Thiên nhiên cổ phật là ai

Nhiên Đăng Cổ Phật [tiếng Phạn là Dipankara hay Dipanikara] là vị Phật thứ tư trong danh sách 28 vị Phật. Nhiên – một từ Hán-Việt – nghĩa đốt cháy, Đăng là cây đèn. Nhiên Đăng Cổ Phật cũng có khi được gọi Nhiên Đăng Phật [燃燈仏], Đính Quang Phật [錠光, “Đính” là cái chân đèn].

Trong Đại trí độ luận, đức Nhiên Đăng Cổ Phật khi đản sinh, chung quanh thân sáng như đèn, cho nên gọi là Nhiên Đăng Thái tử. Khi thành Phật cũng gọi là Nhiên Đăng, xưa gọi tên là Đính Quang Phật.

Ở các chùa Việt Nam và Trung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích-ca Mâu-Ni và Phật Di-Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật, nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai [trong đó Phật Nhiên Đăng đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích-Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di-Lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai].

Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích-ca Mâu-Ni và Phật Di-Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật, nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai [trong đó Phật Nhiên Đăng đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích-Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di-Lặc tượng trưng cho chư Phật thời vị lai]

Nhiên Ðăng Phật chính là vị cổ Phật từng sống cách thời đại chúng ta vô lượng kiếp. Ðức Phật Nhiên Đăng là vị Phật đầu tiên của 24 vị Phật trước đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-Ni. Tương truyền dưới thời Nhiên Ðăng Phật thì đức Thích-Ca là một nhà sư khổ hạnh tên là Thiện Huệ [s: sumedha]. Với thiên nhãn thông, Nhiên Ðăng Phật nhận ra Thiện Huệ sẽ thành Phật dưới tên Cồ-Đàm [gautama] và thụ kí cho Thiện Huệ. Phật Nhiên Ðăng được xem là vị Phật quan trọng trong các vị trước Thích-Ca. Ngài là vị đại diện cho Phật quá khứ tương tự như trường hợp Di-Lặc được xem là đại diện cho Phật vị lai.

Danh hiệu Phật theo Phạn văn là Dipamkara, dịch âm là “Đề hòa yết la”. Cũng còn dịch tên là Đính quang Phật. Tên Nhiên Đăng là dịch theo ý.

Trong Phật giáo đây là một trong những vị cổ Phật đời quá khứ. Tương truyền rằng: lúc sinh thời, thân thể ngài tỏa rực sáng như đèn nên mới gọi tên là Nhiên Đăng. Sau khi Ngài thành Phật cũng lấy tên gọi ấy làm hiệu.

Trong truyền thuyết Phật Giáo có kể rằng: Khi Phật Thích Ca còn sống trong đời quá khứ, tên tiền kiếp của ngài gọi là Nho Đồng. Khi ấy Phật Nhiên Đăng đang làm giáo chủ tại thế. Một hôm Nho Đồng gặp một người con gái tên gọi Cù Gi, trong tay nàng cầm bảy bông sen xanh. Nho Đồng thích lắm liền lấy 500 tiền vàng nài nỉ xin được mua lại năm bông. Cù gi thấy anh ta trả giá quá cao thì cho là kỳ quái bèn tò mò hỏi:

- Anh mua sen xanh làm gì thế?

Nho Đồng đáp:

- Để đi cúng Phật!

Nghe rồi Cù Gi cũng hoan hỷ lắm liền buộc riêng hai bông rồi nhờ Nho Đồng mang đi cúng Phật giúp mình. Nho Đồng đến nơi Phật Nhiên Đăng cúng dâng Phật hai bó sen xanh, lại thây đường đi lầy lội dễ làm vấy bẩn chân Phật  mới vội vàng cởi áo trên mình trải lên vũng lội nhưng vẫn chưa đủ phủ kín, Nho Đồng bèn cắt tóc phủ hết chỗ lội để Phật bước đi khỏi lấm. Phật Nhiên Đăng thấy sự thành kính của Nho Đồng bèn bảo:

- Bởi ngươi đã có công đức kính Phật như vậy, nên sau này trải qua 91 kiếp tứ ngươi nhất định thành Phật tên hiệu là Thích Ca Văn Như Lai!

Khi Phật Thích Ca còn sống trong đời quá khứ, tên tiền kiếp của ngài gọi là Nho Đồng. Khi ấy Phật Nhiên Đăng đang làm giáo chủ tại thế.

Nhiên Ðăng Cổ Phật từng sống cách thời đại chúng ta vô lượng vô biên bất khả tư nghì a tăng kì kiếp. Ðức Phật này là vị đầu tiên trong số 24 vị Phật đã thọ ký cho các tiền thân của đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Để biểu thị cuộc đời bản sinh của Phật Đà, đã có rất nhiều tranh tượng lấy đề tài này để phản ánh hình tượng của Phật Nhiên Đăng. Theo truyền thuyết, thân Phật Nhiên Ðăng cao "80 trượng", giáo hóa 84.000 vị A-la-hán, Ngài sống 100.000 năm. Tháp đựng xá-lị Phật Nhiên Ðăng cao 36 do-tuần [15–20 km].

