ngôn ngữ của người hướng ngoại có xu hướng trừu tượng và mơ hồ hơn, trong khi những người hướng nội diễn đạt bằng các thuật ngữ cụ thể hơn.

Những người hướng ngoại nói: "Bài báo này thật xuất sắc"

Những người hướng nội nói: "Bài báo này chứa rất nhiều thông tin"

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Những người hướng ngoại như Abraham Lincoln thường hay ồn ào và vui vẻ bắt chuyện hơn hầu hết chúng ta

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cho thấy những người hướng nội có khuynh hướng sử dụng nhiều mạo từ hơn. Họ cũng có khuynh hướng thận trọng hơn với ngôn ngữ của mình - họ sử dụng nhiều thuật ngữ mơ hồ [có lẽ, có thể] và thường sử dụng những con số cụ thể.

Những người hướng ngoại nói: "Hãy ăn gì đó đi"

Những người hướng nội nói: "Có lẽ chúng ta có thể đi ăn bánh mì kẹp thịt"

Hầu hết những người hướng ngoại thích tận hưởng cuộc sống nhanh, thích uống rượu, quan hệ bừa bãi và gặp nhiều rủi ro hơn những người hướng nội. Mỗi khi họ mở miệng, những người hướng ngoại đã sẵn sàng cho những rủi ro lớn hơn.

Các mối liên hệ giữa tính cách và ngôn ngữ cũng mở rộng ra văn viết. Khi Jacob Hirsh và Jordan Peterson từ trường Đại học Toronto yêu cầu học sinh viết về trải nghiệm trong quá khứ và các mục tiêu tương lai, họ nhận thấy rằng những người ghi điểm cao hơn về tính hướng ngoại có khuynh hướng đề cập đến những từ gắn liền với các mối quan hệ, vì những người hướng ngoại là "các nhà thám hiểm xã hội tích cực", các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhưng vấn đề không phải ở sự đối nghịch về tính cách giữa hướng ngoại và hướng nội. Ngôn ngữ cũng biểu lộ các khía cạnh khác trong tính cách của họ - bao gồm thái độ cởi mở [những người theo chủ nghĩa tự do sử dụng nhiều từ liên quan đến các giác quan], việc họ dễ bị kích thích thần kinh như thế nào [thường xuyên đề cập đến những vấn đề bức xúc], và tận tâm ra sao [các sinh viên siêng năng sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến thành tựu và công việc hơn].

Người dễ bị kích thích thần kinh nói: "Tôi mang theo mình một nỗi buồn ghê gớm"

Người cởi mở nói: "Bạn chỉ cần được lắng nghe"

Người tận tâm nói: "Chúng ta có thể xử lý nó"

Nguồn hình ảnh, Wikimedia Commons/Eric Magnan

Chụp lại hình ảnh,

Những người cởi mở chia sẻ kinh nghiệm nhiều khả năng sẽ dùng đến chữ 'mực'

Tính cách cũng được thể hiện nổi trội trong việc viết lách sáng tạo. Vào năm 2010, một nhóm các nhà tâm lý học người Đức cho hơn 100 học sinh tham dự 5 từ gợi ý ["máy bay rơi", "nữ bồi bàn", "pháo hoa", "thời trung cổ" và "siêu thị"] và sau đó yêu cầu họ viết một truyện ngắn bao gồm các từ này.

Các sinh viên cởi mở đã đưa ra những câu chuyện sáng tạo hơn, trong khi những sinh viên ít sáng tạo hơn lại viết nên các câu chuyện mang tính xã hội cao hơn.

Khi một nhóm khác được cho xem những câu chuyện và yêu cầu đánh giá tính cách của các tác giả, họ đã làm khá tốt.

Hầu hết các nghiên cứu này đều xem xét riêng từng ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong môi trường cách ly. Nhưng điều gì xảy ra khi chúng ta trò chuyện với nhau? Một nghiên cứu cho thấy nếu bạn đặt một nhóm những người hướng nội vào chung một căn phòng, họ nhiều khả năng sẽ nói đến việc giải quyết một vấn đề nào đó ["tôi phải tìm một căn hộ vì người bạn cùng phòng đang khiến tôi phát điên"].

