Niềng răng xong đeo hàm duy trì bao lâu

Câu hỏi: “Chào bác sĩ, hiện tại thì em đã được tháo mắc cài niềng răng. Răng của em bây giờ đã đều đặn, khớp cắn chuẩn chứ không còn mọc lộn xộn và hô như trước nữa. Vậy, bây giờ niềng răng xong không đeo hàm duy trì được không ạ? Mong bác sĩ giải đáp dùm. Em cảm ơn bác sĩ.”- Minh Phương [Quận 3, TPHCM].


Niềng răng xong không đeo hàm duy trì được không?

Nha khoa Đông Nam trả lời: Chào bạn Minh Phương, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn nha khoa chúng tôi là nơi để chia sẻ những thắc mắc, lo lắng của mình. “Niềng răng xong không đeo hàm duy trì được không?” không những là thắc mắc của riêng bạn mà còn là của hầu hết tất cả bệnh nhân thực hiện chỉnh nha. Để có câu trả lời rõ ràng nhất cho vấn đề này, mời bạn tham khảo qua những thông tin dưới đây:

Niềng răng xong không đeo hàm duy trì được không?

Khi sử dụng bộ khí cụ chỉnh nha, bao gồm mắc cài, dây cung hoặc bộ khay niềng trong suốt, các răng mọc sai vị trí [khấp khểnh, hô, móm, vẩu …] sẽ phải chịu một lực siết mạnh mẽ trong khoảng thời gian dài [từ 14-23 tháng] để di chuyển về đúng vị trí để đạt được tỉ lệ khớp cắn chuẩn.


Các trường hợp cần thực hiện niềng răng

Sau khi tháo niềng, mô nướu và mô nha chu chưa kịp điều chỉnh lại cấu trúc, răng và xương hàm chưa kịp ổn định chắc chắn tại vị trí mới nên rất dễ bị dịch chuyển, lệch hướng về vị trí cũ dưới tác động của hoạt động ăn uống, nhai cắn thức ăn hằng ngày.


Niềng răng xong cần phải đeo hàm duy trì để răng không bị dịch chuyển về vị trí cũ

Do đó, mặc dù răng đã được nắn chỉnh về đúng vị trí như mong muốn nhưng bạn vẫn phải bắt buộc đeo thêm hàm duy trì niềng răng sau đó để giữ răng ổn định tại vị trí mới.


Các loại hàm duy trì niềng răng hiện nay 

Nhiều bệnh nhân vì lý do chủ quan, cảm thấy răng đã đều đẹp nên không thực hiện đeo hàm duy trì theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc đeo không đều đặn, không đủ thời gian quy định dẫn đến hàm răng bị xô lệch, dịch chuyển sai hướng. Lúc này, không những bạn phải tốn thời gian điều trị lại từ đầu mà kết quả cũng không được hoàn hảo.

Vì vậy, dù cho có bạn có thực hiện niềng răng bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay bằng khay Invisalign thì đeo hàm duy trì sau khi niềng răng vẫn được xem là bắt buộc, bạn nhé.

Thời gian đeo hàm duy trì sau khi niềng răng là bao lâu?

Trên thực tế thì không có một quy định về thời gian cụ thể cho quá trình đeo hàm duy trì sau khi niềng răng cho tất cả các trường hợp. Bởi vì, thời gian đeo hàm duy trì sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định:


Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng trong bao lâu còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ

✤ Với trường hợp chỉnh nha trẻ em, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì cho đến độ tuổi trưởng thành [khoảng 20 tuổi] vì lúc này răng và xương hàm mới phát triển ổn định.

✤ Còn đối với trường hợp người trưởng thành, có thể sẽ phải đeo hàm duy trì từ 6- 12 tháng nếu tình trạng răng và xương hàm hồi phục lâu.

✤ Còn nếu tình trạng xương hàm và răng của bệnh nhân khỏe mạnh, nhanh chóng hồi phục ổn định thì chỉ cần khoảng từ 1 - 3 tháng đeo hàm duy trì mà thôi.

✤ Riêng trong trường hợp người có hàm răng yếu, thì có thể sẽ phải đeo hàm duy trì dài lâu hơn, thậm chí vĩnh viễn để hỗ trợ kết quả lâu dài.

Làm thế nào để rút ngắn thời gian điều trị niềng răng?

Niềng răng là cả một sự đầu tư về thời gian, bởi vì để đạt kết quả như mong muốn thì niềng răng phải mất khoảng 14 – 30 tháng mới hoàn tất. Quá trình này đòi hỏi trải qua nhiều giai đoạn, cụ thể là:

 Giai đoạn đầu [khoảng 2 - 6 tháng đầu tiên]: Thời gian sắp xếp các răng trên cung hàm về vị trí chuẩn.

Giai đoạn 2 [khoảng 3 - 6 tháng tiếp theo]: Thời gian điều chỉnh trục các răng.

Giai đoạn 3 [khoảng 6 - 9 tháng kế tiếp]: Thời gian điều chỉnh toàn bộ các khớp cắn, tạo sự chuyển dịch về vị trí cân bằng.

✤ Giai đoạn 4 [khoảng 3 - 6 tháng cuối]: Duy trì sự ổn định của các răng, giữ cho khớp cắn nằm ở vị trí chuẩn và cố định.

Tại Nha khoa Đông Nam, đa số các bệnh nhân đều được rút ngắn thời gian điều trị chỉnh nha từ 1-2 tháng nhờ thực hiện bằng phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc.


