Nhược điểm của chính sách tiền tệ

HMTD là một trong những công cụ can thiệp một cách trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế, đảm bảo mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề ra trong điều hành chính sách tiền tệ hàng năm.

HMTD là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các NHTM tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Về cơ chế tác động, HMTD được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy, cơ chế tác động của nó mang tính áp đặt ở dạng chỉ tiêu kế hoạch hàng năm không được vượt quá đối với hệ thống NHTM.

Qua việc sử dụng công cụ HMTD, Ngân hàng Trung ương điều chỉnh khả năng tạo tiền của các NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng tổng khối lượng cung tiền tăng quá mức trong lưu thông. Lúc này, Ngân hàng Trung ương phải theo dõi hoạt động cho vay của các NHTM, nếu NHTM cho vay vượt quá HMTD quy định sẽ bị xử phạt.

Với cơ chế hoạt động như vậy, HMTD có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: HMTD là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng tiền trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát khá chặt chẽ tổng lượng tiền cung ứng. Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực.

Nhược điểm:

Thứ nhất, HMTD có thể làm cho lãi suất tăng lên, bởi vì cung vốn bị giới hạn, không thoả mãn nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Thứ hai, HMTD có thể làm sai lệch cơ cấu vốn đầu tư của các NHTM, ảnh hưởng đến cơ cấu nền kinh tế.

Thứ ba, Khi thị trường tiền tệ hoạt động đúng theo quy luật, thì vô hình trung, HMTD lại kìm hãm sự phát triển của các ngân hàng tốt, làm giảm tính cạnh tranh giữa các NHTM. Do những NHTM có khả năng huy động nhiều vốn, lại bị hạn chế cho vay, trong khi một số ngân hàng không có khả năng huy động vốn lại không sử dụng hết được hạn mức của mình. Điều nguy hiểm hơn nữa là chính việc kìm hãm này sẽ làm phát sinh các tổ chức tài chính mới, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Ngân hàng Trung ương, thay thế ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay. Kết quả cuối cùng là làm cho chính sách tiền tệ dựa trên HMTD mất đi hiệu lực, do một số lượng vốn tín dụng được lưu thông trong nền kinh tế không theo hạn mức đó và không kiểm soát được.

Thứ tư, HMTD cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hộ nông dân. Do tín dụng bị áp mức trần, nên các NHTM thường lựa chọn khách hàng lớn để cho vay, sau đó mới đến những đối tượng trên, mà hiệu quả sử dụng vốn nhiều khi ở các món tín dụng nhỏ lại tỏ ra hiệu quả hơn các món lớn.

Do những hạn chế rất cơ bản nêu trên, nên việc kéo dài thời gian áp dụng công cụ này có thể làm méo mó sự phát triển của thị trường tiền tệ, tín dụng và ảnh hưởng tiêu cực tới cả nền kinh tế.

Tweet

Bài viết cùng chuyên mục:

  • Thẻ tín dụng là tài sản hay một khoản nợ? Khác biệt nằm ở 1 chi tiết mà người có tiền không bao giờ
  • Đồng loạt giảm lãi suất vì mục tiêu chung của nền kinh tế
  • Người dân phải tiếp cận dịch vụ tín dụng tiêu dùng một cách khôn ngoan hơn
  • TPBank đạt lợi nhuận vượt trội trong 6 tháng đầu năm 2017
  • Dự kiến đồng VND có khả năng bị mất giá xuống 2% trong năm nay
  • 11 cơ quan sổ xô bị ra soát sai phạm năm 2016
  • Các yếu tố đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại
  • Sau khi ngân hàng Nhà nước ban hành các quyết định, Các ngân hàng rục rịch giảm lãi suất
  • Nền kinh tế tăng trưởng chận do thu từ DNNN sụt giảm

