Nhổ răng sữa cho trẻ ở đâu an toàn, không gây biến chứng?

Mỗi năm bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh ghi nhận có 30 - 50 ca tự nhổ răng tại nhà gây biến chứng. Tự nhổ răng tại nhà không tiết kiệm được bao nhiêu tiền bạc và thời gian nhưng lại có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. ​

Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo quy luật sau:

Thứ tự thay răng sữa độ tuổi bé thay răng:

Răng cửa giữa 5 - 7 tuổi.

Răng cửa bên 7 - 8 tuổi.

Răng hàm sữa thứ nhất 9 - 10 tuổi.

Răng nanh sữa 10 - 11 tuổi.

Răng hàm sữa thứ hai 11 - 12 tuổi.

Răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 - 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Cách phân biệt răng sữa lung lay và các bệnh lý khác

Răng sữa lung lay sinh lý thì thường phù hợp với lứa tuổi trẻ thường thay răng, sự lung lay sẽ bắt đầu tăng dần chứ không bất ngờ gây đau, cản trở ăn nhai của trẻ, trẻ có thể cảm nhận từ từ. Còn các trường hợp khác nếu răng lung lay thì bao giờ răng cũng kèm theo bệnh lý liên quan trực tiếp đến răng hoặc vùng quanh răng, có khối sưng nề, lỗ rò mủ, răng tổn thương vỡ lớn thân răng, có thể chỉ còn chân răng. Lung lay thay đổi đột ngột, gây cản trở cho trẻ ăn uống, có cảm giác đau khi chạm vào hay ăn nhai ở vùng răng đấy.

Những nguy cơ và biến chứng hay gặp

Trẻ nhổ răng tại nhà có những nguy cơ như: không nhổ hết toàn bộ răng, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài, nhiễm trùng do không sát khuẩn dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi nhổ răng, nuốt phải chiếc răng vừa nhổ do thao tác nhổ không phù hợp, trẻ bị “đau” và “ám ảnh”, sợ việc khám chữa răng sau này.

Ngoài ra thời điểm trẻ thay răng sữa cũng là lúc các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, nếu trẻ được đưa tới phòng khám để nhổ răng thì bác sĩ có thể đồng thời thăm khám việc mọc lên của những răng vĩnh viễn [mọc có đúng trình tự không, có đủ chỗ trên xương hàm cho răng phát triển không, những răng mới mọc có dấu hiệu bệnh lý gì không, có bất thường hay không…].

Nếu trẻ tự nhổ răng sữa tại nhà thì bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm.

Những trường hợp nào tuyệt đối không được tự ý nhổ răng tại nhà?

Những trẻ có bệnh toàn thân [như đái tháo đường týp 1] nếu tự ý nhổ răng tại nhà sẽ không kiểm soát được khả năng cầm máu sau khi nhổ răng, có nguy cơ nhiễm trùng cao. Những trẻ mang bệnh tim mạch có nguy cơ viêm nội tâm mạc, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay truyền nhiễm… thì việc nhổ răng phải có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa nhi, tim mạch, răng hàm mặt… phải tuân thủ phác đồ khánh sinh nghiêm ngặt trước và sau khi nhổ răng.

Bác sĩ trước khi nhổ răng cũng phải khai thác kỹ lưỡng tiền sử của trẻ, bệnh sử nha khoa và bệnh lý toàn thân để có phương pháp nhổ răng phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt. Trẻ đang sốt cao, đang có viêm lợi cấp... thì không nhổ răng cho đến khi hết các triệu chứng toàn thân và tại chỗ.

Khuyến cáo của các bác sĩ để cho trẻ có hàm răng đẹp

Việc khám răng định kỳ chính là cách để theo dõi quá trình mọc răng, thay răng, sự phát triển của xương hàm ở trẻ giúp cho nha sĩ và gia đình có thể kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường, sửa chữa đơn giản và hạn chế những rối loạn thay mọc răng ở trẻ cho đến khi trưởng thành. Hãy đưa trẻ đến nha sĩ để được khám răng 6 tháng 1 lần để có hàm răng chắc khỏe.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi răng sữa đến tuổi thay sinh lý và có dấu hiệu bắt đầu lung lay thì bố mẹ có thể giúp bé tác động lực vào răng để đẩy nhanh quá trình thay răng. Bố mẹ có thể rửa sạch tay hoặc quấn gạc vào ngón trỏ lung lay chiếc răng theo chiều trong ngoài, lực tăng dần theo ngày cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn thì trẻ nhổ răng sẽ bớt được cảm giác đau và khó chịu.

