Âm giai ngũ cung là gì

  • 16/10/2017

Trong âm nhạc, một bài hát được cấu tạo từ những giai điệu; giai điệu được cấu tạo từ sự sắp xếp nốt; nốt bắt nguồn từ một âm giai. Âm giai theo Anh ngữ là Scale. Một âm giai là một dãy các nốt từ thấp lên cao tuân theo một quy tắc quãng và cung, tạo nên màu sắc đặc thù cho âm giai đó. Hiện nay, trong giới âm nhạc, có vô vàn âm giai bao gồm cả âm giai cơ bản [những âm giai chung và phổ biến] và những âm giai “lạ” [có thể là âm giai nhân tạo, âm giai bất quy tắc, hay âm giai truyền thống của một dân tộc như âm giai ngũ cung Việt Nam, ngũ cung Nhật Bản.v.v…]

Bài này chia sẻ thiết lập bốn loại âm giai cơ bản và phổ biến nhất có thể dùng để sáng tác hoặc ngẫu hứng đơn giản.

1. Âm giai trưởng tự nhiên

Âm giai trưởng tự nhiên thuộc dạng âm giai cơ bản đi chung với âm giai thứ tự nhiên. Để hiểu nhanh về cấu thành âm giai này, ta lấy âm giai C trưởng tự nhiên làm ví dụ:

Theo lý thuyết cơ bản thì hai cặp B-C và E-F cách nhau nửa cung. Ta dùng ký hiệu W chỉ một cung [whole step] và H chỉ nửa cung [half step]
Để dễ thiết lập ta nên sử dụng quy tắc cung và nửa cung. Như vậy nếu ta muốn thiết lập một âm giai trưởng tự nhiên [lấy âm giai G trưởng làm ví dụ] ta đi theo các bước sau:

  • B1: Ghi ra 7 nốt và nốt chủ âm ở quãng 8 của âm giai cần thiết lập:
  • B2: Điền công thức cung và nửa cung như trên:
    B3: Kiểm tra các nốt xem chúng có phù hợp đúng với công thức hay không. Nếu giữa hai nốt nửa cung [hoặc 1 cung] mà theo công thức phải chuyển thành một cung [hoặc nửa cung] thì ta phải thăng hay giáng một trong hai nốt. Ví dụ nếu cặp nửa cung E-F phải chuyển thành 1 cung thì hoặc ta giáng E hoặc ta thăng F. Sau khi xét, âm giai G trưởng tự nhiên sẽ hoàn thành:

Từ đây ta rút ra nhận xét: âm giai G trưởng tự nhiên sẽ có một dấu hoá là F thăng

Lưu ý:

  • Âm giai không chứa ký hiệu giáng thì mặc nhiên khi thiết lập sẽ có dấu hoá giáng trừ âm giai F trưởng tự nhiên.
  • Ngoại trừ âm giai C trưởng tự nhiên không có dấu hoá và các âm giai trưởng có ký hiệu giáng, các âm giai còn lại dù có ký hiệu thăng hay không mặc nhiên sẽ xuất hiện dấu hoá thăng.
  • Không bao giờ cùng một lúc có nốt thăng và nốt giáng trong cùng một âm giai.
Âm giai trưởng tự nhiên.

2. Âm giai thứ tự nhiên

Âm giai thứ tự nhiên là âm giai tương đồng [relative scale] với âm giai trưởng tự nhiên. Vì thế ta nếu ta có âm giai C trưởng tự nhiên thì âm giai A thứ tự nhiên là hai cặp âm giai tương đồng. Từ đây, ta có công thứ theo cung như sau:

Áp dụng các bước thiết lập âm giai trưởng ta dễ dàng thiết lập âm giai thứ tự nhiên.

Lưu ý:

Sau khi thực tập thiết lập âm giai, âm giai trưởng tự nhiên và âm giai thứ tự nhiên có chung dấu hoá thì đó là cặp âm giai tương đồng.

3. Âm giai thứ ngũ cung [minor pentatonic scale]

Ngũ tức là năm, cung tức là nốt. Âm giai ngũ cung là âm giai chỉ chứa năm nốt mà thôi. Đây là âm giai rất phổ biến trong âm nhạc thế giới. Ở phương Tây, và ngay cả Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản âm giai này xuất hiện với nhiều màu sắc. Ở bài này, ta chỉ xét ngũ cung phương Tây.

Âm giai thứ tự nhiên có bảy nốt ta loại đi hai quãng 2 và 6.

Âm giai thứ ngũ cung [minor pentatonic scale].

4. Âm giai trưởng ngũ cung [major pentatonic scale]

Âm giai trưởng ngũ cung bao gồm những quãng như sau:

Lưu ý:

  • Cặp âm giai tương đồng sẽ là cặp ngũ cung tương đồng. Ví dụ:

C major scale = A minor scale => C major pentatonic scale = A minor pentatonic scale.

Như vậy, tới đây bạn có thể tự mình thiết lập một âm giai bất kỳ. Hãy tự mình thực hành sẽ giúp bạn nâng cao vốn âm giai, khả năng dịch tông và gam rất nhiều!

[Người viết bài: SEAMI – Nguyễn Đỗ Thành Nhân]

  • Categories:Âm Nhạc Kiến Thức Hữu Ích

Chủ Đề