Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931

81 điểm

Phương Lan

Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931? A. Chính sách khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái. B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. C. Giai cấp địa chủ phong kiến câu. kết với Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ với nhân dân.

D. Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án D Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. => Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Năm 1949 dã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Liên Xô chế tạo thành công bom hạt nhân C. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ. D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • Trang Phục Zed tử thần không gian được ra mắt vào năm nào
  • Từ cuối 1953 đến đầu 1954, thực dân Pháp buộc phải phân tán lực lượng ra những vùng nào? A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang. B. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Sầm Nưa C. Điện Biên Phủ, Thakhẹt, Plâycu, Luôngphabang. D. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luôngphabang.
  • Nhiệm vụ trọng tâm của miền Nam giai đoạn đầu sau năm 1975? A. Thành lập chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng ở những vùng mới giải phóng. B. Ồn định tình hình và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế - văn hoá. C. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động, xoá bỏ bóc lột phong kiến. D. Quốc hữu hoá ngân hàng.
  • Sai lầm lớn nhất của Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ đất nước để thoát khỏi khủng hoảng là A. Chỉ lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, không coi trọng cải tổ bộ máy nhà nước. B. Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, gần gũi với phương Tây. C. Thiếu dân chủ công khai và đàn áp nhân dân biểu tình D. Thực hiện đa nguyên đa đảng [cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động]
  • Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề gì? A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”. B. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”. C. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”. D. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
  • Sự kiện nào dưới đây được xem là “Năm châu Phi”? A. Hiến pháp Nam Phi ra đời. B. Nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành độc lập C. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập D. Binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập nổi dậy
  • Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa gì? A. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á B. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả D. Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng - chính trị - quân sự
  • Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào “Đồng Khởi” [1959-1960] là A. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ của đồng bào miền Nam B. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”,chống “trưng cầu ý dân”, “bầu cử quốc hội” của Ngô Đình Diệm. C. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp “phong trào hòa bình” của trí thức và các tàng lớp nhân dân ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào tháng 8-1954. D. Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành luật 10 – 59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục đồng bào yêu nước bị tù đày.
  • Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Câu hỏi: Nội dung nào là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Chính sách khủng bố của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái.

B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

C. Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết với Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ với nhân dân.

D. Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Ðảng cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu những kiến thức về diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931 nhé!

1. Phong trào cách mạng 1930-1931

- Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra gay gắt và phong trào cách mạng dâng cao, ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng công- nông rộng khắp cả nước.

- Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh là đòi cải thiện đời sống: công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế v.v; bên cạnh đó, cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến,”, “Thả tù chính trị” v.v..

- Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5. Các nước đấu tranh này là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

- Trong các tháng 6, 7, 8, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên phạm vi cả nước.

- Sang tháng 9-1930, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình của nông dân[có vũ trang tự vệ] với hàng nghìn người tham gia kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu, giảm thuế. Các cuộc đấu tranh này được công nhân ở Vinh-Bến Thủy hưởng ứng.

- Tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên [Nghệ An] ngày 12-9-1930. Khoảng 8000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”,”Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”…..Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1 kilômét tiến về thành phố Vinh. Đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội viên tự vệ được trang bị dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình dừng lại vài nơi để diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm. Khi đến Vinh, con số lên tới gần 3 vạn người và xếp thành hàng dài tới 4 kilômét. Thực dân Pháp đã đàn áp dã man. Chúng cho máy bay ném bom xuống đoàn biểu tình làm 217 người chết, 125 người bị thương. Song, sự đàn áp dã man đó không ngăn được cuộc đấu tranh. Quần chúng kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh v.v..

- Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều lí trưởng, chánh tỏng bỏ trốn.

- Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng quả chính quyền, gọi là “Xô viết”.

* Tóm tắt diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931:

– Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động.

– Tháng 6,7,8: nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

– Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh phát triển mạnh ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Những cuộc biểu tình của nông dân đòi giảm sưu, giảm thuế. Dẫn đến kết quả hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

2.Phong trào cách mạng1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ - Tĩnh

- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Mở đầu là cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930.

- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9-1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930-đầu năm 1931. Các xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

- Về chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.

- Về kinh tế,thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.

- Về văn hóa - xã hội,chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, …bị xóa bỏ. Trật tự trị an giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.

- Xô viết Nghệ -Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Tuy chỉ tồn tại được 4-5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.

- Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng tiến hành khủng bố dã man. Chúng điều động binh lính đóng chiếm nhiều đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Cùng với việc cho binh lính đi càn quét, bắn giết dân chúng, đốt phá, triệt hạ làng mạc, chúng còn dung nhiều thủ đoạn chia rẽ, dụ dỗ, mua chuộc. Vì vậy, nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, tù đày hoặc bị sát hại.

- Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần dần lắng xuống.

3. Hội nghị thứ nhất Ban Chấp hành Trung Ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam [10-1930]

- Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị thứ nhất tại Hương Cảng [Trung Quốc] vào tháng 10-1930.

- Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thànhĐảng Cộng sản Đông Dương,cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư và thông quaLuận cương chính trịcủa Đảng.

- Luận cương xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng

- Đông Dương. cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển , bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

- Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau. Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng Sản.

- Luận cương chính trị nêu rõ hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.

- Tuy nhiên, Luận cương còn có những mặt hạn chế như chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đua cao ngọn cờ dân tộc tên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất; đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.

- Sau Hội nghị , Ban Chấp hành Trung ương Đảng tập trung lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước chống lại cuộc khủng bố và các thủ đoạn thâm độc của kẻ thù, động thời có những chỉ thị cụ thể cho Nghệ-Tĩnh và kêu gọi nhân dân cả nước đấu tranh ủng hộ và bảo vệ Xô viết Nghệ -Tĩnh.

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931

- Phong trào cách mạng 1930-1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn, Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương. Từ phong trào, khối liên minh công nông được hình thành, công nhân, nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.

- Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Phong trào cách mạng 1930-1931 để lại cho Đảng ta nhiều bào học quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

5. Trắc nghiệm

Câu 1.Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930-1931 là

A. Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng.

B. Phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy cưa Bến Thủy [Vinh].

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

D. Phong trào đấu tranh Xô viết Nghệ-Tĩnh.

Câu 2.Đâu không phải là đặc điểm của phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Thành phần tham gia chủ yếu là công nhân và nông dân.

B. Phong trào diễn ra trên một phạm vi rộng lớn từ Bắc vào Nam.

C. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị.

D. Phong trào nổ ra theo phản ứng dây chuyền.

Câu 3.Căn cứ vào đâu để khẳng định Cương lĩnh chính trị đẩu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và sáng tạo?

A. Cương lĩnh đã vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam..

B. Cương lĩnh đã thể hiện rõ tính độc lập dân tộc và tự do của dân tộc Việt Nam.

C. Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận quan trọng của cách mạng thế giới.

D. Cương lĩnh kêu gọi các dân tộc trên thế giới đoàn kết chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Câu 4.Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là

A. Phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939.

B. Phong trào cách mạng 1930-1931.

C. Cao trào kháng Nhật cứu nước 1945.

D. Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.

Câu 5: Trong nội dung Luận cương có một số nhược điểm hạn chế gì?

A. Nhược điểm mang tính chất “ hữu khuynh” giáo điều

B. Nặng về đấu tranh giai cấp, động lực chính cách mạng là công nông

C. Chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mang Việt Nam

D. Chưa thấy được vị trí và vai trò của cách mạng Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề