Nối đất chống sét là gì

Chống sét và tiếp địa là 2 hệ thống hoàn toàn riêng biệt và phục vụ các mục đích khác nhau, nhưng nó lại có mối liên quan trong các thành phần tạo nên mỗi hệ, chống sét thì phải có tiếp địa. Vì vậy mà nói tới chống sét, người ta thường gom luôn vào hệ thống tiếp địa cho nên mới có cái tên chống sét và tiếp địa

Tiếp địa là hệ thống được lắp đặt nhằm triệt tiêu dòng rò của các thiết bị điện, điện nhẹ nhằm bảo vệ thiết bị và người sử dụng

Trong khi đó, hệ thống chống sét muốn hoạt động được thì phải kết nối đến bãi tiếp địa. Về cơ bản thì bãi tiếp địa của hệ thống điện, điện nhẹ và hệ thống chống sét là giống nhau, chúng chỉ khác nhau về yêu cầu điện trở nối đất mà thôi. Điện trở tiếp địa của điện nhẹ yêu cầu dưới 1 Ohm, hệ thống điện yêu cầu dưới 4 Ohm, chống sét yêu cầu dưới 10 Ohm, và hằng năm phải đo kiểm tra lại các thông số này, để các hệ thống hoạt động hiệu quả

Tầm quan trọng của hệ thống chống sét và tiếp địa trong công trình dự án

Về hệ thống chống sét

Trong thời đại ngày nay, mọi thứ đều phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Nhà cao tầng mọc lên khắp nơi, nó vô tình trở thành cây cọc thu lôi hứng sét mỗi khi trời giông sét. Để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người và tài sản là công trình dự án, cần thiết phải lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình. Hệ thống này vừa chống sét đánh thẳng, vừa chống sét đánh ngang, vừa chống sét lan truyền trên đường dây

Mỗi chức năng khác nhau thì lắp đặt hệ thống chống sét cũng khác nhau

Chống sét đánh thẳng thì lắp đặt kim thu sét hiện đại hay còn gọi là kim thu sét tia tiên đạo, nghĩa là nó chủ động thu hút điện tích của dòng sét truyền thẳng xuống đất, làm hạn chế tối đa sét đánh vào công trình. Do tính chất ưu việt và chủ động của nó mà ngày nay hầu hết công trình đều sử dụng, bỏ qua kiểu lắp đặt chống sét cổ điển không còn phù hợp, rờm rà, kém thẩm mỹ và dễ hư hỏng. Khi hư hỏng rồi, hệ cổ điển này sẽ trở thành cọc hứng sét, rất nguy hiểm cho công trình nếu không kịp thời phát hiện và sửa chữa khắc phục. Vì lúc này dòng sét đánh vào công trình không thoát được xuống đất, dẫn đến nó tác động thẳng vào công trình

Nói về hệ thống chống sét đánh ngang, người ta cũng thi công lắp đặt các thanh đồng bọc xung quanh công trình, để dẫn dòng sét thoát xuống đất. Mặc dù đã có kim thu sét,và kim này bảo vệ theo kiểu hình cầu chụp xuống công trình, nhưng vẫn có những góc mà nó không chụp được thì sẽ bị ảnh hưởng bởi tia sét đánh ngang, tia sét loại này cũng rất dữ dội, nó có thể làm nứt vỡ tường, cột, trụ công trình, gây hậu quả rất lớn

Còn một hệ thống chống sét nữa mà thường rất ít người để ý, đó là hệ thống chống sét lan truyền. Hệ này chống các xung sét lan truyền trên đường dây điện cấp nguồn vào công trình, nó làm phá hủy hàng loạt thiết bị, máy móc, ngoài ra còn gây nguy hiểm cho tính mạng con người

Về hệ thống tiếp địa

Hệ thống này cũng rất quan trọng, con người có an toàn về điện, thiết bị có sử dụng lâu bền được hay không chính là nhờ hệ thống này. Ngay cả hệ thống chống sét cũng vậy, nếu không có tiếp địa hoặc tiếp địa không đạt yêu cầu thì hệ thống chống sét cũng bỏ đi, không sử dụng được, ngược lại còn gây hậu quả nghiêm trọng.

Tiếp địa thì có tiếp địa trung tính nguồn lưới điện 3 pha, tiếp địa cho chống sét, tiếp địa cho hệ thống điện và tiếp điện cho hệ thống điện nhẹ. Mỗi hệ có những yêu cầu khác nhau và phải độc lập nhau. Ngoài ra cũng phải cách xa nhau, đáp ứng được yêu cầu đẳng thế về điện, tránh xung sét của hệ chống sét lan truyền qua hệ tiếp địa điện và điện nhẹ, rồi dội ngược áp lên hệ thống điện, điện nhẹ.