Sau khi nhổ răng sữa bác sĩ sẽ cho trẻ cắn bông [gạc] trong vòng 15 - 20 phút, bố mẹ nên nhắc trẻ cắn chặt gạc, nuốt nước bọt bình thường, không dùng lưỡi đá vào chỗ răng mới nhổ để tránh chảy máu kéo dài, ăn đồ mềm và nguội, vệ sinh răng miệng như thường ngày. Nếu có hiện tượng chảy máu kéo dài không cầm, sưng đau tại vùng nhổ răng, sốt và các dấu hiệu toàn thân khác thì liên hệ ngay với bác sĩ.

Nhổ răng sữa thưởng chứng là một điều đơn giản nhưng lại rất khó khăn. Bởi nếu không xử lý đúng cách, không những gây đau đớn cho trẻ mà con ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, trong bài viết này MEDLATEC sẽ chia sẻ đến bạn cách nhổ răng sữa không đau lại rất hiệu quả.

1. Khi nào nên nhổ răng sữa?

Thông thời, khi răng sữa có dấu hiệu lung lay hoặc các răng vĩnh viễn đang mọc lên ngay vị trí của răng sữa là thời điểm thích hợp nhất để loại bỏ chúng. Tuy nhiên, có một số trường hợp răng sữa không có các dấu hiệu trên nhưng vẫn cần loại bỏ. Cụ thể:

  • Trẻ bị đau răng sữa và không có dấu hiệu thuyên giảm, gây ảnh hưởng với răng xung quanh.

  • Tủy của răng sữa đã bị tổn thương nghiêm trọng, cần loại bỏ sớm nếu không muốn bị viêm nhiễm.

  • Chân răng, khe răng bị nhiễm trùng gây ra tình trạng sâu hoặc viêm lợi.

  • Răng đã sún lên tận nướu.

Một điều mà phụ huynh cần lưu ý, không nên tự ý nhổ răng sữa khi chưa đến tuổi thay hoặc chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Việc nhổ không đúng thời điểm không những khiến việc ăn nhai của bé gặp khó khăn mà còn tác động xấu đến việc phát triển răng miệng và các cơ quan liên quan.

Đến một thời điểm nhất định các răng sữa phải mất đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn

2. Cách nhổ răng sữa không đau

Nhổ răng sữa đúng thời điểm là điều cần thiết và nên đến phòng khám để được bác sĩ xử lý trực tiếp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc này khá đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Sau đây, chúng tôi chia sẻ đến bạn cách nhổ răng sữa không đau lại an toàn, hiệu quả.

Hướng dẫn bé dùng lưỡi làm răng lung lay

Răng bị lung lay sẽ dễ dàng hơn trong việc nhổ lại ít gây đau đớn. Có thể khiến răng bị lung lay bằng cách đặt đầu lưỡi vào chiếc răng sữa cần loại bỏ. Sau đó cứ đưa đi đưa lại nó một cách nhẹ nhàng.

Mẹ hãy hướng dẫn bé cách làm này và nên thực hiện thường xuyên. Lưu ý rằng hãy dặn trẻ không nên dùng tay để lay hay nhổ răng. Vì tay chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, khi đưa vào miệng vô hình chung các vi khuẩn sẽ xâm nhập theo và làm hại răng miệng, dễ gây ra tình trạng sâu răng, nhiễm trùng, chảy máu chân răng,…

Ăn thức ăn giòn

Thực phẩm giòn mà mẹ nên sử dụng là các loại trái cây, chẳng hạn: táo, lê, cà rốt,... Khi ăn các loại quả này răng của bé sẽ dễ dàng lung lay và rụng đi. Đặc biệt lưu ý, mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại quả giòn, dễ cắn, không nên dùng các loại quả cứng vì rất dễ ảnh hưởng tới những chiếc răng khác.

