Phi công Việt Nam nào bắn nhiều máy bay của đế quốc Mỹ

Theo báo Quân đội Nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang, trung tướng Nguyễn Văn Cốc là phi công bắn rơi nhiều tàu bay địch nhất trong lịch sử vẻ vang. Ông đã 9 lần bắn rơi tàu bay địch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, ông còn yểm trợ đồng đội bắn rơi 9 tàu bay khác. Tổng cùng, ông với 18 lần trực tiếp và gián tiếp bắn hạ tàu bay địch .

Bạn đang đọc: Phi công Việt Nam nào bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất?

Theo sách “ Những trận ko chiến trên khung trời Nước Ta ”, ba phi công, anh hùng lực lượng vũ trang Mai Văn Cương, Nguyễn Hồng Nghị, Phạm Thanh Luân đều với 8 lần bắn rơi tàu bay Mỹ .

Theo sách “ Người anh hùng chân đất ”, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, anh hùng Nguyễn Văn Bảy [ 1936 – 2019 ] đã 7 lần bắn hạ tàu bay địch ở Võ Nhai [ Thái Nguyên ], Việt Trì [ Phú Thọ ], Đức Giang [ Thành Thị trấn Hà Nội ], Chí Linh [ Thành Thị trấn Hải Dương ], Phủ Lý [ Hà Nam ], Kiến An [ Hải Phòng Đất Cảng ]. Trong đó, ông 2 lần bắn rơi tàu bay ở Hải Phòng Đất Cảng. Hai năm 1966 – 1967, ông lái chiếc MiG-17 xuất kích 94 lần, 13 lần nổ súng và bắn rơi 7 tàu bay Mỹ. Ko với phi công MiG-17 nào bắn rơi nhiều tàu bay hơn ông. Ông là một trong những phi công tiêu biểu vượt trội nhất của Quân đội Nhân dân Nước Ta .

Theo sách “ Những trận ko chiến trên khung trời Nước Ta ”, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, anh hùng Phạm Tuân từng bắn rơi tàu bay B-52 của Mỹ trên khung trời TP. Hà Nội năm 1972. B-52 là loại tàu bay ném bom tân tiến của Mỹ, được ca tụng là “ pháo đài bay ” .

Theo sách “ Những trận ko chiến trên khung trời Nước Ta ”, thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, quê thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là phi công Nước Ta tiên phong bắn rơi tàu bay Mỹ ngày 3/4/1965 ở Thanh Hóa .

Điện Biên Phủ trên ko là chiến dịch quân sự của quân và dân ta chống lại cuộc tập kích bằng tàu bay của đế quốc Mỹ vào thành phường Hà Nội cuối năm 1972. Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, chỉ sau 12 ngày đêm đấu tranh, quân và dân ta đã bắn rơi 81 tàu bay của địch, trong đó với 34 chiếc B52, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên ko” đi vào sử sách, buộc đế quốc Mỹ phải kết thúc chiến tranh phá hoạt miền Bắc, ký hiệp nghị Paris ngày 27/1/1973.

Aces là thương hiệu dành cho những phi công lái tàu bay quân sự chiến lược với từ 5 lần bắn hạ tàu bay đối phương trở lên. Danh hiệu Aces với từ Chiến tranh quốc tế thứ nhất. Theo Cổng thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh TP.Hồ Chí Minh, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nước Ta với tới 16 phi công đạt sang trọng và sang trọng này .

Source: //hongvlogs.com
Category: Là ai

Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến thuật khác, đập tan âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chấp nhận thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Thắng lợi của quân dân ta trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", là cuộc đọ sức quyết liệt nhất từ trước tới nay. Nghệ thuật tác chiến phòng không hiệp đồng chiến đấu đã chứng tỏ sức mạnh tổng hợp của lực lượng phòng không, trong đó không quân nhân dân Việt Nam…

Ngày 27/12, sau 10 ngày phá hoại miền Bắc, chiếc B52 đầu tiên của Mỹ đã bị không quân ta bắn rơi. Người bắn rơi chiếc máy bay này là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân – huyền thoại của không quân Việt Nam.

