Lăng kính trong văn học là gì

Trang 1 của 2 trang 1 2 Tiếp >

  1. Lăng kính có cấu tạo là một khối chất trong suốt, đồng chất [thủy tinh, nhựa ...] thường có dạng lăng trụ tam giác.

    1/ Lăng kính là gì:



    Lăng kính lăng trụ tam giác gồm: cạnh, đáy và hai mặt bên​

    Lăng kính là một khối trụ đồng chất hình dạng lăng trụ tam giác, Về phương diện quang học một lăng kính được đặc trưng bởi

    • Góc chiết quang A
    • Chiết suất n

    2/ Đường truyền của ánh sáng qua lăng kính:

    Vẽ trong hình học phẳng đường truyền của tia sáng qua lăng kính có dạng như hình vẽ


    Đường đi của tia sáng qua lăng kính đặt trong không khí​

    Sử dụng định luật khúc xạ ánh sáng và chứng minh trong hình học phẳng bạn sẽ có

    Công thức lăng kính đặt trong không khí

    \[\sin i_{1}=n\sin r_{1}\]
    \[\sin i_{2}=n\sin r_{2}\]
    A = r1 + r2
    D = i1 + i2 - A​

    Trong đó:
    • A: là góc chiết quang
    • n: chiết suất
    • D: góc lệch
    • SI: tia tới mặt lăng kính
    • IR: tia đi ra khỏi lăng kính gọi là tia ló
    • i1: góc tới
    • i2: góc ló

    Góc lệch cực tiểu lăng kính:

    D$_{min}$ khi i1 = i2 => r1 = r2 => D$_{min}$ = 2i1 - A =>

    \[\sin\left [\dfrac{D_{min}+A}{2} \right ]=n\sin\dfrac{A}{2}\]​

    3/ Công dụng của lăng kính:
    Thông qua việc xác định góc lệch cực tiểu của lăng kính và góc chiết quang của lăng kính, bạn có thể tính được chiết suất của lăng kính => ứng dụng đo chiết suất của chất rắn, chất lỏng bằng giác kế.

    Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng đơn giản trường hợp ánh sáng tới từ nguồn sáng phức tạp thì tia ló sẽ bị tách ra thành nhiều thành phần ánh sáng có mầu sắc khác nhau.
    Hình minh họa hiện tượng tán sắc ánh sáng


    Một số lăng kính có cấu tạo hình học và chất liệu đặc biệt có khả năng vừa cho ánh sáng đi qua vừa phản xạ toàn phần dùng đề điều chỉnh đường đi của tia sáng hoặc tạo ảnh thuận chiều trong máy ảnh, ống nhòm ...

    Lăng kính Abbe–König dùng để đảo ảnh 180° và thường được dùng trong các ống nhòm và một số loại Kính Thiên Văn. Nó có cấu tạo gồm 2 lăng kính thủy tinh được gắn chặt với nhau tạo thành hình chữ V lùn đối xứng. Ánh sáng đi vào vuông góc với 1 mặt, phản xạ toàn phần tại 1 mặt nghiêng 30°, rồi tiếp tục được phản xạ tại bộ phận "mái" ở đáy, sau đó ánh sáng được phản xạ tại mặt nghiêng 30° đối diện rồi đi ra vuông góc với mặt lăng kính.

    mặt cắt của kính thiên văn có sử dụng Lăng kính Abbe–König​

  2. Tại sao Dmin thì i1=i2 ae nhỉ? mình không hiểu chỗ này lắm

    3

Share

Trang 1 của 2 trang 1 2 Tiếp >

* Lăng kính là một khối chất lỏng trong suốt [ thủy tinh, nhựa…] thường có dạng lăng trụ tam giác .

* Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh đáy, hai bên.

* Về phương diện quanh hình học một lăng kính được đặc trưng bởi:

- Góc chiết quang A

- Chiết suất n.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nêu công dụng của lăng kính.

Câu 2:

Có ba trường hợp truyền tia sáng qua lăng kính như hình 28.8. Ở các trường hợp nào sau đây, lăng kính không làm tia ló lệch về phía đáy?

A. Trường hợp [1]

B. Các trường hợp [1] và [2]

C. Ba trường hợp [1], [2] và [3].

D. Không trường hợp nào.

Câu 3:

Trình bày tác dụng của lăng kính đối với sự truyền ánh sáng qua nó. Xét hai trường hợp:

- Ánh sáng đơn sắc.

- Ánh sáng trắng.

Câu 4:

Tại sao ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, luôn có sự khúc xạ và tia khúc xạ lệch gần tia pháp tuyến hơn so với tia tới.

Câu 5:

Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC đỉnh A. Một tia đơn sắc được chiếu vuông góc tới mặt bên AB. Sau hai lần phận toàn phần trên hai mặt AC và AB, tia ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc với BC. Tìm điều kiện mà chiết suất n của lăng kính thỏa mãn.

Câu 6:

Giải thích sự phản xạ toàn phần ở mặt phân cách bên lăng kính ở hình 28.7 SGK

Chủ Đề