Chuyên môn kỹ thuật bậc cao là gì

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Lao động trình độ cao [tiếng Anh: Highly - Qualified Workers] là một bộ phận của nguồn nhân lực đang làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên môn kĩ thuật bậc cao và chuyên môn kĩ thuật bậc trung.

Hình minh hoạ [Nguồn: zef]

Khái niệm

Lao động trình độ cao trong tiếng Anh được gọi là Highly - Qualified Workers.

Lao động trình độ cao là một bộ phận của nguồn nhân lực đang làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên môn thuật bậc cao và chuyên môn thuật bậc trung.

Thực chất, lao động trình độ cao là những người trực tiếp làm việc tại các vị trí có liên quan mật thiết tới sự ra đời, phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức.

Đặc điểm

Lao động trình độ cao có đặc điểm là thường được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên; có kiến thức và năng để làm các công việc phức tạp; 

Có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, những năng đã được đào tạo trong quá trình lao động sản xuất.

Giải pháp nâng cao chất lượng lao động

Nâng cao chất lượng lao động trình độ cao Việt Nam phải trở thành nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển. 

Làm thế nào để có lực lượng lao động trình độ cao đủ về qui mô, hợp về cơ cấu và nâng cao về chất lượng; làm thế nào để họ trở thành "đầu kéo phát triển" và để kết nối đào tạo với sử dụng.

Cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

1. Tạo dựng môi trường và vị thế để lao động trình độ cao hoạt động

- Tạo dựng môi trường nuôi dưỡng, trọng dụng nhân tài;

- Đổi mới căn bản chính sách thu hút - tuyển dụng - sử dụng - đánh giá - đãi ngộ đối với lao động trình độ cao;

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực trọng điểm gắn với chiến lược công nghiệp hoá đất nước;

- Có các chính sách đặc thù thu hút người tài và du học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về phục vụ đất nước.

2. Đổi mới giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại

- Thay đổi tư duy, chuyển đổi từ khả năng hệ thống sang đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động;

- Xây dựng các tiêu chí chất lượng và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về năng lực nghề nghiệp hội nhập quốc tế;

- Đổi mới nội dung giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại;

- Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn;

- Xây dựng "Xã hội học tập" theo phương châm "học suốt đời";

- Gắn kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp.

. Đổi mới mô hình tăng trưởng, thực sự coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu

- Thay đổi mô hình kinh tế, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chiều sâu, lấy "vốn con người" và khoa học công nghệ làm nền tảng cho phát triển;

- Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn dựa vào các hướng công nghệ ưu tiên và ứng dụng công nghệ cao;

- Tăng tỉ lệ chi nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, ưu tiên đặc biệt cho công nghệ thông tin và truyền thông; phát triển các vườn ươm công nghệ; đẩy mạnh R&D [Research and Development] và chuyển giao công nghệ.

4. Kết nối cung - cầu lao động trình độ cao và quản trị thị trường lao động

- Hoàn thiện khung pháp và định hướng chiến lược cho thị trường lao động hoạt động;

- Xây dựng và phát triển hệ thống tư vấn, hướng nghiệp, dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động;

- Tăng cường vai trò phản biện của các hiệp hội trí thức;

- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty dịch vụ lao động, đặc biệt là kết nối cung - cầu lao động trình độ cao.

[Tài liệu tham khảo: Viện Khoa học Lao động và Xã hội]

Diệu Nhi

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ để chỉ năng lực của mỗi cá nhân về một lĩnh vực nhất định nào đó. Nhiều bạn vẫn chưa thể phân biệt được trình độ chuyên môn và trình độ học vấn để điền vào CV xin việc cho chuẩn. Vậy chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của hamibeauty.vn nhé.

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng, năng lựccủa bạn về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó [ví dụ: kỹ sư xây dựng]. Trình độ chuyên môn được dùng với những người có cấp bậc nhất định như tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,..

