Phân tích khẩu hiệu sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam [9-11]

"Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"

Cập nhật lúc 15:30, Thứ Năm, 07/11/2013 [GMT+7]

Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: “Ngày 9/11 hằng năm là Ngày pháp luật Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. 

Ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, theo đề xuất của Chính phủ, ngày 9/11 - Ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 được xác định là Ngày pháp luật Việt Nam; đã được chính thức luật hóa trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012. Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định: “Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.

Như vậy, sau qui định của Hiến pháp về ngày Quốc khánh, đây là lần thứ hai, có một đạo luật qui định về một sự kiện chính trị, pháp lý được tổ chức hằng năm - Ngày Pháp luật Việt Nam của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hướng tới mục đích, ý nghĩa sau: 

- Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, trong ngày này, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó lan tỏa sâu rộng để từ một ngày này góp phần để tất cả các ngày còn lại trong năm đều là ngày pháp luật.

-  Xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với qui định của Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với qui định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.

- Đề cao giá trị con người nhân cách tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật của kỷ cương, phép nước: Ngày pháp luật được tổ chức nhằm đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa… Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, kỷ cương, phép nước, cùng tích cực hành động vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 - Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân: Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ điều chỉnh tốt nhất hành vi khi được chấp nhận; chấp hành một cách tự nguyện, thực sự trở thành nhu cầu tự thân, có ý thức của mỗi người. Bởi thế, phổ biến giáo dục pháp luật được coi là khâu đầu tiên của việc thi hành pháp luật, là cầu nối để đưa pháp luật vào đời sống. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm động viên toàn dân đoàn kết, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tích cực tham gia bảo vệ pháp luật.

Đối với việc thi hành pháp luật, tổ chức Ngày Pháp luật nhằm động viên toàn xã hội thi hành pháp luật nghiêm minh, công bằng, thống nhất, kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm, tham nhũng, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo; xây dựng nền hành chính trong sạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính, từ đó nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, khả năng thực thi pháp luật trong mọi hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế, xã hội và sinh hoạt hằng ngày của nhân dân...

Năm 2013 là năm đầu tiên chúng ta tổ chức Ngày Pháp luật theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật với quy mô rộng lớn, thống nhất trong phạm vi cả nước. Đồng thời, đây cũng là năm ghi nhận một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp [sửa đổi] của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, Ngày Pháp luật năm 2013 có ý nghĩa quan trọng, trở thành ngày hội sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong phạm vi toàn quốc, nhằm phát huy ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong thực hành “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

TS [Theo Sở Tư pháp Lâm Đồng] 

,

 Đây có lẽ cũng là lúc khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý”  như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI [1986] đã xác định.

 Hiến pháp năm 1980 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã thể chế hóa chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đạt đến một trình độ dân chủ cao, ở đó pháp luật được thượng tôn, mọi thành viên trong xã hội thực hiện lối sống theo pháp luật.

Quản lý đất nước bằng pháp luật được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Pháp luật là những chuẩn mực chung, bắt buộc đối với mọi người. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm.

Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi. Như vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mà cao hơn, đó là góp phần giữ gìn thế nước, sự trường tồn của  dân tộc. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải là khẩu hiệu hành động thường xuyên, phải biến thành hành động trong thực tế.

Ngày Pháp luật được ghi nhận ở tầm một đạo luật [Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật] là một bước ngoặt quan trọng trong việc tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý, là yếu tố tinh thần không thể thiếu để tạo nên Ngày Pháp luật.  Chúng ta đều biết, một số quốc gia có Ngày Hiến pháp để tôn vinh và giữ gìn những giá trị vĩnh cửu của Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản. Chúng ta chưa có Ngày Hiến pháp nhưng đã có Ngày Pháp luật - chính là ngày thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta.

PGS.TS Nguyễn Tất Viễn 

Tôi nhớ lại khi còn công  tác ở Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp [2003-2008], một lần đọc và xử lý báo cáo của tỉnh Hà Tây [cũ], tôi thấy trong Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/8/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây về tăng cường lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến năm 2010 và những năm tiếp theo đề cập đến “Ngày Pháp luật”  nhằm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Từ Nghị quyết của Đảng, Ngày Pháp luật như là một hình thức độc đáo về tuyên truyền pháp luật được nêu trong Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến 2010 và những năm tiếp theo [Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 18/10/2007 của UBND tỉnh Hà Tây].

Đó là kết quả sáng tạo của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, sự nhanh nhạy trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Tây lúc đó.

Là một cán bộ có nhiều năm gắn bó với công tác báo chí, tuyên truyền trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, tôi cũng như các đồng nghiệp rất mong muốn Ngày Pháp luật sẽ luôn đồng hành cùng quá trình xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, góp phần củng cố tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta.

TƯ NGUYÊN

Ngày 17/2/2022, cái gọi là Theo dõi nhân quyền [HRW] công bố một bản báo cáo trong đó cho biết, tổ chức mạo danh nhân quyền này đã “điều tra nhiều trường hợp bị ngăn cấm di chuyển do chính quyền Việt Nam áp đặt từ năm 2004 đến năm 2021”.

Chỉ cần lướt qua cũng đã thấy kết quả “điều tra” đó chỉ là dị bản của trò vu khống, bịa đặt mà HRW đã trình diễn nhiều năm nay. Bởi, như người Việt đã nói về “bình mới rượu cũ”, thi thoảng mấy người ở HRW lại nghĩ ra đề tài gì đó để phục vụ mưu đồ đen tối nhằm chống phá Việt Nam mà thôi. Nên việc một số hãng truyền thông như BBC, RFA, VOA,… vội vã lu loa về “báo cáo” của HRW vẫn chỉ là hành động kéo dài thái độ phụ họa đã nhàm chán, chẳng mấy chốc sẽ trôi vào quên lãng.

Tuy nhiên, riêng BBC lại cố gắng phóng đại báo cáo của HRW bằng cách dẫn lại ý kiến một người vốn được các thế lực thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam xưng tụng là “luật sư nhân quyền”, qua thứ lập luận kỳ khôi rằng, theo cách hiểu của Việt Nam thì nhân quyền là công bằng trong tiếp cận vaccine, xóa đói giảm nghèo, quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người đồng tính,... còn với thế giới thì “nhân quyền quan trọng nhất là quyền về chính trị”! Nếu am hiểu về nhân quyền, ông ta phải nhận thức được rằng nhân quyền là chỉnh thể thống nhất của nhiều yếu tố thể hiện quyền con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, có quan hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện qua nhau. Hơn tất cả, việc thực hiện quyền con người phải luôn hướng đến quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Vì thế các văn bản của Liên hợp quốc, hiến pháp của mọi quốc gia văn minh đều không khẳng định “quan trọng nhất là quyền về chính trị”!

Tại Việt Nam, quyền con người được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp [2013]: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”; và để thực thi nghiêm túc, khoản 2 Điều 14 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Vì vậy, khi thực hiện quyền con người, quyền công dân mọi người phải tuân thủ quy định của pháp luật, thể hiện qua các bộ luật, như: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật An ninh quốc gia, Bộ luật Hình sự, Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Đất đai… “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” là mỗi người được bảo đảm quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội của mình. Diễn giải quyền con người, quyền công dân theo ý muốn của cá nhân để biện hộ cho hành vi vi phạm pháp luật là đi ngược quy định về quyền con người của Hiến pháp Việt Nam và quan điểm của Liên hợp quốc tại khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới: “Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. 

Video liên quan

Chủ Đề