Video liên quan

Công cụ chính sách tiền tệ Nhóm thực hiện Nguyễn Minh Trang Nguyễn Thị Thu Hiền Nguyễn Phương ThảoKhái quát - nghiệp vụ thị trường mở - chính sách chiết khấu - dự trữ bắt buộc - kiểm soát hạn mức tín dụng - quản lý lãi suất của NHTM1. Nghiệp vụ thị trường mở[Open market operations]1.1 Khái niệm• Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW mua và bán các chứng khoán có giá nhằm làm thay đổi lượng tiền cung ứng.• Các chứng khóan chủ yếu là các tín phiếu kho bạc nhà nước vì thị trường tín phiếu kho bạc có dung lượng lớn, tính lỏng cao, rủi ro thấp.1.2 cơ chế tác động làm thay đổi lượng tiền cung ứngNHTW mua bán chứng khoán trên thị trường làm thay đổi cơ số tiền tệ gây ra sự biến động trong cung ứng tiền tệ.• Khi NHTW mua chứng khoán, làm tăng cơ số tiền tệ => làm tăng lượng tiền cung ứng• Khi NHTW bán chứng khoán, thu hẹp cơ số tiền tệ => làm giảm lượng tiền cung ứng.1.3 ưu điểm• NHTW có thể kiểm soát hoàn toàn lượng nghiệp vụ tự do• Linh hoạt và chính xác • NHTW dễ dàng đảo ngược lại tình thế của mình• Thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém2. Chính sách tái chiết khấu 2.1 khái niệm • Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi chính sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các NH kinh doanh, làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống NH, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng.2.2 Các hình thức tái cấp vốn• Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng• Chiết khấu hoặc tái chiết khấu các thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn• Cho vay có bảo đảm bằng việc cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn2.3 Cơ chế tác độngNHTW kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến lãi suất cho vay tái chiết khấu - Khi NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu => khuyến khích cho vay => khả năng cho vay của ngân hàng kinh doanh tăng => tăng lượng tiền cung ứng- Khi NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu => khả năng cho vay của ngân hàng kinh doanh giảm => lượng tiền cung ứng giảm2.4 Cửa sổ chiết khấu- Những khoản cho vay tái chiết khấu của NHTW với NHTM gọi là cửa sổ chiết khấu. NHTW quản lý cửa sổ chiết khấu bằng nhiều cách để khoản vốn vay của mình khỏi bị dùng không đúng mục đích và hạn chế việc cho vay- Chính sách chiết khấu còn giúp tránh khỏi hoảng loạn tài chính cho các NHTM. NHTW dùng công cụ tài chính để tránh những cơn sụp đổ tài chính bằng cách thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, yêu cầu rất quan trọng để chính sách tiền tệ thành công.- Ngoài ra chính sách chiết khấu còn có một chức năng khác nữa đối với NHTW, đó là nó có thể được sử dụng để thông báo cho thị trường về ý định của NHTW về CSTT trong tương lai 2.5 Hạn chế- NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng bởi NHTW chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các NHTM phải vay chiết khấu ở NHTW3. Dự trữ bắt buộc [Discount policy]- Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại mà không dùng để cho vay hoặc đầu tư, mức dự trữ do NHTW quy định và bằng 1 tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng3.2 Cơ chế tác động đến lượng tiền cung ứng thông qua 2 phương diện - Thứ nhất :Tác động đến cơ chế tiền gửi của các ngân hàng thương mại. Tiền gửi mới = Tiền dự trữ ban đầu x 1/[tỷ lệ dự trữ bắt buộc] được tạo ra trong đó 1/[ tỷ lệ dự trữ bắt buộc] là số nhân tiền Các giả thiết • NHTM không có tiền dự trữ dư thừa so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà NHTW yêu cầu• Các khoản tiền gửi do các NHTM tạo ra đều được giữ lại trong hệ thống NH.- Thứ hai : Tác động đến lãi suất cho vay+ Mức dự trữ tăng => tăng lãi suất cho vay , khả năng cho vay của ngân hàng giảm xuống => lượng tiền cung ứng giảm+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm => giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng cho vay của các NHTM => lượng tiền cung ứng tăng3.3 Ưu điểm • Sự thay đổi của tỷ lệ bắt buộc ảnh hưởng bình đẳng đến các ngân hàng.• ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng3.4 Nhược điểm• Phức tạp kém linh hoạt• Mất khả năng “thanh toán ngay” đối với các NH đối với những ngân hàng có dự trữ thấp• Việc thay đổi dự trữ bắt buộc sẽ gây ra tình trạng không ổn định trong hoạt động của NH và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của NH trở nên tốn kém và khó khăn=> ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHChú ý: 3 công cụ: nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, dự trữ bắt buộc thường được các nước phát triển theo cơ chế thị trường sử dụng có hiệu quả. Ở các nước chưa phát triển, 3 công cụ trên còn được sử dụng hạn chế, trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ, các nước đó có thể sử dụng 1 số công cụ bổ trợ khác như: kiểm soát hạn mức tín dụng, quản lý lãi suất của NHTM.Nếu như 3 công cụ vừa trình bày trên là các công cụ gián tiếp của NHTW thì 2 công cụ tôi xin trình bày sau đây là các công cụ tác động thẳng vào mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ [hay tác dụng thẳng vào khối lượng tiền cung ứng và lãi suất]. Các công cụ này bao gồm:• 4. Kiểm soát hạn mức tín dụng• Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền ktế• Để hạn chế việc tạo tiền quá mức của các NHTM => NHTW quy định hạn mức tối đa cho từng NHTM.• Được xác định trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu lạm phát dự kiến hằng năm,tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá • Được sử dụng khi các công cụ truyền thống kém hiệu quả .Nhược điểm• Có thể làm cho lãi suất thị trường tăng• Làm giảm cạnh tranh giữa các NHTM• Phát sinh các thị trường tài chính ngầm• Gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhỏ • Công cụ hạn mức tín dụng trở nên không có hiệu quả một phần vì bản thân công cụ này đã mang tính chất hành chính và thiếu linh hoạt, nhưng hạn chế chủ yếu của nó là xuất phát từ sự thiếu căn cứ trong xác định hạn mức tín dụng và sự lỏng lẻo của các chế tài trong việc quản lý hạn mức này.5. Quản lý lãi suất của NHTM• Tránh rủi ro bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng, NHTW thường quy định mức lãi sàn tối đa cho tiền gửi và lãi suất trần tối thiểu cho tiền vay. • Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng NHTW quy định mức lãi suất tối thiểu cho tiền gửi, mức lãi suất tối đa cho tiền vay Nhược điểm:• Triệt tiêu cạnh tranh trong quá trình hoạt động của các NHTM.Ngoài 2 công cụ nêu trên NHTW còn sử dụng thêm 2 công cụ sau để điều hành thị trường tài chính tiền tệ quốc gia: Biên độ dao động của tỷ giá mua bán ngoại tệ Chính sách quản lý ngoại hối

Video liên quan

Chủ Đề