Tại sao Liên bang Nga thi hành chính sách đối ngoại ngả về phương Tây

Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu. 

B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. 

C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu. 

D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu

B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế

C. tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu

D. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu

QPTD -Thứ Hai, 07/11/2016, 08:04 [GMT+7]

Đôi nét về Chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga

Ngày 30-6-2016, Tổng thống Nga V. Pu-tin công bố những nét chính trong chiến lược đối ngoại mới của Mát-xcơ-va; trong đó, thể hiện quyết tâm “rũ bỏ” chính sách đối ngoại hòa hoãn với phương Tây. Vậy, tại sao Nga thay đổi chính sách đối ngoại vào lúc này và hướng đích của nó tới đâu,… đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế.

Bối cảnh hình thành

Theo chính giới Nga, thế giới hiện nay đang chuyển từ trật tự đơn cực sang cấu trúc đa trung tâm, mà nòng cốt là sự tương tác của các trung tâm sức mạnh hàng đầu, nhằm cùng nhau phối hợp để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vì thế, tương lai của thế giới không thể do một nhóm nhỏ quốc gia và càng không thể do một quốc gia nào đó định đoạt. Thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột gần đây ở Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Li-bi,… và Xy-ri cho thấy, một số thế lực quốc tế theo đuổi tham vọng sử dụng sức mạnh của mình để áp đặt ý chí chính trị cùng “tiêu chuẩn kép” cho các quốc gia khác. Từ thực trạng đó, Nga cho rằng, thế giới hiện nay rất không ổn định và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó dự báo trên tất cả các lĩnh vực; trong đó, việc tranh giành ảnh hưởng cùng sự va chạm giữa những cách tiếp cận khác nhau về lợi ích và cách thức xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu của các quốc gia, nhất là giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, khó có thể dung hòa. Đó là chưa kể một số thế lực đã, đang bất chấp các quy định, thông lệ và luật pháp quốc tế để mưu cầu lợi ích riêng, thậm chí thực hiện tham vọng thao túng Liên hợp quốc để dễ bề can thiệp vào các quốc gia có độc lập, chủ quyền, nhằm hiện thực hóa mưu đồ của họ, v.v. Tất cả những vấn đề đó không chỉ cản trở việc phối hợp các nỗ lực đa phương trong hóa giải các tình huống xung đột, mà còn “kích hoạt” nhiều mầm mống căng thẳng mới. Hệ quả tất yếu của nó là, nguy cơ trên các lĩnh vực an ninh, kinh tế và nhân đạo toàn cầu không hề giảm đi; trái lại, còn gia tăng và lan tỏa tới nhiều khu vực trên thế giới.

Đối với nước Nga, khủng hoảng kinh tế [do bao vây, cấm vận kinh tế của phương Tây và giá dầu sụt giảm] cùng sự cạnh tranh ảnh hưởng của các đối thủ tiềm tàng đã, đang kiềm chế sức mạnh và tầm ảnh hưởng quốc tế của Mát-xcơ-va. Trong bối cảnh đó, Nga chủ trương điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng: độc lập, tự chủ và quyết đoán hơn, nhằm đáp ứng sự biến chuyển của tình hình và tiếp tục khẳng định hình ảnh, vị thế cường quốc của nước này trên trường quốc tế.

Các trưởng đoàn tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ
đối thoại ASEAN - Liên bang Nga. [Ảnh: nhandan.com.vn]

Những ưu tiên chính

Theo các nhà phân tích quốc tế, mặc dù sa sút về kinh tế và tạm thời bị phương Tây cô lập, nhưng Nga vẫn là một cường quốc trên thế giới. Trên thực tế, Nga đã, đang là một trong những nhân tố cân bằng sự ổn định trong quan hệ quốc tế. Để đáp ứng vị thế đó, trong chiến lược đối ngoại mới của mình, Nga hướng tới những ưu tiên cơ bản sau:

Thứ nhất, Nga chủ trương phát triển hợp tác cùng có lợi với các đối tác nước ngoài, trọng tâm là nâng cao hiệu quả hội nhập trong không gian Á - Âu và chống lại sự lan tỏa của tư tưởng cực đoan cũng như chủ nghĩa khủng bố.