Nhiên Đăng Cổ Phật trong thangka Tây Tạng

—————————————————-

Chú thích:

Kiếp tứ: hay còn gọi là Kiếp ba. Nghĩa thực là sự hiện diện của một con sóng nước. Nghĩa bóng để ví với một kiếp người – Nghĩa là đời người cũng chỉ như con sóng nước, còn lại tan biến trong khoảnh khắc để nhường chỗ cho đợt sóng sau. Phật giáo quan niệm kiếp gồm nhiều năm tháng, có phân ra đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp.

Trong Đại trí độ luận, đức Nhiên Đăng Cổ Phật khi đản sinh, chung quanh thân sáng như đèn, cho nên gọi là Nhiên Đăng Thái tử. Khi thành Phật cũng gọi là Nhiên Đăng, xưa gọi tên là Đính Quang Phật.

Nhiên Đăng nghĩa là ngọn đèn tự cháy trong tự nhiên. Cổ Phật là vị Phật có từ thời rất xa xưa. Đức Nhiên Đăng Cổ Phật là một trong những hóa thân thị hiện hình tướng đầu tiên của khối ánh sáng trọn lành vi diệu cội Đạo, khởi nguyên của vạn loại, vạn linh nên mới có tôn danh như thế.

Toàn thân Ngài phát ra ánh sáng ngũ sắc linh diệu

Các tôn danh của Ngài gồm có: Nhiên Đăng Cổ Phật, Hỗn Độn Tôn Sư, Đính Quang Phật…Ngài thường thị hiện thân ảnh nam nhân dạng với gương mặt thanh thoát trẻ trung, khoảng chừng hơn ba mươi tuổi, đầu tóc búi cao thành quả đào trên đỉnh đầu gọn gàng. Toàn thân khoác đạo bào màu trắng, trên tay cầm xâu chuỗi từ bi và một chiếc chuông đồng nhỏ tròn giống như chiếc bát.

Ngay giữa ngực của Ngài có một chữ Vạn, là biểu tượng của vòng xoay luân hồi nhân quả, hình tượng quen thuộc trong văn hóa Phật Giáo. Toàn thân Ngài phát ra ánh sáng ngũ sắc linh diệu. Từ trong đạo hào quang ấy liên tục xuất hiện những nụ hoa tươi thắm đơm chồi rồi nở rộ mãn khai, lại nhanh chóng tiêu biến trong ánh sáng ngũ sắc để những chồi non khác nở rộ không ngừng nghỉ

Ngài là một vị tôn sư truyền Đạo, đem ánh sáng Đạo Pháp nhiệm màu ấm áp từ bi đến những nơi còn u tối. Dạy cho muôn sinh hiểu Đạo vô vi, hiểu lẽ vô thường và sự Khổ.

Ở các chùa Việt Nam và Trung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Đức Phật Thích-ca Mâu-Ni và Phật Di-Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật, nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Ngài là vị Phật Quá Khứ vô cùng quan trọng, là vị chứng đắc cho sự giải thoát khi thực hành theo Phật Đạo từ trước Phật Thích Ca cho đến nay.

Truyền thuyết về Đức Phật Nhiên Đăng

Trong Phật giáo đây là một trong những vị cổ Phật đời quá khứ. Tương truyền rằng: lúc sinh thời, thân thể ngài tỏa rực sáng như đèn nên mới gọi tên là Nhiên Đăng. Sau khi Ngài thành Phật cũng lấy tên gọi ấy làm hiệu.

Nhiên Đăng Cổ Phật từng sống cách chúng ta hàng vạn kiếp trước. Ðức Phật Nhiên Đăng là vị Phật đầu tiên của 24 vị Phật trước đức Phật lịch sử Thích-ca Mâu-Ni. Tương truyền dưới thời Nhiên Ðăng Phật thì đức Thích-Ca là một nhà sư khổ hạnh tên là Thiện Huệ.

Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Đức Phật Thích-ca Mâu-Ni và Phật Di-Lặc

Phật giáo có câu chuyện kể rằng: Khi Phật Thích Ca còn sống trong đời quá khứ, tên tiền kiếp của ngài gọi là Nho Đồng. Khi ấy Phật Nhiên Đăng đang làm giáo chủ tại thế. Một hôm Nho Đồng gặp một người con gái tên gọi Cù Gi, trong tay nàng cầm bảy bông sen xanh. Nho Đồng thích lắm liền lấy 500 tiền vàng nài nỉ xin được mua lại năm bông. Cù gi thấy anh ta trả giá quá cao thì cho là kỳ quái bèn tò mò hỏi:- Anh mua sen xanh làm gì thế?

Nho Đồng đáp:

- Để đi cúng Phật!