Việc ăn thức ăn giòn sẽ vô tình nhổ được răng sữa

Sử dụng bông gạc

Cách này khá tương tự với cách đầu tiên mà chúng tôi đã chia sẻ. Tuy nhiên, thay vì dùng lưỡi để lay răng sữa mẹ có thể sử dụng bông gạc đã được sát khuẩn và quấn xung quanh răng sữa cần nhổ. Dùng một lực của ngón trỏ và ngón cái để răng sữa ra theo hướng ngoài cửa miệng tránh tình trạng khi răng rụng mà trẻ nuốt răng sữa vào bụng.

Sử dụng chỉ nha khoa

Sau một thời gian tác động qua lại bằng lưỡi hoặc bằng tay răng của bạn đã lung lay ở một mức độ nhất định. Lúc này, mẹ có thể nhổ chiếc răng này bằng chỉ nha khoa.

Việc đầu tiên mẹ hãy chuẩn bị một sợi chỉ nha khoa với độ dài vừa phải rồi quấn chặt vào chiếc răng cần nhổ. Cuối cùng, mẹ dùng lực giật mạnh và dứt khoát ra ngoài. Tuy nhiên, chắc hẳn bé sẽ sợ khi mẹ làm điều này, vì thế hãy đánh lạc hướng của của bé sang điều khác rồi mới thực hiện mẹ nhé.

Bạn có thể nhổ răng khôn tại nhà chỉ với chỉ nha khoa

Sở dĩ mẹ cần thực hiện hành động dứt khoát để nhổ răng dễ dàng hơn cũng như hạn chế cảm giác đau đớn cho trẻ. Trong trường hợp không thể nhổ răng bằng chỉ trong 1 lần thì không nên cố gắng thực hiện lại tránh trường hợp chảy máu chân răng, nhiễm trùng,...

Ngược lại, nếu thực hiện thành công, bé cần súc miệng với nước muối ấm ngay sau khi nhổ. Sau đỏ, mẹ hãy bỏ một miếng bông gòn nhỏ vào vị trí răng vừa nhổ, cố định bằng cách cắn chặt trong 10 - 15 phút.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, không nên lạm dụng cách nhổ răng bằng chỉ, vì cách này thường khiến gãy phần thân răng trong khi chân răng vẫn còn kẹt lại trong xương ổ răng.

Ngoài ra, việc tiến hành nhổ răng không dứt khoát cũng sẽ khiến cho bé bị đau nhức nhiều hơn.

3. Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ

Việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng sữa là điều cần thiết để hạn chế tình trạng viêm nhiêm hay những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.

Điều đầu tiên sau khi nhổ răng sữa cho bé, mẹ cần quan sát kỹ vị trí răng vừa được nhổ, hãy đảm bảo rằng răng đã được loại bỏ hoàn toàn và không gây tổn thương nghiêm trọng nào. Trong trường hợp sau khi nhổ răng và vẫn còn sót chân răng hay bị chảy máu nhiều thì cần đưa trẻ đến cơ sở để có biện pháp xử lý thích hợp.

Nếu việc nhổ răng diễn ra thuận lợi, không để lại các dấu hiệu bất thường nào thì mẹ cũng cần chăm sóc răng miệng của bé cẩn thận. Cụ thể:

  • Hãy dặn con không nên dùng lưỡi, tay tác động lên vị trí răng vừa nhổ. Vì điều này sẽ gây đau đớn và dễ phát sinh các vấn đề răng miệng.

  • Trong 3 - 4 ngày đầu sau khi nhổ răng cần ưu tiên cho bé ăn những thực phẩm mềm, dễ ăn và bổ sung thật nhiều nước.

  • Hãy sử dụng bàn chải có sợi lông mềm để đánh răng. Lưu ý, cần đánh răng nhẹ nhàng tránh chải lên hố răng vừa nhổ.

Việc chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cũng cần được chú ý

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách nhổ răng sữa không đau. Có thể thấy rằng nhổ răng sữa tuy đơn giản nhưng nếu không cẩn thận sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như các răng vĩnh viễn sau này. Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ cũng là điều cần thiết để có một hàm răng khỏe mạnh. Vì thế, phụ huynh có thể lựa chọn một phòng khám nha khoa uy tín để đưa bé đi kiểm tra cũng như có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hay có nhu cầu thăm khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng, Quý khách có thể đến chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài chăm sóc khách hàng, hỗ trợ giải đáp và đặt lịch khám nhanh chóng: 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề