Nội dung và trình tự đọc bản vẽ chi tiết bản vẽ lắp, bản vẽ nhà

3. Đọc bản vẽ nhà

Vận dụng những kiến thức về trình tự đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, hoàn thiện nội dung bảng 5.2

Trình tự đọcNội dung cần tìm hiểu
.............................

- Tên gọi ngôi nhà

- Tỉ lệ bản vẽ

.............................

- Tên gọi hình chiếu

- Tên gọi mặt cắt

.............................

- Kích thước chung

- Kích thước từng bộ phận

.............................

- Số phòng

- Số cửa đi và cửa sổ

- Các bộ phận khác

Gợi ý các bước thể hiện trình tự đọc: Các bộ phận, kích thước, khung tên, hình biểu diễn


Hoàn thành bảng như sau:

Trình tự đọcNội dung cần tìm hiểu
Khung tên

- Tên gọi ngôi nhà

- Tỉ lệ bản vẽ

Hình biểu diễn

- Tên gọi hình chiếu

- Tên gọi mặt cắt

Kích thước

- Kích thước chung

- Kích thước từng bộ phận

Các bộ phận

- Số phòng

- Số cửa đi và cửa sổ

- Các bộ phận khác


Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?

Câu hỏi:

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án đúng C.

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước: 6, khi đọc thường theo trình tự nhất định, đọc bản vẽ lắp là thông qua các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.

Giải thích lý do vì sao chọn C là đúng

Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng,kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết. 

Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

Nội dung

Có 4 nội dung:

– Hình biểu diễn: Gồm hình chiếu và hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.

– Kích thước: Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.

– Bảng kê: Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu…

– Khung tên: Tên sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế…

 Đọc bản vẽ lắp

– Đọc bản vẽ lắp là thông qua các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng. Kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.

– Khi đọc thường theo trình tự nhất định.

+ Khung tên

+ Bảng kê

+ Hình biểu diễn

+ Kích thước

+ Phân tích chi tiết

+ Tổng hợp

– Ví dụ: Đọc bản vẽ lắp “Bộ vòng đai”  

* Chú ý:

– Cho phép vẽ một phần hình cắt [hình cắt cục bộ] ở trên hình chiếu.

– Kích thước chung: kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của sản phẩm

– Kích thước lắp: kích thước chung của hai chi tiết ghép với nhau như đường kính của trục và lỗ, đường kính ren

– Vị trí của chi tiết: mỗi chi tiết được tô một màu để xác định vị trí của nó ở trên bản vẽ.

– Trình tự tháo lắp: ghi số chi tiết theo trình tự tháo và lắp.

Nêu nội dung và trình tự đọc của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp , bản vẽ nhà ?

Nêu nội dung và trình tự đọc của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp , bản vẽ nhà ?

Các câu hỏi tương tự

Trình tự đọc bản vẽ lắp khác trình tự đọc bản vẽ chi tiết ở chỗ có thêm bước:  

A. Bảng kê  

B. Phân tích chi tiết  

C. Cả A và B đều đúng  

D. Cả A và B đều sai

Trình tự đọc bản vẽ lắp khác trình tự đọc bản vẽ chi tiết ở chỗ có thêm bước:

A. Bảng kê

B. Phân tích chi tiết

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

*Bản vẽ chi tiết:

- Nội dung:

+ Bản vẽ chi tiết là bản vẽ bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết khác để xác định chi tiết đó

- Trình tự đọc:

+ Khung tên

+ Hình biểu diễn

+ Kích thước

+ Yêu cầu kĩ thuật

+ Tổng hợp

* Bản vẽ lắp:

- Nội dung:

+ Hình biểu diễn: gồm các hình chiếu, hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu, vị trí chi tiết máy

+ Kích thước: kích thước chung, kích thước lắp các chi tiết

+ Bảng kê: số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu

+ Khung tên: tên sản phẩm, tỉ lệ

- Trình tự đọc:

+ Khung tên

+ Bảng kê

+ Hình biểu diễn

+ Kích thước

+ Phân tích chi tiết

+ Tổng hợp

*Bản vẽ nhà:

- Nội dung:

+ Mặt bằng: là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà, nhằm diễn tả vị trí, kích thước, các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc . . . Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà

+ Mặt đứng: là hình chiếu cuông góc với các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài gồm có mặt chính, mặt bên

- Mặt cắt: là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao

- Trình tự đọc:

+ Khung tên

+ Hình biểu diễn

+ Kích thước

+ Các bộ phận

Video liên quan

Chủ Đề