Nghe rồi Cù Gi cũng hoan hỷ lắm liền buộc riêng hai bông rồi nhờ Nho Đồng mang đi cúng Phật giúp mình. Nho Đồng đến nơi Phật Nhiên Đăng cúng dâng Phật hai bó sen xanh, lại thây đường đi lầy lội dễ làm vấy bẩn chân Phật  mới vội vàng cởi áo trên mình trải lên vũng lội nhưng vẫn chưa đủ phủ kín, Nho Đồng bèn cắt tóc phủ hết chỗ lội để Phật bước đi khỏi lấm.

Phật Nhiên Đăng thấy sự thành kính của Nho Đồng bèn bảo:- Bởi ngươi đã có công đức kính Phật như vậy, nên sau này trải qua 91 kiếp tứ ngươi nhất định thành Phật tên hiệu là Thích Ca Văn Như Lai!Để biểu thị cuộc đời bản sinh của Phật Đà, đã có rất nhiều tranh tượng lấy đề tài này để phản ánh hình tượng của Phật Nhiên Đăng.

Theo truyền thuyết, thân Phật Nhiên Ðăng cao "80 trượng", giáo hóa 84.000 vị A-la-hán, Ngài sống 100.000 năm. Tháp đựng xá-lị Phật Nhiên Ðăng cao 36 do-tuần.

Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và nhân duyên với đạo Phật

 Phật Truyện: ĐỨC PHẬT NHIÊN ĐĂNG

Hồi lúc Đức Thích Ca còn tu luyện theo một cách quá khổ hạnh thì Đức Phật Nhiên Đăng hiện ra cầm cây đàn thì dây đàn bị đứt!!! Nhơn đó Phật Nhiên Đăng mới dạy Thích Ca bài học: “Đừng tu quá khắc khổ, nếu không thì cũng như dây đàn bị căng quá mà bị đứt vậy!!!” Nhờ đó mà Thích Ca tỉnh ngộ, bỏ lối tu khổ hạnh mà tu theo con đường Trung Đạo!!!

Kinh Thích Giáo:

Huệ Đăng bất diệt!!!

Chiếu Tam Thập Lục Thiên chi quang minh!!!

Quí Cao hữu!

Nhiên Đăng Cổ Phật là Thầy riêng, là Chơn Sư riêng của Đức Thích Ca. Thích Ca tu học được Thầy của mình theo dõi, hộ trì và dạy bảo!!! Còn chúng ta có được một Chơn Sư riêng ngang tầm cỡ như Phật Nhiên Đăng không? Chúng ta hãy tìm hiểu Nhiên Đăng Cổ Phật là ai? Chúng ta có thể gặp được Ngài không?

* Nhiên Đăng Cổ Phật: Đăng: là cây đèn sáng [Hải đăng, Huệ đăng], Nhiên: là tự nhiên có. Nhiên Đăng là ngọn đèn sáng có sẵn tự nhiên. Cổ Phật: là thật xưa không biết tự lúc nào.

Nhiên Đăng Cổ Phật: Là ngọn đèn sáng có sẵn tự nhiên từ lúc xa xưa lắm rồi, không phải mới tạo ra!!! Nói rõ hơn, Nhiên Đăng Cổ Phật chính là cái Điểm Linh Quang, là Phật Tánh, là Bổn Lai Diện Mục đã có sẵn từ xưa của chính mình, không phải bây giờ mới có hoặc do tu tập mới có!!!

Như vậy, mỗi người chúng ta ai cũng có Nhiên Đăng Cổ Phật cả!!! Nhiên Đăng Cổ Phật [Phật Tánh, Chơn Linh…] thì bình đẳng nhau, của chúng ta cũng y như của Đức Thích Ca vậy!!! Như vậy thì có rất nhiều Nhiên Đăng Cổ Phật, không riêng gì Đức Thích Ca mới có!!!

Trong Kinh Tứ Thời có 4 bài Kinh đặc biệt chỉ rõ nguồn gốc cúng tam thể của chúng ta.

1- Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế: Bài Kinh này nói về Đức Thượng Đế, tức là ám chỉ “Khối Đại Linh Quang”.

2- Kinh Thích Giáo Nhiên Đăng Cổ Phật: Bài Kinh này nói về “Điểm Tiểu Linh Quang” [Chơn Linh, Bổn Tánh…] do Khối Đại Linh Quang chiết ra mà có, Điểm Tiểu Linh Quang này chính là Đệ Tam Thể của chúng ta.

3- Kinh Tiên Giáo Thái Thượng: Bài Kinh này nói về Chơn Thần là Đệ Nhị Thể của chúng ta [Thái Thượng là Thần Khí, là Âm Dương, tượng trưng Chơn Thần]

4- Kinh Nho Giáo Khổng Thánh: Nói về thể xác là Đệ Nhứt Thể của chúng ta.

Tổng tóm lại, Nhiên Đăng Cổ Phật chính là Điểm Lương Tâm, là một vị Đại Sư chân chính nhất của mỗi người.