Rút ngắn thời gian niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc

Với thiết kế được cải tiến đặc biệt, niềng răng mắc cài kim loại tự buộc không cần phải dùng thun buộc để giữ dây cung trong mắc cài mà sử dụng hệ thống nắp trượt thông minh. Nhờ đó, tạo được lực kéo mạnh mẽ và ổn định, răng dịch chuyển đến đâu, xương hàm ổn định đến đó, rất chắc chắn. Nhờ vậy mà thời gian bệnh nhân phải đeo thêm khí cụ duy trì có thể được rút ngắn tối đa, từ đó thời gian niềng răng cũng được rút ngắn.

Xem video: Qúa trình gắn mắc cài chỉnh nha tại Nha khoa Đông Nam

Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn sâu sẽ đảm bảo thực hiện đúng quy trình, cũng như dự đoán được hướng di chuyển của răng để lường trước mọi tình huống, mang lại kết quả cao nhất.

Tóm lại, niềng răng xong bắt buộc phải đeo hàm duy trì để đạt được kết quả cao nhất. Ngày nay, với loại hàm duy trì trong suốt mang lại tính thẩm mỹ cao, có thể tháp lắp thuận tiện để vệ sinh và ăn uống sẽ khiến bạn rất thoải mái khi sử dụng.


Hàm duy trì trong suốt

Trên đây nha khoa đã giải đáp câu hỏi niềng răng xong không đeo hàm duy trì được không? Nếu còn thắc mắc bất kì vấn đề nào khác liên quan đến răng miệng, hãy nhanh chóng liên lạc với chúng tôi theo tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ hoặc đến trực tiếp NHA KHOA ĐÔNG NAM cơ sở gần nhất để được tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ.

Sau tháo niềng đeo hàm duy trì bao lâu để có 1 hàm răng đều đẹp như ý. Đây là thắc mắc của hầu hết các bạn khi chỉnh răng hô móm, răng khấp khểnh, răng thưa. Nhiều người nói rằng phải đeo hàm duy trì cả đời, điều này có đúng. Hãy cùng Nha khoa Việt Smile tìm hiểu.

Đeo hàm duy trì bao lâu sau tháo niềng?

Vì sao cần đeo hàm duy trì?

Chỉnh nha là phương pháp sử dụng rất nhiều loại khí cụ như mắc cài, dây cung, dây thun… nhằm tạo ra lực kéo răng đưa về vị trí thích hợp, căn chỉnh khớp cắn hỗ trợ việc ăn nhai,cải thiện thẩm mỹ nụ cười.

Do răng phải trải qua một khoảng thời gian trung bình từ 18 – 24 tháng chịu lực siết mạnh nên răng và xương hàm đều khá nhạy cảm, yếu hơn bình thường, và chưa điều chỉnh lại cấu trúc ổn định. Sau khi hoàn tất quá trình niềng răng, bạn sẽ được chỉ định dùng hàm duy trì trong một thời gian để giúp răng ổn định tại vị trí mới.

Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người, điều này có đúng không?

Vậy phải đeo hàm duy trì bao lâu để tránh tái phát sau chỉnh nha, đeo có khó chịu không? Hãy cùng nghe chia sẻ từ chính bác sĩ của Nha khoa Việt Smile về chủ đề này

Chia sẻ của bác sĩ về thời gian dùng hàm duy trì

Có những loại hàm duy trì nào?

Hiện nay, khí cụ duy trì được chia làm thành 2 nhóm là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp:

Hàm duy trì cố định

Khí cụ duy trì này được chế tạo từ dây thép với hình dạng thẳng hoặc xoắn. Bác sĩ sẽ loại hàm này vào phía mặt trong các răng trước bằng chất liệu Composite.

Khi dùng hàm cố định, bạn sẽ không thể tháo lắp được, thế nhưng đeo hàm duy trì này mang lại kết quả cao và tiết kiệm thời gian hơn.

Hàm duy trì tháo lắp

Khí cụ duy trì tháo lắp được chia thành 2 loại là hàm trong suốt và hàm Hawlay. 

  • Hàm duy trì trong suốt được làm từ nhựa trong suốt, được thiết theo mẫu hàm riêng của bạn. Loại này có tính thẩm mỹ cao, tháo lắp dễ dàng, đem lại sự thoải mái trong suốt quá trình
  • Hàm duy trì Hawlay được làm từ kim loại cho phần vòm miệng trên và dây kim loại cho răng, có thể tháo ra lắp vào đơn giản. Tuy nhiên, thời gian đầu do chưa quen bạn có thể cảm thấy hơi khó phát âm, nói ngọng

Tại Nha khoa Việt Smile, chúng tôi MIỄN PHÍ hoàn toàn chi phí hàm duy trì cho mọi khách hàng. Nếu bạn niềng răng ở nơi khác mà muốn làm hàm duy trì hoặc bị mất cần làm lại thì chi phí sẽ tùy thuộc vào loại khí cụ duy trì bạn lựa chọn.

Những loại hàm duy trì trong chỉnh nha bạn cần biết

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Hãy liên hệ ngay Nha khoa Việt Smile khi bạn cần hỗ trợ thông tin, giải đáp về vấn đề liên quan đến răng miệng nói chung và nắn chỉnh răng nói riêng nhé.

Video liên quan

Chủ Đề