Phác đồ diệt hp 2023

Theo các chuyên gia tiêu hóa việc điều trị vi khuẩn Hp trước đây khá dễ dàng với phác đồ điều trị Hp gồm 2 loại kháng sinh và 1 thuốc ức chế acid dạ dày. Tỷ lệ diệt trừ có thể lên tới trên 95%, trong khi tỷ lệ diệt trừ thành công Hp đạt 90% đã được coi là một phác đồ điều trị hiệu quả. Nhưng từ năm 2003 đến năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ vi khuẩn Hp thành công với phác đồ chuẩn giảm còn 62,5%. Đến năm 2018 con số này còn giảm hơn nữa.

Cũng theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản cho thấy tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh gia tăng đáng báo động là nguyên nhân gây thất bại ở các phác đồ điều trị Hp thông thường.

Theo Tiến sĩ Phạm Thị Bình – Chuyên gia tiêu hóa tại Bệnh viện Thu Cúc: “chỉ có khoảng 50% bệnh nhân nhiễm Hp có thể tiệt trừ được Hp sau lần sử dụng phác đồ diệt Hp đầu tiên, còn lại phải tái điều trị với các phác đồ khác. Hiện nay, để đối phó với vi khuẩn Hp kháng thuốc, cần phải làm kháng sinh đồ, việc làm này giúp điều trị chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất. Việc có một phác đồ điều trị chuẩn chỉ là 1 phần, phần quan trọng nữa là bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt, đúng chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, không bỏ thuốc giữa chừng, nếu không chính bệnh nhân sẽ làm “khó” mình”.

Nội soi dạ dày ngay khi thấy có biểu hiện bất thường ở tiêu hóa

Đáng ngại là vi khuẩn Hp có trên mâm cơm của gia đình Việt

Chị Lan Anh [40 tuổi, ở Hà Nội] thấy buồn nôn, đau tức vùng thượng vị, cảm giác ăn không ngon miệng khoảng 1 tuần trở lại đây. Ban đầu, chị nghĩ chắc đau bình thường nên xoa dầu, uống trà gừng để “cho qua”. Nhưng tình trạng đau âm ỉ khiến chị khó chịu, đêm ngủ cũng không thể nằm ngửa mà phải nghiêng người co quắp chân tay. Chị quyết định đi khám, nội soi dạ dày bằng gây mê tại Bệnh viện Thu Cúc. Sau khi có kết quả, bác sĩ kết luận chị bị viêm loét niêm mạc dạ dày vì nhiễm vi khuẩn HP.

Tìm hiểu thông tin về vi khuẩn này, chị Lan Anh thấy rất nhiều người cũng mắc như chị, đường lây chủ yếu là qua ăn uống nên nhiều người trong gia đình có thể lây của nhau. Biết được thông tin đó, chị muốn có bát nước chấm riêng, canh riêng trong mỗi bữa. Nhưng bố mẹ chồng chị không đồng ý, ông bà cho rằng nếu hàng xóm biết được sẽ dị nghị và cho rằng gia đình đang “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Một thời gian sau, bố mẹ chị Lan Anh đi khám sức khỏe tổng quát và bất ngờ cho kết quả, cả 2 ông bà đều bị nhiễm vi khuẩn HP.

Giống trường hợp của chị Lan Anh, anh Trọng thấy mình tự nhiên có triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, hay bị đầy bụng, ợ hơi, cảm giác kéo dài hơn 1 tuần khiến anh cứ bứt rứt trong người. Anh đi khám và được chẩn đoán bị viêm hang vị dạ dày  và có nhiễm vi khuẩn HP. “Tôi thường mang cơm đến công ty ăn cùng mọi người, trong lúc ăn có hay chấm chung một bát nước mắm. Cậu bạn đồng nghiệp suốt ngày kêu ca bị đau dạ dày. Giờ nghĩ lại có khi tôi bị lây do ăn uống chung như vậy” – Anh Trọng thở dài cho hay.

Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ [Ảnh minh họa]

Khuyến cáo từ chuyên gia: Ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa như: trướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, đau tức vùng thượng vị, buồn nôn,… cần đi khám và nội soi [có test vi khuẩn Hp] càng sớm càng tốt. Một trong những nguyên nhân khiến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày có vi khuẩn Hp thất bại là do bệnh nhân tự ý đổi thuốc, không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị. Không nên để bụng quá đói cũng như không nên ăn quá no. Hạn chế dùng các loại thực phẩm có nhiều gia vị, tránh xa thuốc lá, rượu bia và những chất kích thích vì chúng làm tăng tiết nhiều axit dịch vụ, giảm hiệu quả điều trị vi khuẩn Hp.