Ngược lại, khi những người hướng ngoại nói chuyện với nhau, họ sẽ đề cập đến nhiều chủ đề hơn, chẳng hạn như "tôi thích chạy bộ" và "Steinbeck thật tuyệt vời". Hơn nữa, điều này phù hợp với những gì chúng ta đã biết: Người hướng ngoại thường có xu hướng hưởng thụ cuộc sống hơn.

Nguồn hình ảnh, iStock

Chụp lại hình ảnh,

... trong lúc những người hướng ngoại nhiều khả năng sẽ dùng chữ 'uống'

Tất nhiên, ngày nay chúng ta cũng dành thời gian cả ngày để gửi email, viết blog và cập nhật Twitter. Và có vẻ như chúng ta cũng để lộ tính cách của mình ở các diễn đàn kỹ thuật số này.

Bằng cách phân tích nội dung của gần 700 blog chứa hàng trăm nghìn từ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin nhận thấy những từ ngữ mà mọi người sử dụng phù hợp với cách họ tuyên bố về tính cách của mình, ví dụ như những người tự nhận mình dễ tính thường ít văng tục hơn.

Nhưng nhóm nghiên cứu đi xa hơn, thậm chí là ghép đôi những nét tính cách với việc sử dụng những từ ngữ cụ thể. Những người đạt điểm cao hơn về tính cởi mở có nhiều khả năng nói từ "uống" hơn.

Câu chuyện cũng tương tự với Twitter. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người hướng ngoại có khuynh hướng nhắc đến những cảm xúc tích cực và tình huống xã hội thường xuyên hơn, trong khi những người ghi điểm cao về cảm xúc thất thường có xu hướng sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất như "I" và "me".

Người hướng ngoại nói: "Chúng tôi rất hạnh phúc!"

Người thường có cảm xúc bất ổn nói: "Tôi đang vui".

Thật đáng kinh ngạc khi những mối liên quan giữa ngôn ngữ và tính cách này lại rất nhất quán.

Nghiên cứu nói trên nhận thấy các tình nguyện viên đã có thể đoán chính xác được tính cách của một người lạ mặt chỉ bằng cách đọc những bài họ đăng trên Twitter.

Nguồn hình ảnh, VTV

Chụp lại hình ảnh,

"Trong một số tình huống, bạn có thể chọn cho mình một cá tính có lợi chỉ bằng cách thay đổi ngôn ngữ bạn thường sử dụng"

Trên thực tế, có vẻ như chúng ta thường luôn cố giải mã tính cách của những người mình bắt gặp qua ngôn ngữ họ sử dụng.

Chúng ta liên tục đánh giá người khác, ngay cả dựa trên cách một ai đó chọn địa chỉ email.

Ví dụ, những người có nhiều con số trong địa chỉ email của họ được xem là ít tận tâm hơn. Trong khi đó chúng ta có xu hướng nghĩ rằng các địa chỉ email hài hước có nhiều khả năng thuộc về những người hướng ngoại [mặc dù điều này không đúng].

Ý tưởng rằng ta có thể vô tình tiết lộ một điều gì đó về bản thân mỗi khi nói chuyện, viết lên Twitter có thể khiến nhiều người không thoải mái, đặc biệt nếu bạn không muốn người khác hiểu quá nhiều về mình. Nhưng nó cũng có thể giúp thay đổi cách người khác nhìn nhận bạn.

Trong một số tình huống, chẳng hạn như trong phỏng vấn việc làm hoặc thời gian đầu hẹn hò, bạn có thể chọn cho mình một cá tính có lợi chỉ bằng cách thay đổi ngôn ngữ bạn thường sử dụng. Thế nhưng nếu bạn làm vậy, tôi đoán bạn là người hơi ma mãnh.

Và có lẽ vào lúc này, tôi nên ngừng viết trước khi bạn khám phá ra tính cách của tôi.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ Đề