Minh Lý Thánh Hội

Tuất thời, 22-9 Kỷ Dậu [Thứ Bảy 01-11-1969]

Thông công: Bộ phận Hiệp Thiên Đài

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam

Pháp đàn: Huỳnh Chơn. Đồng tử: Hoàng Mai.

* * *

THIỆN HẠNH ĐỒNG TỬ

Tiểu Thánh chào chư Thiên mạng, chư liệt vị tam ban.

Vâng lịnh Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, Tiểu Thánh đến báo đàn. Chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp. Tiểu Thánh chào chung. Xin xuất ngoại hầu lịnh. Thăng.

TIẾP ĐIỂN

THI

Đèn huệ [1] soi đường giữa tiết đông

Gióng chuông cảnh tỉnh giống Tiên Rồng

Đừng e tiếng gọi trong sa mạc

Vẫn có âm vang chốn bụi hồng.[2]

VẠN HẠNH THIỀN SƯ

Bần Tăng chào mừng chư Thiên mạng. Mừng chư đạo hữu đạo tràng.

Hôm nay Bần Tăng giáng đàn để tiếp tục phần vụ còn dang dở. Bần Tăng thỉnh chư liệt vị, chư đạo hữu đồng an tọa để giúp Bần Tăng hành tròn bổn phận.[3]

[. . .]

Chư đạo hữu ôi! Nhiên Đăng Cổ Phật là gì [4] mà từ xưa đến nay đã có nhiều vị đạo hữu từng niệm danh hiệu, đã niệm, đang niệm và sẽ niệm, nhưng có mấy ai hiểu nguồn gốc lịch sử danh từ Nhiên Đăng Cổ Phật.[5]

Thế gian lịch sử loài người phần đông đã hiểu tông tích lịch sử các Đấng cứu thế hoặc các bực giáo chủ như Thái Thượng Đạo Tổ, Lão Tử, Khổng Phu Tử, Quan Âm Bồ Tát, Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật và Gia Tô Giáo Chủ Jesus Christ, v.v… Người ta chỉ biết rằng Nhiên Đăng Cổ Phật là một vị Phật rất xa xưa, không biết có tự bao giờ, có thể là có trước khi tạo thiên lập địa không chừng, chỉ hiểu ngần ấy để kỉnh thành vái niệm là đủ rồi.

Hôm nay Bần Tăng muốn đem vấn đề này đặt ra đây để chư đạo hữu hiểu qua, tự đặt lấy cho mình một sứ mạng thế Thiên hành hóa [6] hay là một bậc vĩ nhân cho hậu thế trên phương diện đạo lý và nhơn sanh thế đạo.[7]

Nhiên Đăng là gì nếu không phải là ngọn đèn lưu ly [8] sáng tỏ không ngừng không dứt từ cổ chí kim, từ thượng thiên đến hạ địa, từ tam thập lục thiên, tam thiên thế giái, từ thất thập nhị địa, tứ đại bộ châu, từ hàng giáo chủ đến hàng nhơn sanh tín hữu?

Nhiên Đăng có thể gọi là đèn Thái Cực. Chư đạo hữu hãy nhìn lên chánh điện, ngọn đèn lưu ly Thái Cực ngày đêm, năm tháng, giờ khắc nào cũng phải rực cháy luôn luôn.

Nhiên Đăng có thể gọi là ngôi Thái Cực, hoặc đèn Thái Cực soi sáng, đem lại sự ấm áp cho vũ trụ trước khi phân định âm dương và tạo thiên lập địa.Nhiên Đăng có thể gọi là linh hồn của vũ trụ.

Con người đã mang nhục thể,[9] tứ đại cấu hợp,[10] đương nhiên phải chịu màn bao bọc của cõi hồng trần. Màn ấy cũng có thể gọi là màn vô minh. Chính bức màn vô minh ấy đã che án ngọn Nhiên Đăng nơi nội tâm của mỗi con người. Vì vô minh mà con người dễ sa ngã, dễ bị quyến rũ, dễ đọa lạc, dễ gây tội lỗi trở thành nghiệp chướng oan khiên.[11]

Đối với con người thì hai tiếng Nhiên Đăng có thể gọi là tâm đăng.[12] Tâm đăng luôn luôn bất diệt nơi trung tâm điểm của mỗi con người.[13]Người nào đại căn đại kiếp, ít nghiệp chướng tiền khiên, sớm giác ngộ, lo tu thân lập hạnh, tạo âm chất, gầy dựng phước đức, đem đạo giúp đời, thì bức màn vô minh ấy càng sớm mỏng lần.

Hễ màn vô minh được mỏng, ngọn tâm đăng hiện lần lần ra. Hễ ngọn tâm đăng càng hiện lần lần, sáng tỏ chừng nào thì con người ấy sẽ được và đang được trở thành một người thuần hậu, thuần lương. Từ tướng đi cách đứng, khi nói lúc làm, luôn luôn tác phong người ấy rất nghiêm chỉnh, phúc hậu, đoan trang, dễ gây sự thiện cảm, kỉnh mến với tất cả mọi người chung quanh. Một lời người ấy nói ra sẽ đem lại sự thành công nên việc, an ủi và hạnh phúc cho kẻ khác.

