Nlxh về văn hóa tranh luận của người việt nam

                                          

  ĐỀ BÀI: Ngày 16/04 tại Hà Nội, đã diễn ra chiến dịch nâng cao chất lượng du khách người Việt khi đi công tác du lịch ở nước ngoài. Người ta muốn du khách Việt ai cũng có ý thức, ai cũng biết vứt rác đúng chỗ, nói chuyện văn minh, biết xếp hàng và biết nhẫn nại, để khiến hình ảnh du khách Việt Nam trở nên đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế. Cùng ngày hôm đó, là những tin tức hình ảnh về lễ hội đền Hùng. Hơn 7 triệu du khách đổ về nơi đây, vừa tìm về cội nguồn đất nước, vừa là cách tận hưởng ngày đầu tiên của kì nghỉ lễ. Tưởng rằng đây sẽ là một lễ hội tuyệt vời. Nhưng không... Nhan nhản là những mẩu tin về sự chen chúc, những tiếng thét thất thanh của trẻ nhỏ người già, những đối tượng đáng ra phải được ưu tiên thì bị chèn ép không thương tiếc. Người ta ca ngợi chiến công cứu trẻ nhỏ ra khỏi đám đông, hoảng hốt trước cảnh dòng người ùn ùn chạy đua, xô đẩy. Không chỉ ở lễ hội Đền Hùng, mà hình ảnh chen lấn có thể gặp ở bất cứ đâu. Đó là đỉnh Chùa Đồng, Yên Tử. Đó là lễ rước ấn đền Trần, nơi hàng nghìn con người xâu xé nhau chỉ để được hưởng lộc tổ. Đó là những chuyến du lịch trong kì nghỉ dài, mà khi đến bất cứ địa danh nào, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh xô đẩy, giành giật, không hàng lối, không trước sau. Hẳn nhiều người cùng suy nghĩ giống tôi, "Dân mình đang đi trẩy hội, đi hưởng nghỉ lễ hay là đi hành xác thế?". [Trích: Hỗn loạn ở đền Hùng, xếp hàng sau động đất ở Nhật và chiến dịch nâng cao hình ảnh du khách Việt..., Lương Hồng Phúc – Tri Thức Trẻ] Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề "văn hóa xếp hàng" của người Việt Nam hiện nay.

                      