Thứ hai, tăng cường khả năng thích ứng về chiến lược trong điều kiện mới. Theo quan điểm của Nga, những thách thức và nguy cơ mà nước này đang đối mặt đòi hỏi chính sách ngoại giao phải được điều chỉnh một cách nhạy bén trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, nhân đạo và thông tin. Theo đó, ngoại giao của Nga phải tiếp tục đóng góp vào giải quyết các vấn đề nổi cộm hiện nay và cả những căng thẳng, xung đột mới xuất hiện trên thế giới; trong đó, dành ưu tiên cao nhất cho các vấn đề ở biên giới của mình.

Thứ ba, chủ động, tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị thượng đỉnh các quốc gia có nền kinh tế phát triển và mới nổi, như: Nhóm các nền kinh tế mới nổi [BRICS], Liên minh kinh tế Á - Âu, Diễn đàn kinh tế thế giới Xanh Pê-téc-bua và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải [SCO], v.v. Qua đó, Nga sẽ nỗ lực cùng các quốc gia khác đề xuất các giải pháp, góp phần đưa nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững.

Thứ tư, tiếp tục đi đầu cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống khủng bố và kiên quyết đấu tranh chống lại mọi sự can thiệp thô bạo từ bên ngoài vào các quốc gia có độc lập, chủ quyền. Theo đó, Nga kiên quyết phản đối tất cả các hồ sơ “nóng” của phương Tây nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào trên thế giới.

Thứ năm, Nga ủng hộ chủ trương giữ vững vai trò trung tâm của Liên hợp quốc và cơ chế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong cấu trúc chính trị quốc tế. Đồng thời, có biện pháp để tổ chức này không bị các thế lực đế quốc, phản động thao túng, lợi dụng để phát động các cuộc xung đột và chiến tranh.

Các định hướng hoạt động chủ yếu

Trong bối cảnh thế giới đã, đang có nhiều biến chuyển nhanh chóng, phức tạp và khó lường, sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Nga không chỉ nhằm phát triển quan hệ hợp tác với tất cả các nước theo hướng đôi bên cùng có lợi; tăng cường quy chế cường quốc của Mát-xcơ-va mà còn tiếp tục khẳng định vai trò không thể thay thế của nước này trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu đó, Mát-xcơ-va sẽ sử dụng “sức mạnh mềm”, với tổng thể các biện pháp, trên nhiều hướng hoạt động và xem đó là đòn bẩy chiến lược, tạo ra hình ảnh khách quan về nước Nga trong con mắt của cộng đồng quốc tế.

Trên hướng Cộng đồng các quốc gia độc lập [SNG], Nga xem sự phát triển hợp tác đa phương và các quá trình liên kết trong không gian hậu xô - viết là vấn đề có ý nghĩa then chốt trong chính sách đối ngoại của mình. Theo đó, Nga tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối phát triển hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia thành viên SNG trong các lĩnh vực: kinh tế, bảo vệ pháp luật, nhân đạo và các lĩnh vực khác. Trong đó, Mát-xcơ-va sẽ ưu tiên xây dựng các đề án liên kết, như: liên minh về thuế quan, hợp tác năng lượng, tổ chức các hiệp ước an ninh tập thể, v.v.

Trong quan hệ với Mỹ, mặc dù hai bên hiện đang tồn tại nhiều bất đồng sâu sắc, nhưng về lâu dài Mát-xcơ-va vẫn coi trọng việc hợp tác với Oa-sinh-tơn trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Thậm chí, Nga sẵn sàng để ngỏ khả năng hợp tác với bất kỳ tổng thống mới nào của nước Mỹ, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau. Tuy nhiên, Nga sẽ kiên quyết không chấp nhận cách tiếp cận của một số nhân vật trong chính giới Mỹ khi cho rằng, họ có thể tự giải quyết các vấn đề mà không cần đến Mát-xcơ-va; trong đó bao hàm cả việc gây áp lực và tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này. Vì thế, Nga vẫn chủ trương duy trì sự hợp tác này ở mức độ cần thiết, trên nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng lợi ích của nhau. Đồng thời, Nga cũng kiên trì đấu tranh bảo vệ quan điểm của mình liên quan đến việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ cũng như trong hóa giải cuộc chiến ở Xy-ri, khủng hoảng ở U-crai-na và một số vấn đề có tính toàn cầu khác.