Thế nên người đời thường nói Phật tức tâm, tâm tức Phật mà không hiểu tâm là gì, Phật là gì. Đó là tâm đăng hay là Nhiên Đăng đó, chư đạo hữu à! Người ta chỉ nói một chiều thuận là Phật tức tâm, tâm tức Phật chớ không ai nói ma quỷ tức tâm, tâm tức ma quỷ. Nếu có ai nêu được câu đó lên tức là đã đánh thức được cơn mê của lớp người muội tánh.[14]

Tại làm sao chỉ nói Phật tức tâm? Nghĩa là ai ai cũng có Phật ở nơi tâm. Thế mà tại sao trên thế gian này đã có lắm người có những ngôn ngữ, hành động còn tệ hơn ma quỷ hoặc ác thú chốn rừng sâu? Có phải chăng ngọn tâm đăng đã bị đắm chìm quá sâu nơi tâm khảm [15] của lớp người ấy vì tham, si, dục đã cấu thành bức màn vô minh càng ngày càng dày đặc, đã làm ngọn tâm đăng không một chỗ nào có thể rọi soi ra được? Rồi tất cả những hành động của lớp người ấy hoàn toàn do tham sân si dục và những vọng thức [16] ngự trị làm chủ, dìu dắt họ ư? Đó là nói về lãnh vực của người học đạo, tu thân, hành đạo, còn phần sau đây nói về nhân sinh thế đạo.

Trong nhân sinh thế đạo thì ý nghĩa của Nhiên Đăng là gì, hỡi chư đạo hữu?

Như trên đã nói, Nhiên Đăng là ngọn đèn lưu ly soi sáng vũ trụ khi còn huyền bí hỗn độn sơ khai trước ngày tạo thiên lập địa. Nói rằng lúc đó cả vũ trụ bao la tối tăm dày đặc lạnh giá vô cùng, nhờ ngọn Nhiên Đăng rọi soi mà bầu vũ trụ lúc bấy giờ được u u minh minh, nửa tối nửa sáng, bao trùm Hồng Quân Lão Tổ đang ngồi trầm ngâm trong tịch mịch. Mãi đến khi phân định âm dương nhựt nguyệt rồi thì không còn ai để ý đến ngọn Nhiên Đăng, nhưng ngọn Nhiên Đăng vẫn ngấm ngầm soi sáng và sưởi ấm muôn loài vạn vật suốt cả ngày đêm hoặc từ các thượng từng không gian cho đến loài thủy tộc, côn trùng vẫn nhờ ánh sáng và sự sưởi ấm đó giúp muôn loài vạn vật được sanh hóa mãi mãi, trưởng dưỡng và bảo tồn.

Còn Nhiên Đăng, ngọn đèn sáng của nhơn sinh thế đạo là gì?

[. . .]

Bần Tăng muốn nói ánh sáng đó là Nhiên Đăng hay ngọn tâm đăng, hay khí thiêng anh linh vẫn trường tồn vĩnh cửu của đất nước dân tộc. Tuy bao phen u tối, lắm lúc đau buồn vì bức màn vô minh tham si dục của loài người đã che án ngọn tâm đăng khí thiêng ấy, nhưng nó vẫn lưu ly ngấm ngầm cháy mãi, chỉ chờ khi nào có người biết vẹt bức màn vô minh ấy là có dịp cho ngọn tâm đăng khí thiêng bừng dậy, đánh thức cơn mê cho mọi người cùng đem lại vinh quang cho đất nước.

[. . .]

Nói trở lại thực tại, hiện giờ chư đạo hữu là con dân của đất nước này. Hãy đem đạo lý tình thương, đem ngọn tâm đăng soi sáng cho mọi người và gia công hành đạo giúp đời bằng cách khêu ngọn tâm đăng cho tất cả mọi người.

Bần Tăng tạm mượn lời sau đây để kết thúc vấn đề này: Không tiệc vui nào mà chẳng tàn, không màn hát nào mà chẳng vãn, không cơn mưa nào mà chẳng tạnh, không có đêm trường nào mà chẳng sáng, và cũng không có cuộc loạn ly nào mà không trị.

Vậy là bực tín hữu hay hướng đạo [17] cũng thế. Hãy chuẩn bị mọi điều kiện, mọi mặt cho ngọn tâm đăng soi rọi đêm trường đang dày đặc cho mọi người sớm hưởng ánh sáng vinh quang, thanh bình an lạc trong nếp sống đạo lý.

THI

Tâm đăng soi sáng giúp cho mình

Tâm đạo trau dồi được tuệ minh [18]

Cầm đuốc rọi đường cho đại chúng

Phổ truyền giáo lý độ nhơn sinh.

[. . .]