  1. Mở bài: Cuộc sống hiện đại hôm nay là sự phát triển không ngừng của văn hóa nhân loại. Nhưng có lẽ, trong xã hội của Việt Nam thì câu chuyện bàn về sự suy đồi về văn hóa lại tự dưng có một vị trí đặc biệt. Lùi xa về quá khứ với những câu ca dao, tục ngữ khuyên người ta hãy sống biết yêu thương "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" hay "Lá lành đùm lá rách" thì giờ đây ta lại ngậm ngùi xót xa khi nhìn thấy cảnh chen lấn đông đúc, giằng xé ganh đua nhau ở mọi nơi- kể cả là chốn thờ tự linh thiêng đầy tính nhân bản. Đoạn trích trên cho thấy thực trạng thiếu kỉ luật, không ý thức về "văn hóa xếp hàng" của con người Việt Nam. II. Thân bài:
  2. Giải thích khái niệm Rõ ràng, trong đoạn bài báo trích thiếu "văn hóa xếp hàng" là một trong những sự thiếu hụt văn hóa nguy hiểm của người Việt. Bởi vậy, chúng ta phải "huấn luyện" để "che mắt" bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn đó câu hỏi đặt ra: "Làm thế nào để đa số người Việt biết cách xếp hàng?" Xếp hàng là cách đứng có tuần tự, có người trước, người sau, cứ hết lượt người này thì sẽ đến lượt người khác theo một thứ hạng nhất định. Văn hóa xếp hàng được hiểu là tất cả mọi người trong một cộng đồng chung đều thừa nhận và thực hiện việc xếp hàng, có trước có sau, không chen lấn, xô đẩy hay tạo thành sự hỗn loạn khủng khiếp.
  3. Thực trạng Với người Việt, văn hóa xếp hàng đã có một thời tồn tại và trở thành một nét đẹp văn hóa. Hãy nghĩ về Hà Nội thời bao cấp khi mỗi dịp Tết đến Xuân về người dân vẫn luôn xếp hàng nhẫn nại để nhận được các "món hàng" đấy thôi. Song có lẽ, khi cuộc sống không còn nghèo khó nữa, người ta tích cực "tư lợi" và thế là không có văn hóa xếp hàng. Dẫn chứng: Học sinh Việt Nam để xếp thành một hàng ngay ngắn, lúc nào phải có giáo viên chủ nhiệm bên cạnh, học sinh mẫu giáo thì khỏi nói nhưng nhiều trường hợp đã là anh chị 12 rồi mà các thầy cô vẫn phải "mỏi cổ gào to" để có một hàng cho tử tế. Giao thông chật cứng mỗi giờ cao điểm nhưng xe máy chen trước ô tô, ô tô cố nhích lên trước xe buýt; các xe phân khối lớn thì bóp còi inh ỏi để vụt bay khỏi đám chen. Và chả ai nhường ai, nhiều khi cũng chỉ vậy mà khiến xe này hỏng, người kia chết... Trong lễ hội thì khỏi nói: lễ hội Đền Hùng, khai ấn đền Trần, lễ hội chùa Hương... cảnh chen chúc đùn đẩy nhau, kẻ khóc người cười, thi nhau vượt rào không ý thức nguy hiểm, người lớn trẻ nhỏ kêu gào thất thanh.... Đau đớn thay! Một xã hội mà chỉ vì cho chuẩn giờ "hoàng đạo" người ta "tàn sát" nhau, không để nhau thanh thản mà lên chùa, lấy lộc chùa.. đến những nơi thanh tịnh để mà "thở không ra hơi, kêu không ra tiếng". Nhiều bài báo đã gọi việc hành hương lên đền Hùng ngày 10/3 năm nay là cuộc "càn quét" của đám con cháu xấc xược với cụ Tổ ngàn năm trước.
  4. Nguyên nhân – Do tính ích kỉ, thiếu kiên nhẫn của con người – Tâm lí đám đông – Không được "dạy dỗ" về văn hóa xếp hàng
  5. Hậu quả – Không có văn hóa xếp hàng dường như cũng là yếu tố khiến người Việt Nam ta càng ngày càng trở nên lạc hậu với các nước trên thế giới. Dẫn chứng: Còn nhớ một bài học từ hồi cấp một, kể về chuyện V. Lê-nin đi cắt tóc. Ông đến tiệm cắt tóc, thấy đông khách nên ngồi chờ đến lượt mình. Người thợ cắt tóc không muốn vị lãnh tụ phải chờ lâu nên khẩn khoản mời ông vào cắt trước, nhưng Lê-nin thẳng thắn từ chối. Ông nói, mình cũng phải xếp hàng như những người khác... Trận động đất vừa qua ở Nhật Bản, lại tiếp tục thấy cảnh người dân xếp hàng để nhận cơm nắm cứu đói. Cách đây ít năm, khi bị sóng thần tàn phá, người Nhật dù mất nhà cửa, phải ngủ trong lều bằng hộp các- tông nhưng họ vẫn xếp hàng chờ phát lương thực, vẫn biết nhường phòng tắm công cộng cho người già, trẻ nhỏ. Xếp hàng không phải đặc sản của người Nhật. Trước trận siêu bão Katrina tại Mỹ, người ta chứng kiến cảnh hàng nghìn xe ô tô xếp hàng thẳng tắp trên đường đi tránh bão. Trong tình thế nguy cấp, không thấy ai chen ngang, lấn đường. Phải chảy nước mắt vì dòng người từ sân vận động nắm tay nhau và hát quốc ca để tránh bom đạn kinh hoàng của IS trong vụ khủng bố ở Pháp ngày 13/11/2015. – Là nguyên nhân của nạn hối lộ, chạy chọt ... khiến xã hội ngày càng mất công bằng hơn. Dẫn chứng Mua vé xem bóng đá không muốn xếp hàng thì đã có đội ngũ phe vé phục vụ. Vào bệnh viện không muốn xếp hàng thì kẹp phong bì vào hồ sơ. Cũng có người muốn xếp hàng, nhưng vì xếp mãi không đến lượt nên nản, và lần sau không muốn... xếp hàng nữa. – Con người Việt Nam thiếu kỉ luật, nhẫn nại và không mấy " văn minh"
  6. Giải pháp Văn hóa xếp hàng vốn không phải là văn hóa đặc trưng của bất cứ dân tộc nào trên thế giới, nó xuất phát từ "kỉ luật" mà con người tu dưỡng đạo đức hàng ngày Pháp luật cần phải chặt chẽ hơn, phối hợp với giáo dục về tính kỉ luật, văn minh.
  7. Lật lại vấn đề Có lẽ, còn rất ít những con người biết đợi chờ để không gây cảnh bát nháo, lẫn lộn nhưng trong cuộc sống vẫn còn nhiều người biết xếp hàng để người khác lên trước. Đó là những tấm gương sáng còn "rơi rớt" lại trong xã hội. Hãy nhìn cách người Nhật, người Pháp đối xử với nhau; đối xử với môi trường xã hội.
                          
III. Kết bài: Văn hóa xếp hàng đặt ra nhiều nguy cơ về sự xuống cấp đạo đức của con người Việt Nam. Và sâu xa hơn là cách sống có mình có người Đây là vấn đề gián tiếp làm mất đi hình ảnh người Việt Nam dưới con mắt của bạn bè quốc tế.  
                              

Chủ Đề