Bạn đang xem: Trình độ chuyên môn kỹ thuật là gì

Ví dụ về trình độ chuyên môn như: Kỹ sư Toán Tin, Cử nhân quản trị kinh doanh, tiến sĩ Y Dược, ….

Khi viết trong CV xin việc, mục trình độ chuyên môn, ứng viên cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất tại thời điểm kê khai, ví dụ như Cao đẳng, Đại học, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,..

Trình độ chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng. Mọi người có thể đều học chương trình văn hóa giống nhau từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, để có thể làm những công việc khác nhau trong cuộc sống, mỗi người sẽ được đào tạo những kiến thức về chuyên ngành khác nhau.

Ví dụ một người bình thường có trình độ văn hóa 12/12 không thể đảm nhận công việc của một bác sĩ. Chỉ có những người đã tốt nghiệp Đại học Y, được đào tạo bài bản mới có thể đảm nhận công việc này.

Bởi vậy, mỗi ngành nghề đều có yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn. Để có thể làm công việc yêu thích, bạn cần phải học tập kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực cụ thể.

2. Phân biệt trình độ chuyên môn và trình độ học vấn

Trình độ chuyên môn và trình độ học vấn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, trình độ học vấn là mức độ học vấn của một người đã đạt tới, ví dụ như cấp bậc tiểu học, trung học, đại học,...

Một học sinh vừa mới tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được coi là có trình độ học vấn 12/12. Trong khi học sinh đó chưa tham gia học đại học, chưa được đào tạo bài bản về một chuyên môn, lĩnh vực nào đó thì chưa được coi là có trình độ chuyên môn.

Trình độ học vấn có nghĩa bao hàm rộng hơn trình độ chuyên môn. Cụ thể hơn, trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa là trình độ phát triển nhận thức về văn hóa, ứng xử tuân theo những chuẩn mực trong xã hội.

Trình độ học vấn được hiểu là cấp độ học tập theo bậc học phổ thông. Ví dụ một học sinh học lớp 10 và không học nữa, sẽ có trình độ văn hóa là 10/12. Với những học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có trình độ văn hóa là 12/12. Công thức xác định trình độ văn hóa chính là số lớp bạn hoàn thành [x] trên 12. Ví dụ 7/12, 8/12, 9/12,..

Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục được chia làm 12 lớp, từ lớp 1 đến hết lớp 5 gọi là giáo dục tiểu học, từ lớp 6 đến lớp 9 là cấp bậc trung học cơ sở, từ lớp 10 đến hết lớp 12 gọi là bậc trung học phổ thông.

Xem thêm: 6 Cách Quan Hệ Dể Sinh Con Theo Ý Muốn Nhờ Vào Chế Độ Ăn Uống Đúng Cách

Khi viết trình độ học vấn trong hồ sơ, ứng viên không cần ghi đang học ở trung học mà chỉ cần ghi theo công thức x/12. Trong khi ở trình độ chuyên môn, ứng viên không cần ghi mình đang học ở năm nhất, năm hai, năm ba Đại học mà chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất bạn được đào tạo, tiến sĩ, thạc sĩ, đại học,....Thông thường ở bên cạnh mục trình độ chuyên môn sẽ có chỗ trống để bạn điền chuyên ngành theo học.

3. Cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc

Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, trong tờ khai sơ yếu lí lịch, mục trình độ chuyên môn để khoảng trống rất ngắn, vì vậy, bạn cần phải điền thông tin hết sức ngắn gọn. Bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin về chương trình đào tạo cao nhất của bạn [Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học,...] và chuyên ngành bạn theo học [ví dụ quản trị kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin,...]

Ví dụ nếu như bạn tốt nghiệp Đại học ngành Quản trị kinh doanh và Du lịch thì trình độ chuyên môn của bạn là “Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh và du lịch”. Nếu bạn tốt nghiệp cao đẳng ngành cơ khí thì trình độ chuyên môn của bạn là “cao đẳng ngành kỹ thuật cơ khí”.