Bần Tăng tạm ngừng bút nơi đây vì còn phải hội nơi Đại Hùng Bửu Điện [19] trong giờ sau đây. Bần Tăng cảm ơn chư đạo hữu đã có tâm thành kỉnh trong việc tiếp kinh.[20] Bần Tăng cũng mong sao tiếng trống Lôi Âm vang suốt trong tam thiên đại thiên thế giới để ngày ngày có những nguyên nhân [21] thức tỉnh hồi đầu,[22] Bần Tăng mới được một lúc sum vầy bạn lữ [23] nơi niết bàn Phật cảnh.

Bần Tăng hẹn Thứ Bảy tuần tới, cũng trong giờ này, lại đến với chư đạo hữu. Bần Tăng chào chung tất cả chư đạo hữu lưỡng phái. Thăng.

Nhiên Đăng Cổ Phật 燃燈古佛

A: Dipankara, Ancient Buddha.

P: Dipankara, Bouddha Ancien.

Nhiên: đốt cháy. Đăng: cây đèn. Cổ Phật: vị Phật xưa.

Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, gọi theo tiếng Phạn là: Dipankara hay Dipanikara, dịch ra Hán văn là: Nhiên Đăng Phật hay Đính Quang Phật. [Đính là cái chân đèn].

Theo TNHT, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật giáng sanh bên nước Ấn Độ vào thời kỳ tương ứng với đời vua Hiên Viên Huỳnh Đế bên Tàu.

Còn Đức Phật Thích Ca cũng giáng sanh bên nước Ấn Độ sau đó, tương ứng đời nhà Châu [Chu] bên Tàu.

TNHT: Như kẻ bên Phật giáo hay tặng Nhiên Đăng là Chưởng giáo, Nhiên Đăng vốn sanh ra đời Hiên Viên Huỳnh Đế.

Người ta gọi Thích Ca Mâu Ni là Phật Tổ, Thích Ca vốn sanh ra đời nhà Châu.

Trong Kinh Trí Độ Luận: Như Nhiên Đăng Phật, khi sinh, chung quanh thân sáng như đèn, cho nên gọi là Nhiên Đăng Thái Tử. Khi thành Phật cũng gọi là Nhiên Đăng, xưa gọi tên là Đính Quang Phật.

Theo Từ Điển Phật Học Việt Nam: Đức Phật Thích Ca có một tiền kiếp là Tỳ Kheo Nho Đồng. Nho Đồng từng gặp và cúng hoa cho Đức Phật Nhiên Đăng. Nho Đồng mua hoa ấy từ một cô gái bán hoa với giá rất mắc. Cô gái hỏi vì sao Nho Đồng lại chịu mua với giá mắc như vậy? Nho Đồng trả lời là mua hoa để cúng Phật Nhiên Đăng. Cô gái liền tặng không bó hoa với lời nguyện là cô với Nho Đồng sẽ kết duyên vợ chồng trong các kiếp sau. Sa môn Nho Đồng là tiền thân của Phật Thích Ca, cô gái bán hoa là tiền thân của Công chúa Gia Du Đà La.

Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn: Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm Tự có tích nầy: Phật Nhựt Nguyệt Đăng Minh khi còn ở Hoàng Cung, có sanh ra 8 vị Vương tử: Hữu Ý, Thiện Ý, Vô Lượng Ý, Bảo Ý, Tăng Ý, Trừ Nghi Ý, Hưởng Ý, Pháp Ý.

Khi Ngài xuất gia tu hành thành Phật thì 8 vị Vương tử ấy đều theo cha mà tu trì Phạm hạnh. Tám vị ấy đều lần lượt thành Phật, và vị sau rốt thành Phật hiệu là Nhiên Đăng.

Phật Nhiên Đăng có thọ ký cho Thiện Huệ Bồ Tát, phán rằng, về sau Thiện Huệ sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni.

Trong Vô Lượng Thọ Kinh, Phật phán với A Nan rằng: Về đời quá khứ, thuở xưa cách nay lâu xa vô lượng, chẳng có thể suy nghĩ bàn bạc được là bao nhiêu kiếp, Đức Đính Quang Như Lai [Phật Nhiên Đăng] xuất hiện ở thế, giáo hóa độ thoát vô lượng chúng sanh đều cho đắc đạo, rồi Ngài mới vào diệt độ [Niết Bàn].

Theo Giáo lý và Kinh sách của Đạo Cao Đài thì:

■ Thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật giáng trần mở Phật giáo ở Ấn Độ ứng với đời vua Hiên Viên Huỳnh Đế bên Tàu. Ngài làm Chưởng Giáo Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương Đại Hội.

■ Theo Di-Lạc Chơn Kinh thì, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật hiện nay chưởng quản từng Trời Hư Vô Thiên, là từng Trời thứ 10, trên đó có Ngọc Hư Cung, là nơi họp Thiên triều của Đức Chí Tôn để chư Phật tạo định Thiên Thư, tận độ chúng sanh đắc qui Phật vị.

