Oracortia dùng cho trẻ máy tuổi

Loét miệng [lở miệng] là tình trạng thường gặp ở trẻ em và ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, sinh hoạt của trẻ. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý về tai mũi họng. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trị nhiệt miệng trong dân gian, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì phụ huynh có thể cho con sử dụng một số loại thuốc bôi nhiệt miệng cho trẻ để cải thiện tình trạng này nhanh chóng.

Một số loại thuốc bôi loét miệng cho trẻ

1. Top 5 loại thuốc bôi trị loét miệng cho trẻ

Điều trị bằng thuốc bôi loét miệng cho trẻ đang là một trong những phương pháp điều trị loét miệng ở trẻ em được khá nhiều phụ huynh lựa chọn. Bởi các loại thuốc bôi loét miệng cho trẻ rất tiện lợi và có tác dụng nhanh chóng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc bôi loét miệng cho trẻ em nên đã khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh hoang mang về lựa chọn của mình. Thấu hiểu được nỗi lo này, dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số sản phẩm thuốc bôi loét miệng cho trẻ em đang được giới chuyên môn khuyên dùng và cũng được rất nhiều bậc cha mẹ tin dùng cho con. Quý phụ huynh có thể tham khảo để giúp bé nhanh khỏi nhiệt miệng.

1.1. Taiso

  • Xuất xứ: Nhật Bản
  • Thương hiệu: Taisho
  • Quy cách: Tuýp 6g
Kem bôi loét miệng – Taiso

Kem bôi lở loét miệng Taiso có dạng kem mỡ, không mùi, không vị, có tác dụng hỗ trợ chữa lành các vết lở loét trong khoang miệng an toàn và hiệu quả cho đối tượng trẻ em. Kem Taiso sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau rát khó chịu khi trẻ bị nhiệt miệng, đặc biệt là giúp phòng ngừa tình trạng viêm lở loét miệng tái phát.

Thành phần có trong Taiso

Trong 100g thuốc trị nhiệt miệng Taiso gồm có:

  • 1g Triamcinolone acetonide
  • Phụ gia gồm có: Xylitol, hypromellose, carboxyvinyl polymer, gelled hydrocarbon, l-menthol, fragrance

Hướng dẫn sử dụng

Đầu tiên, bạn cần vệ sinh khoang miệng cho con sạch sẽ sau đó lấy một lượng kem vừa đủ để bôi trực tiếp lên lớp niêm mạc bị viêm loét. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 4 lần cho đến khi khỏi.

Giá tham khảo: Kem bôi trị nhiệt miệng Taiso có giá là 199.000 đồng/ hộp x 1 tuýp x 6 gram.

Xem thêm: Cách trị nhiệt miệng an toàn cho trẻ nhỏ

1.2. Trinolone Oral Paste

  • Xuất xứ: Thái Lan
  • Dung tích: 5g/Tuýp
Kem bôi Trinolone Oral Paste trị nhiệt miệng ở trẻ

Kem bôi trị nhiệt miệng Trinolone Oral Paste có tác dụng giúp ngăn ngừa vết loét nhiệt miệng lan rộng sang các vùng niêm mạc lành khác. Ngoài ra, sản phẩm này còn có tác dụng giảm đau trong các trường hợp viêm nướu răng, tổn thương chân răng…

Thành phần

Chứa 0,1% triamcinolone acetonide đó là corticosteroid

Hướng dẫn sử dụng

Cho con súc miệng hoặc rơ lưỡi bằng nước muối ấm. Dùng tăm bông lấy một lượng vừa đủ kem bôi trực tiếp vào vết loét.

Lưu ý khi sử dụng

  • Sử dụng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ
  • Bôi thuốc cho trẻ 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi

Giá tham khảo: 55.000 đồng/tuýp

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị lở miệng phải làm thế nào

1.3. Kamistad

  • Thương hiệu: Kamistad
  • Quy cách: Tuýp 10g
Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad

Kamistad là thuốc bôi lở miệng dạng gel, thuốc có độ bám dính tốt trên bề mặt vết loét giúp giảm đau nhanh chóng. Đồng thời sản phẩm có ưu điểm tuyệt vời trong việc chữa lành các vết loét, lở miệng do bệnh nhiệt miệng gây ra. Thuốc có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Kamistad được chỉ định cho các trường hợp:

  • Trị viêm, giảm đau niêm mạc miệng và môi, kể cả với trường hợp mụn nước, viêm lợi và nứt nẻ môi do thời tiết.
  • Dùng cho người mang răng giả để thoa vào vòm miệng, lợi và phần niêm mạc bị mẫn cảm và kích ứng.
  • Ngăn ngừa các triệu chứng đau nhức khi mọc răng khôn hoặc răng sữa.

Thành phần hoạt chất

Mỗi 1 gam gel chứa:

  • 185 mg dịch chiết hoa cúc [1:4-5]
  • 20 mg Lidocain HCl 1 H2O
  • 1 mg chất bảo quản Benzalkonium clorid

Thuốc có thành phần tương tự: Xylocain Jelly 2%, Lidogel 2%…

Cách dùng

Bố mẹ cần vệ sinh khoang miệng cho bé rồi bôi thuốc trực tiếp vào vùng viêm nhẹ nhàng theo liều lượng sau:

  • Trẻ em: Mỗi lần dùng khoảng 1/4 cm tính theo chiều dài của đoạn thuốc lấy ra từ tuýp thuốc, bôi 3 lần/ ngày vào sáng, trưa và tối.
  • Trẻ nhỏ: Mỗi lần bôi 1/4cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc. Không dùng quá 3 lần trong 24 giờ. Sử dụng cả với trường hợp giảm đau khi mọc răng sữa.

