Nợ môn là gì

"Nợ môn", "Thi lại", "Mãi không ra được trường"... là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ sinh viên. Vậy lý do nào khiến sinh viên mãi nợ môn, rồi dành cả thanh xuân chỉ để học lại, thi lại?

LƯỜI ĐI HỌC

Nhiều bạn do nhà cách xa trường nên lười đi học từ đó điểm chuyên cần thấp. Nhiều bạn nhà dù ở gần những cũng lười đi học vì không hứng thú với môn học và mê ngủ. Không chỉ điểm chuyên cần thấp, việc lười đi học còn khiến các bạn học không hiểu bài, thi không tót, điểm kém rồi rớt môn là chuyện bình thường.

HAM CHƠI

Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới nợ môn, nợ tín chỉ chính là lười học và ham chơi. Những thú vui chốn thị thành luôn có sức hút với các bạn trẻ xa gia đình nên nhiều bạn không kiềm chế được bản thân và lao vào những cuộc chơi ngày đêm. Ham chơi dẫn tới lười học rồi từ đó ngập trong nợ môn.

GIẢNG VIÊN KHẮT KHE

Một lý do khác dẫn tới nợ môn là do giảng viên khắt khetrong quá trình chấm điểm về mặt chuyên cần, hoặc đánh vắng không đủ điều kiện dự thi vì nghỉ nhiều. Hoặc do giảng viên chấm điểm thi quá khó khăn nên nhiều sinh viên điểm thấp, phải thi lại hoặc học lại.

MẢI MÊ KIẾM TIỀN

Lên Đại học, không ít sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải bươn chải kiếm việc làm thêm để chi trả một phần tiền học phí, tiền sinh hoạt... Khi đi làm lại bị cuốn vào công việc, kiếm ra được tiền cảm thấy thích thú, bị ham và xao nhãng việc học. Nhiều bạn nhận định rằng: "Môn nào dễ thì qua được, chứ môn khó là nợ dài dài".

CHƯA BIẾT CÁCH HỌC HỢP LÝ

Điều này xảy ra chủ yếu ở sinh viên năm nhất, khi mới lên Đại học chưa biết phương pháp học tập phù hợp nên thi bị điểm kém rồi trượt dài. Vì thế, ngay từ khi còn là năm nhất hãy tìm cho mình một cách học đúng, hiểu bản chất vấn đề và biết áp dụng vào bài làm.

Suzy

Chủ Đề