Hiện nay, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong số ít các bệnh viện trong nước đang thực hiện làm kháng sinh đồ tìm ra loại kháng sinh bị Hp kháng và xây dựng phác đồ điều trị chuẩn, giúp bệnh nhân có cơ hội chữa khỏi bệnh dạ dày dứt điểm. Gọi 190055 8896 để đặt lịch khám và được tư vấn miễn phí. Để biết thêm thông tin chi tiết về vi khuẩn Hp kháng kháng sinh, bạn đọc vui lòng xem tại đây

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng rơi vào tình trạng chữa mãi không khỏi. Do những khó khăn trong quá trình điều trị mà nhiều người bệnh vẫn đang hoang mang đặt ra câu hỏi liệu bị nhiễm vi khuẩn HP có lây không? có chữa khỏi không?

 

Xem thêm:

  • Xét nghiệm Hp
  • Xét nghiệm ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP là gì ?

 

Vi khuẩn HP [tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H. pylori] là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người, và để có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra một loại enzyme tên Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn này có thể sinh sống và phát triển trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm, còn gọi là viêm dạ dày mãn tính, thường phát triển mà không có bất kỳ biểu hiện đặc biệt và đôi khi tồn tại suốt đời.

 

Bên cạnh đó, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra những tổn thương khác như loét hoặc trong số ít trường hợp có thể phát triển thành ung thư dạ dày. Những tổn thương này được hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm : đôi khi phải mất hơn 30 năm kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

 

Vi khuẩn HP có lây không?

 

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, HP có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu thông qua đường ăn uống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HP trong cộng đồng nước ta rất cao là do thói quen ăn uống “chung đụng”.

 

Sở dĩ tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Hp cao là do chúng được lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Vì vậy để tránh lây nhiễm cho những người thân trong gia đình, anh cần hiểu rõ vi khuẩn Hp lây qua những con đường nào? Dưới đây là những con đường dễ lây nhiễm vi khuẩn Hp.

 

  • Lây qua đường Miệng – Miệng:  Vi khuẩn Hp được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể lây cho nhau.

  • Lây qua đường Phân – Miệng: vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian, côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.

  • Dạ dày – Miệng : Nếu người có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

  • Dạ dày – Dạ dày : Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn Hp, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn Hp có thể nhiễm sang người không mang Hp.

Vi khuẩn HP có điều trị được không?

 

Đầu tiên phải khẳng định rằng người bị nhiễm HP hoàn toàn có thể điều trị được. Việc điều trị HP phải từ bác sĩ chuyên khoa với những phác đồ cụ thể.

 

Trên thực tế cho biết, vi khuẩn HP bị tiêu diệt vì chúng là một loại vi khuẩn nên có thể sử dụng kháng sinh để diệt trừ. Do đó, bạn chỉ cần áp dụng phác đồ điều trị cụ thể kết hợp với việc dùng nhiều dược liệu khác nhau sẽ có thể loại bỏ được loại vi khuẩn này.

 

Trong quá trình điều trị thì bạn cần phải có từ 3 đến 4 tác nhân chống viêm và tiêu diệt chúng. Và một trong những nhóm thuốc đau dạ dày đang được sử dụng phổ biến nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP gồm:

 

  • Nhóm amoxicilline

  • Nhóm tinidazol

  • Nhóm metronidazol

  • Nhóm ornidazale

  • Nhóm Clarithromycin

Phòng ngừa HP như thế nào?

 

Hiểu được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp bạn có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình bằng những cách sau:

 

  • Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau

  • Cẩn thân khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì vệ sinh dụng cụ ăn uống rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.

  • Diệt trừ ruồi muỗi, giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.

  • Không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.

  • Tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.

  • Các vật nuôi như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP vì vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi.

  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi, ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.

 

Nhiễm HP là một chuyên đề lớn trong lĩnh vực y học, tuy nhiên, hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu phần nào về vi khuẩn HP để có thái độ đúng trước tình hình HP đang phổ biến trong cộng đồng như hiện nay.

Chủ Đề