Lưu ý:

  • Khi bôi thuốc vào bề mặt của vết loét miệng có thể có cảm giác bỏng rát nhẹ.
  • Chống chỉ định dùng thuốc với những người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

1.4. Orrepaste

  • Thương hiệu: Orrepaste
  • Xuất xứ: Malaysia
  • Quy cách: Tuýp 5g
Thuốc bôi nhiệt miệng loét miệng Orrepaste

Orrepaste là thuốc bôi dạng kem có độ bám dính tốt trên bề mặt vết loét nên được dùng để bôi trực tiếp lên vết loét. Với những công dụng sau:

  • Thuốc giúp giảm đau, thu nhỏ kích thước và giảm số lượng của các vết loét.
  • Chống viêm tại chỗ giúp vết loét nhanh lành.
  • Có tác dụng điều trị lở miệng, nhiệt miệng, lở lợi hay tình trạng nứt nẻ môi do thời tiết.
  • Ngăn ngừa được các triệu chứng khi mọc răng khôn, răng sữa.

Thành phần: Thành phần chính của thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste là triamcinolone acetonide, tương tự Kenalog.

Cách dùng:

  • Thoa một lượng kem nhỏ [khoảng 0,5cm] lên vùng tổn thương 2-3 lần/ngày. Cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
  • Nên bôi thuốc trước các bữa ăn 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ từ 1-2 giờ để có thể phát huy tác dụng chống viêm, giảm đau một cách tốt nhất.

Chống chỉ định với trường hợp khoang miệng, họng bị nhiễm nấm, nhiễm virus, nhiễm trùng và các bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc.

Giá bán trên thị trường: dao động từ 30.000 đồng đến 35.000 đồng/lọ.

1.5. Oracortia 5g

  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Quy cách: 5g
Thuốc bôi trị loét miệng Oracortia 5g

Oracortia là dạng thuốc mỡ có tác dụng hỗ trợ, giúp giảm tạm thời các triệu chứng viêm nhiễm trong khoang miệng hay những vết tổn thương dạng loét do chấn thương.

Công dụng

  • Hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh nhiệt miệng gây ra: nhanh lành vết loét, giảm đau rát, sưng đỏ
  • Giảm nhanh các vết tổn thương dạng loét do chấn thương gây ra

Thành phần trong công thức thuốc

  • Hoạt chất: 0.1g Triamcinolon acetonid
  • Tá dược: Natri carboxymethylcellulose, Dầu bạc hà, Pectin, Hydrocarbon gel, Gelatin

Cách dùng

  • Lấy 1 lượng nhỏ thuốc bôi vào vết loét và xoa nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu, tránh chà xát mạnh có thể làm cho vết loét bị tổn thương thêm
  • Nên dùng vào buổi tối trước khi ngủ hoặc sau khi ăn

Liều lượng: Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc còn phụ thuộc vào phạm vi tổn thương, độ tuổi và tình trạng sức khỏe… Do đó, nếu lựa chọn loại thuốc này bạn cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn về liều dùng cụ thể.

Lưu ý

  • Dùng liều lượng thấp nhất cho trẻ em
  • Không nên tự ý dùng Orcortia cho trẻ 1 hoặc dưới 1 tuổi

Giá bán tham khảo: Thuốc mỡ bôi da Oracortia tuýp 5g được bán với giá khoảng 33.000VND/Hộp 1 tuýp.

2. Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc trị loét miệng cho trẻ

2.1. Lưu ý trong khi sử dụng thuốc

Các loại thuốc bôi nhiệt miệng nói trên đều có tác dụng giảm đau nhanh, mau lành vết loét nhưng một số loại thuốc có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, với đối tượng trẻ em, khi sử dụng thuốc cha mẹ cần thận trọng trong việc tìm hiểu và cần tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra kỹ về thành phần sản phẩm, hạn sử dụng được in trên bao bì trước khi sử dụng cho con. Tham khảo ý kiến từ nhân viên y tế để lựa chọn loại thuốc phù hợp và cách xử lý an toàn.
  • Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc nên để ở vị trí tránh xa tầm với của trẻ em
  • Nhớ kỹ các thành phần gây kích ứng cho con, nên lựa chọn những sản phẩm phù hợp với thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào quý phụ huynh nên cho trẻ tạm ngưng sử dụng thuốc và gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Không nên dùng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau vì nó có thể dẫn đến tình trạng tương tác thuốc.
  • Đưa trẻ kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần.

2.2. Những trường hợp không nên lạm dụng thuốc

Để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn chúng ta không nên lạm dụng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
  • Những vết lở loét có kích thước bất thường, tình trạng nghiêm trọng có kích thước bất thường.
  • Những khối u.
  • Những người bệnh bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Hy vọng với thông tin trong bài viết sẽ giúp cho các phụ huynh có thêm kiến thức về những loại thuốc bôi lở miệng cho trẻ hiện nay. Để có thể lựa chọn cho con một sản phẩm phù hợp, các bạn đừng quên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế nhé.

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Video liên quan

Chủ Đề