Tiếp địa cho chống sét: Điện trở đất phải nhỏ hơn 10 OHM

Tiếp địa cho hệ điện: Điện trở đất phải nhỏ hơn 4 OHM

Tiếp địa cho hệ điện nhẹ: Điện trở đất phải nhỏ hơn 1 OHM

Đây là yêu cầu bắt buộc, nếu không đạt thì phải làm lại, làm thêm hoặc xử lý bằng hóa chất. Nếu không sẽ không có tác dụng.

Hệ thống này chi phí lắp đặt cũng rất nhỏ, nhưng lại mang đến nhiều ưu điểm nổi bật: an toàn cho con người, bảo vệ thiết bị, máy móc, bảo vệ công trình dự án.

Anh chị có nhu cầu lắp đặt hoặc cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề gì. Hãy gọi cho chúng tôi qua số Hotline: 0905.70.60.89

  • Nối đất bảo vệ là gì?
  • Mục đích nối đất bảo vệ
  • Ý nghĩa nối đất bảo vệ
  • Các bước tính toán thiết kế và lắp đặt hệ thống nối đất
  • Video giải thích hệ thống nối đất bảo vệ

Nối đất bảo vệ là gì?

Trong hệ thống điện tồn tại 3 loại nối đất:

  • Nối đất làm việc: Thực hiện nối các điểm của mạng điện [thường là trung tính mạng điện] với hệ thống nối đất nhằm đảm bảo các chế độ làm việc của mạng điện.
  • Nối đất an toàn: Thực hiện nối các phần tử bình thường không mang điện áp [thường là vỏ máy, khung máy, chân sứ,…] với hệ thống nối đất nhằm đảm bảo an toàn cho người tiếp xúc với các phần tử này khi vì lý do nào đó [thường là cách điện bị hỏng] chúng có điện.
  • Nối đất chống sét: Thực hiện nối các thiết bị chống sét với hệ thống nối đất nhằm đảm bảo an toàn cho người và các thiết bị, công trình khi có sét đánh.

Một hệ thống nối đất có thể là:

  • Tự nhiên: Tận dụng các bộ phận kim loại có sẵn trong lòng đất làm hệ thống nối đất.
  • Nhân tạo: Chủ định dùng các điện cực kim loại [bằng đồng là tốt nhất] chôn sâu trong đất làm hệ thống nối đất.
  • Hỗn hợp: Kết hợp 2 loại nối đất này.

Điện của một hệ thống nối đất gồm 2 thành phần: điện trở của bản thân điện cực kim loại và điện trở của khối đất tham gia quá trình tản dòng điện vào trong đất được gọi là điện trở tản. Điện trở này phụ thuộc vào kích thước, độ chôn sâu và điện trở suất của vùng đất.

Hình ảnh: Nối đất bảo vệ

Mục đích nối đất bảo vệ

Nhằm giảm dòng điện qua người đến trị số an toàn. Tăng dòng điện sự cố pha-vỏ để các thiết bị bảo vệ quá dòng truyền thống [CC, ATM, BVRL] cắt phần tự này ra khỏi mạng điện, an toàn cho người và thiết bị.

Ý nghĩa nối đất bảo vệ

Khi cách điện giữa pha và phần tử bình thường không mang điện bị hỏng, nối đất sẽ duy trì 1 điện áp giữa các phần tử này với đất nhỏ sẽ an toàn cho người chạm phải.

Các bước tính toán thiết kế và lắp đặt hệ thống nối đất

Nối đất cho hệ thống điện không chỉ cho những công trình lớn, nhà máy… Bây giờ con rất phổ biến các mạng điện dân dụng nhà ở để bảo vệ an toàn cho người và thiết bị khỏi bị hư hỏng. Và dưới đay là 8 bước cơ bản để lắp đặt hệ thống nối đất.

Bước 1: Xác định chức năng của hệ thống nối đất

Bước 2: Xác định điện trở suất của đất

Bước 3: Xác định cấu hình hệ thống nối đất

Bước 4: Xác định điện trở nối đất 1 cọc [rc ]

Bước 5: Xác định điện trở nối đất n cọc [Rc ]

Bước 6: Xác định điện trở nối đất 1 cáp nối [thanh ngang] [rth]

Bước 7: Xác định điện trở nối đất hệ thống cáp nối [thanh ngang] [Rth]

Bước 8: Tính giá trị điện trở nối đất toàn hệ thống

Video giải thích hệ thống nối đất bảo vệ

Chủ Đề