KTTg: Tịnh niệm phép Nhiên Đăng tưởng tín,

Hư Vô Thiên đến thính Phật điều.

Ngọc Hư Đại Hội ngự triều,….

■ Trong Kinh Cúng Tứ Thời, bài Phật giáo Tâm kinh là bài xưng tụng công đức của Nhiên Đăng Cổ Phật, ý nghĩa là:

·         Đức Nhiên Đăng Cổ Phật là vị thầy đáng kính, sanh ra vào thời Hỗn Độn, làm Chủ Tể CKVT.

·         Gom các thế giới vào trong một khí Hư Vô, nắm giữ các cõi trần vào trong hai tay.

·         Đèn trí huệ cháy hoài không tắt, soi sáng 36 từng Trời.

·         Đạo pháp như dòng nước chảy hoài không dứt.

·         Khai mở tâm tánh cho 92 ức nguyên nhơn đang còn mê muội nơi cõi trần.

·         Đạo pháp cao siêu không cùng tận, dạy cho biết rõ cõi hư linh.

·         Thổi ra một chất khí biến thành cái móng Trời, làm thành cây cột chống vững bầu Trời.

·         Biến hóa cây kiếm thành cây thước mà ba phân nâng vững giềng Đất.

·         Đức Nhiên Đăng góp công cùng Đức Chí Tôn, khai phá thông suốt Khiếu Huyền Quan, cho tánh hiệp với vô vi.

·         Chưởng quản Tam tài trong ý chỉ nhiệm mầu.

·         Nhiều lần ban bố ơn huệ, độ người nhiều không kể xiết

·         Ngài là Đấng Đại bi, Đại nguyện, Đại Thánh, Đại từ.

·         Thiên tước của Ngài là: Nhiên Đăng Cổ Phật Vô Vi Xiển Giáo Thiên Tôn.

Đức Nhiên Đăng Cổ Phật ít khi giáng cơ dạy đạo.

Trong tập Thánh giáo Minh Thiện Đàn, chúng tôi sưu tầm được 4 bài thi tứ tuyệt do Ngài ban cho trong 4 lần giáng cơ, chép ra sau đây:

Nhiên Đăng phụng lịnh Đức Cao Đài,

Thuận ý Ngọc Hoàng, ngã giáng lai.

Bồ Tát chơn truyền vô tận ý,

Ma Ha tự đắc độ hàn tai.

Nhiên Đăng thương xót kẻ trần gian,

Nên xuống Linh san đặng cứu nàn.

Khổ ách kia qua, tai trở lại,

Lòng từ chơn thật đến Thiên đàng.

Nhiên Đăng Cổ Phật giáo từ đa,

Dục đắc chơn truyền nguyện Thích Ca.

Nhứt bất ly kinh vô thế sự,

Tây phương đắc ngộ lạc như hà.

Nhiên Đăng Cổ Phật giáo từ đa,

Dục đáo Niết Bàn nguyện Thích Ca.

Tu khả miễn hành kỳ thiện đạo,

Văn kỳ chánh ngữ nguyện Di-Đà.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 PHỤ LỤC: TRUNG TÂM ĐIỂM CỦA MỖI CON NGƯỜI

Lấy một điểm giữa trán và một điểm giữa đỉnh đầu; từ hai điểm ấy, kéo hai đường ngang dọc A và B, thì giao điểm T ở ngay trung tâm não bộ, cũng là trung tâm điểm của mỗi con người. Y học gọi nơi này là Não Thất Ba [the Third Ventricle], kinh sách gọi là Thiên Tâm, Nê Huờn Cung, Cốc Thần, Huyền Quan Khiếu, Cao Đài… [Xem 2 minh họa.] Bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ [1921-2014] có công phát hiện về ý nghĩa của Não Thất Ba trong Đạo học.

Huệ Khải chú thích [18-3-2014]:

[1] Đèn huệ: Huệ đăng 慧燈 [wisdom lamp, wisdom light], trí sáng suốt của người tu chứng, đắc đạo.

[2] Chốn bụi hồng: Hồng trần 紅塵, cõi trần gian [the world].

[3] Thánh giáo này tiếp theo bài Tôn Giáo Là Cái Gì? đàn cơ ngày 08-9 Kỷ Dậu [18-10-1969].

[4] Nhiên Đăng Cổ Phật là gì? Đức Thiền Sư không hỏi là ai? vì Ngài không nhằm mục đích giảng về lai lịch, tiểu sử Đức Phật Nhiên Đăng. Ngài hỏi là gì? vì Ngài muốn nói tới ý nghĩa biểu tượng của hồng danh Nhiên Đăng Cổ Phật.