Đối với Liên minh châu Âu [EU], Nga sẵn sàng hợp tác xây dựng một không gian kinh tế và nhân đạo thống nhất từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương nhằm phục hồi quan hệ kinh tế với Tây Âu. Hiện tại, trong bối cảnh quan hệ Nga - EU trở nên xấu đi [do liên quan đến cuộc khủng hoảng ở U-crai-na], Mát-xcơ-va chủ trương tìm kiếm sự thỏa hiệp ở những nơi có thể đạt được thỏa thuận [dù là nhỏ] và thông qua đó, cải thiện với các quốc gia riêng rẽ để cùng tiến lên phía trước mà không làm phương hại đến lợi ích quốc gia. Trong quá trình đó, Nga hy vọng các doanh nghiệp châu Âu, nhất là của các nước Đức, Pháp, I-ta-li-a,… sẽ buộc chính phủ của họ dỡ bỏ cấm vận đối với mình. Mặt khác, Nga kịch liệt phản đối sự mở rộng kinh tế và chính trị của phương Tây vào không gian hậu xô - viết và yêu cầu EU đàm phán và thỏa hiệp với Mát-xcơ-va trên tất cả các vấn đề bất hòa, thay vì làm ngơ hay né tránh.

Trên hướng châu Á - Thái Bình Dương, Nga đẩy mạnh tham gia các quá trình liên kết khu vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, nhất là xúc tiến phát triển thương mại và đầu tư tại vùng Viễn Đông của nước này. Với vị thế là một cường quốc lâu năm, Nga tích cực đề xuất các sáng kiến nhằm kiến tạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương một cơ cấu an ninh và hợp tác mới, dựa trên cơ sở nguyên tắc tập thể, không tham gia các khối liên minh, thực hiện nguyên tắc an ninh công bằng và không thể tách rời giữa các nước. Trong đó, Nga chủ trương củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc; đối tác chiến lược với Ấn Độ và phấn đấu đưa quan hệ giữa nước này với Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] lên tầm đối tác chiến lược vào năm 2020. Đồng thời, thúc đẩy phát triển hợp tác hai bên cùng có lợi với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a,… và các quốc gia có vai trò then chốt khác ở khu vực.

Với các nước châu Phi - Trung Đông, Nga chú trọng quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống, nhằm tiếp tục thúc đẩy các lợi ích kinh tế và yếu tố địa - chính trị của nước này, trên cơ sở hợp tác đa diện, cùng có lợi. Thông qua đó, Nga tiến hành mở rộng tiếp xúc với Liên minh châu Phi và các tổ chức liên khu vực trong giải quyết các vấn đề của châu lục, nhất là giải quyết các cuộc xung đột bằng biện pháp chính trị, ngoại giao đàm phán, dựa trên sự nỗ lực của cộng đồng quốc tế. Riêng đối với vấn đề Xy-ri, Nga chủ trương giải quyết triệt để cuộc xung đột theo lộ trình ba bước đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua; đó là, đàm phán thành lập chính quyền chuyển tiếp, thực hiện sửa đổi hiến pháp và tổ chức tổng tuyển cử. Tuy nhiên, thực tiễn những gì đang diễn ra tại Xy-ri hiện nay cho thấy, chỉ có thể thông qua những nỗ lực chung, thống nhất trong một mặt trận chống khủng bố rộng rãi theo đề xuất của Mát-xcơ-va mới có thể hóa giải thành công mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố cùng những thách thức khác ở quốc gia Trung Đông này. Nga hy vọng Mỹ và phương Tây thấy rõ vai trò của nước này - một trong những lực lượng bên ngoài quan trọng nhất trong việc khôi phục nền hòa bình ở Xy-ri.

Như vậy, chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga được xây dựng và thực thi trong một giai đoạn lịch sử có tính bước ngoặt của thế giới đương đại; trong đó, nước Nga muốn đóng vai trò là một trong những trụ cột của nền hòa bình và an ninh quốc tế. Theo giới phân tích quốc tế, trong bối cảnh hiện nay, việc Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại là bước đi cần thiết của nước này, nhằm ổn định và thích nghi trong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, việc Nga có đạt được các mục tiêu đối ngoại của mình hay không và đạt được ở mức độ nào, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cả về nội lực, ngoại lực, trong khi nền kinh tế của nước này vẫn chưa sáng sủa. Vì thế, dư luận cho rằng, hiệu lực và hiệu quả chính sách đối ngoại mới của Nga vẫn đang là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

NGÔ QUYỀN

Video liên quan

Chủ Đề