4. Trình độ chuyên môn tiếng Anh là gì?

Trong sơ yếu lí lịch hoặc hồ sơ xin việc bằng tiếng Anh, trình độ chuyên môn là “Professional Qualification” hoặc “Professional Ability”, hoặc “Education”. Một số từ vựng tiếng Anh khác liên quan đến trình độ chuyên môn mà bạn cần nắm được như:

Education: học vấn

Training/course: khóa huấn luyện

Professional Certification/Academic Qualification: bằng cấp chuyên môn

Bachelor: Cử nhân

Master: Thạc sĩ

Doctor: Tiến sĩ

College: Cao đẳng

University: Đại học

Credit: Điểm khá

Distinction: Điểm giỏi

5. Một số trình độ chuyên môn hiện nay

5.1. Trình độ chuyên môn sơ cấp

Trình độ chuyên môn sơ cấp thường dành cho các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật, vừa học vừa thực hành để người học có thể nhanh chóng nắm được những thao tác cơ bản. Thời gian học sơ cấp tương đối ngắn, chỉ từ 3-6 tháng.

Chương trình đào tạo sơ cấp phù hợp với những bạn muốn học thực hành nhanh chóng để ra xin việc với mức chi phí đào tạo tương đối thấp. Học viên sau khi hoàn thành chương trình học có thể thành thạo các thao tác trong công việc, tuy nhiên sẽ làm việc dưới sự quản lý, giám sát của người có trình độ chuyên môn cao hơn.

5.2. Trình độ chuyên môn trung cấp

Chương trình đào tạo trung cấp dành cho những bạn đã tốt nghiệp trung học phổ thông và thậm chí cả trung học cơ sở. Thời gian học trung cấp cho những bạn tốt nghiệp trung học phổ thông là 2 năm, dành cho những bạn tốt nghiệp trung học cơ sở là 4 năm.

Học viên sau khi hoàn thành chương trình học sẽ nắm được kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng hoàn thành công việc được giao một cách độc lập.

5.3. Trình độ chuyên môn cao đẳng

Chương trình cao đẳng sẽ đào tạo cho sinh viên kiến thức, lý thuyết rộng của một ngành cụ thể. Sinh viên có khả năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề tương đối phức tạp, có thể làm việc trong môi trường làm việc thay đổi, có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.

Chỉ những bạn học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông mới có thể nộp hồ sơ xét tuyển ở các trường cao đẳng. Thời gian học thường kéo dài từ 2.5-3.5 năm.

5.4. Trình độ chuyên môn đại học

Chương trình học đại học sẽ giúp sinh viên nắm được những kiến thức chuyên môn vững chắc, giải quyết những vấn đề có mức độ phức tạp cao. Thời gian học cấp bậc Đại học có thể kéo dài từ 4-5 năm.

5.5. Trình độ chuyên môn thạc sĩ, tiến sĩ

Chỉ những người đã tốt nghiệp đại học mới có thể theo học chương trình thạc sĩ, tiến sĩ. Kiến thức chuyên môn của chương trình học thạc sĩ, tiến sĩ rất rộng lớn và bao quát. Người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ có thể áp dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và nêu lên định hướng phát triển trong tương lai. Thời gian đào tạo của chương trình thạc sĩ, tiến sĩ là 2 năm.

Xem thêm: Out Là Gì, Nghĩa Của Từ Out Of, Ole Out Bergema Lagi

Như vậy, qua bài viết trên đây của hamibeauty.vn, bạn đã hiểu trình độ chuyên môn là gì rồi chứ. Và chắc chắn bạn sẽ không còn nhầm lẫn khi điền trình độ chuyên môn của mình trong sơ yếu lý lịch nữa. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích để các bạn định hướng được mục tiêu học tập và rèn luyện của mình.

Video liên quan

Chủ Đề