[5] Nhiên đăng 燃燈: a] Thắp đèn, đốt đèn [to light a lamp]. b]‚ Ám chỉ đèn Thái Cực, ánh sáng tâm linh bất hoại trong con người. ƒc] Tên vị Phật xưa [thời Nhất Kỳ Phổ Độ], tiếng Sanskrit là Dipankara. Ngài có trước Phật Thích Ca [thời Nhị Kỳ Phổ Độ], hồng danh là Nhiên Ðăng Cổ Phật 然燈古佛 [Dipankara the Ancient Buddha]. Phật Nhiên Đăng cũng là Định Quang Phật 定光佛 [Buddha of Fixed Radiance]. Theo Phật Giáo, Ngài có ba ngày kỷ niệm [ngày vía] là 06-01 âm lịch, 15-3 âm lịch, và 22-8 âm lịch.

[6] Thế Thiên hành hóa 替天行化: Thay Trời hành đạo để giáo hóa dân chúng tu hành.

[7] Nhơn sanh [nhân sinh] thế đạo 人生世道: Ðạo ở đời của con người ; con đường mà phận làm người phải noi theo để sống đúng đạo lý hay lẽ phải [the way of life]. Nhơn sanh thế đạo cũng là nhân đạo 人道 [đạo làm người, đạo người, the way of man].

[8] Lưu ly 琉璃: a] Một thứ ngọc quý màu xanh. b]‚ Một cách gọi pha lê [pha ly 玻璃, crystal]. Đèn lưu ly 琉璃燈: Đèn pha lê [crystal lamp].

[9] Nhục thể 肉體: Tấm thân xác thịt, thể xác [physical body].

[10] Tứ đại cấu hợp 四大構合: Bốn chất kết hợp tạo thành. Theo Phật Giáo, thân xác con người do bốn chất căn bản tạo thành là đất [da thịt…], nước[máu, các chất lỏng…], lửa [hơi ấm, thân nhiệt], gió [hơi thở].

[11] Oan khiên 冤牽: Oan nghiệp 冤業, oan nghiệt 冤孽, là tội lỗi gây ra kiếp này sẽ phải tiếp tục gánh chịu hậu quả để đền trả thêm nữa trong kiếp sau.

[12] Tâm đăng 心燈: Đèn lòng [mind lamp]; óc sáng suốt [minh triết] của người dày công tu học, không bị tham dục, vô minh che mờ lương tri [thiên lương].

[13] Trung tâm điểm của mỗi con người: Theo bác sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ [1921-2014] trong đầu não con người có trung tâm điểm, y học gọi là Não Thất Ba [3rd ventricle], kinh sách gọi là Thiên Tâm, Nê Huờn Cung, Cốc Thần, Huyền Quan Khiếu, Cao Đài… [Xem phụ lục cuối bài thánh giáo này.]

[14] Muội tánh 昧性: Tánh phàm tăm tối, u mê [human stupidity].

[15] Tâm khảm 心坎: Đáy lòng, chỗ sâu kín nhất trong lòng.

[16] Vọng thức 妄識: Cái biết sai trái [wrong knowledge], nhận thức sai [wrong recognition].

[17] Hướng đạo 向導: Người dẫn dắt đạo hữu [those who lead their brethren].

[18] Tuệ [huệ] minh 慧明: Sáng suốt, minh triết [wise, enlightened].

[19] Đại Hùng 大雄: Hàm ý là Đức Phật Tổ [Thích Ca]. Người tự chiến thắng chính mình, vượt lên lục dục thất tình để thành chánh quả còn khó hơn chiến thắng muôn vạn tinh binh; vì thế gọi Phật là Đại Hùng. Điện thờ Phật Thích Ca là Đại Hùng Bửu Điện 大雄寶殿. Trong thánh giáo này, Đức Thiền Sư ngụ ý cho biết sau khi từ giã đàn cơ, Ngài sẽ về chùa Lôi Âm họp với Đức Phật Tổ.

[20] Thánh giáo này được dạy trong thời gian Minh Lý Thánh Hội đang tiếp nhận bộ Đạo Học Chỉ Nam qua nhiều đàn cơ. Ngày khởi đầu tiếp kinh là 15-4 Mậu Thân [11-5-1968]. Ngày hoàn kinh [hoàn tất việc tiếp kinh] là 01-3 Tân Hợi [27-3-1971].

[21] Nguyên nhân [nhơn] 原人: Những linh căn 靈根 nguồn gốc từ cõi trời, xưa kia nhận lãnh sứ mạng xuống thế gian độ đời; khác với hóa nhân [nhơn]化人 là những ai từ kim thạch, thảo mộc, cầm thú tiến hóa lên làm người.

[22] Hồi đầu 回頭: Quay đầu lại đường thiện, tỉnh ngộ, trở về đường tu.

[23] Bạn lữ 伴侶: Bạn bè. [Lữ 侶 cũng là bạn.] Đức Thiền Sư hàm ý những người thế gian đang tu hành hôm nay vốn là bạn bè của Ngài trong các kiếp trước. Sau khi trọn vẹn công quả, công trình, công phu tu học và hành đạo, từ giã thế gian rồi thì tất cả sẽ hội ngộ Đức Thiền Sư trên cõi trời.

Video liên quan

Chủ Đề