MIG - 21 số hiệu 5121, chiếc máy bay này do anh hùng Phạm Tuân lái [Ảnh: giaoduc]

Ngay trong đêm 27/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã điện khen bộ đội không quân lập công xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B52 của Mỹ.

Ngày 28/12, Thượng uý phi công Vũ Xuân Thiều lại “hạ” được một chiếc B52 nữa. Tuy nhiên, anh đã anh dũng hy sinh khi lao thẳng chiếc MIG của mình vào B52.

Vũ Xuân Thiều nói trước khi xuất kích: “Bắn mà B52 địch không rơi tại chỗ, tôi sẽ xin lao thẳng vào nó”.  Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Một đường phố ở Hà Nội cũng đã được đặt theo tên anh: Phố Vũ Xuân Thiều.

Đó là những chiến tích không thể nào quên trong rất nhiều chiến công của các chiến sĩ phi công Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tính đến ngày chiếc B52 cuối cùng của Đế quốc Mỹ bị bắn hạ trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, quân chủng không quân của ta mới chỉ thành lập được vỏn vẹn 8 năm.

Nhưng với sự dũng cảm phi thường, sự mưu trí và quyết tâm bảo vệ bầu trời Tổ quốc, những chiến sĩ phi công của chúng ta đã lập nên những chiến công vang danh sử sách, là nỗi khiếp sợ của không quân Hoa Kỳ - lực lượng không quân hiện đại bậc nhất thế giới.

Ngày 3/2/1964 là ngày Trung đoàn không quân 921 – sau này được gọi với tên “Trung đoàn không quân Sao Đỏ” được thành lập.

Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan – một trong những phi công thế hệ đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam vẫn nhớ như in những hình ảnh ngày đầu thành lập phi đội. Nhìn bức ảnh kỷ niệm những ngày đầu thành lập phi đội, Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan bồi hồi nhớ lại: “Bức ảnh kia là phi đội của tôi, là phi đội đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trên miền Bắc. Tôi là người đầu tiên hạ gục máy bay Mỹ”.

Cùng với trận đánh oanh liệt ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 28/4/1975, với Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” là hai kỷ niệm hào hùng không thể nào quên của ông và đồng đội.

Tuy chỉ là một thợ máy, nhưng với ông Hoàng Văn Thảo, những kỷ niệm thời trai trẻ với Trung đoàn Sao Đỏ, với từng chiếc máy bay, với từng người phi công trong thời điểm giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc vẫn in đậm trong tâm trí.

Khi đó ông và các đồng đội căng hết sức mình để đảm bảo bất kỳ chiếc máy bay nào cũng sẵn sàng chiến đấu. Ông vẫn luôn tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam, không quân Việt Nam sẽ chiến thắng bằng sức mạnh ý chí, sự đoàn kết dân tộc.

Ngày nay, tiếp nối truyền thống của những phi công thế hệ đầu tiên, những phi công “Quyết thắng” vẫn tiếp tục viết lên những trang sử mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thượng tá Nguyễn Văn Lượng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 921 [cũng là tên gọi của Trung đoàn không quân Sao Đỏ] nói: “Tiếp nối truyền thống của các lớp cha anh đi trước, Trung đoàn quyết tâm cố gắng vượt qua khó khăn luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền trung đoàn đạt đơn vị quyết thắng, đảng bộ trong sạch vững mạnh. Là lớp cán bộ phi công thế hệ sau, chúng tôi luôn trân trọng và quyết tâm tiếp bước cha anh đi trước khắc phục mọi khó khăn và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao”./.

.

Cập nhật lúc: 08:38, 24/04/2018 [GMT+7]

Từ một nông dân thứ thiệt, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Nguyễn Văn Bảy đã được huấn luyện thành một phi công quân sự điêu luyện. Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ông được tôn vinh là một trong 16 phi công Việt Nam có thành tích bắn nhiều máy bay Mỹ nhất.

Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy [trái] trong những năm bảo vệ bầu trời miền Bắc. Ảnh: Tư liệu

Trong những ngày tháng 4 lịch sử, câu chuyện bắn rơi máy bay Mỹ của Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy đã làm không khí buổi họp mặt của Ban Liên lạc truyền thống cựu chiến binh không quân tại Nhà máy A42 [Quân chủng Phòng không - không quân, đóng tại TP.Biên Hòa] sôi nổi hẳn lên.

* Từ nông dân thành phi công

Năm nay đã 82 tuổi nhưng Đại tá Nguyễn Văn Bảy vẫn còn giữ được sự nhanh nhẹn vốn có của một phi công quân sự thời chiến. Ông say sưa kể về chuyện bắn rơi máy bay Mỹ với giọng nói đầy hào sảng.

Đại tá Bảy kể, vào năm 1954 ông rời quê ở huyện Lai Vung [tỉnh Đồng Tháp] để lên đường tập kết ra Bắc. Đến năm 1960, ông được tổ chức chọn đi đào tạo phi công quân sự. Hồi đó ông mới chỉ học hết lớp 3, cả nhà mấy đời đều làm nông dân, vì vậy khi biết tin này ông còn tưởng cán bộ cấp trên ghi nhầm tên.

5 năm học tập, trải qua bao giai đoạn huấn luyện khó khăn tại tỉnh Liêu Ninh [Trung Quốc], Đại tá Nguyễn Văn Bảy về nước và được biên chế vào Trung đoàn Không quân 923. Ngày 7-10-1965, trong một lần chạm trán máy bay Mỹ, chiếc MiG17 do Đại tá Bảy điều khiển bị trúng đạn, thủng kiếng buồng lái và nhiều vết khác trên thân máy báy. Ông đã nhanh trí xử lý linh hoạt để tránh trúng thêm đạn và tìm mọi cách đưa máy bay về sân bay an toàn. Việc này sau đó được các chuyên gia Liên Xô đánh giá rất cao vì dù máy bay bị dính nhiều vết đạn nhưng vẫn về đến mặt đất an toàn.

Trong tháng 6-1966, Đại tá Bảy liên tục bắn hạ 3 máy bay Mỹ. Đến năm 1967, số máy bay Mỹ do Đại tá Bảy bắn hạ đã lên đến con số 7. Nhờ những thành tích đó, cuối năm 1966 ông cùng 2 phi công đồng đội được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngay tại Phủ Chủ tịch. Sang năm 1967, Đại tá Bảy được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đại tá Bảy nhớ lại: “Máy bay địch thời kỳ đó bay nhanh hơn MiG17 của chúng ta, hỏa lực mạnh hơn chúng ta, nhưng vẫn thất bại khi đối đầu với thế hệ phi công đầu tiên lái MiG17 của ta. Đó là một trong những động lực lớn giúp các chiến sĩ ở mặt trận khác tự tin hơn khi đối đầu với vũ khí tối tân của Mỹ”.

Đến năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Đại tá Bảy cũng vinh dự được là Phi đội trưởng 12 chiếc MiG17 nghiêng cánh chào vĩnh biệt trong tang lễ Bác ngày 9-9 trên bầu trời Hà Nội. “Đó là cảm giác rất khó tả nổi, có thể nói là một trong những thời điểm xúc động nhất mà tôi từng trải qua, còn hơn cả những lần bắn hạ được máy bay Mỹ” - Đại tá Bảy bùi ngùi chia sẻ.

* Được kẻ thù ngưỡng mộ

Đại tá Nguyễn Văn Bảy tâm sự ông may mắn hơn nhiều đồng đội vì đi qua cuộc chiến khốc liệt ấy mà vẫn còn nguyên vẹn thân thể để về với gia đình. Nhiều lần đánh đêm, máy bay địch quần đảo, phòng không ở dưới bắn lên, nguy hiểm bốn bề, nhưng ông vẫn vượt qua được.

Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy [thứ 2 từ trái sang] trao đổi với đồng đội tại buổi họp mặt Ban Liên lạc truyền thống không quân tại TP.Biên Hòa.

Một điều may mắn nữa là ông đã lấy được vợ cũng là người cùng quê khi còn chiến đấu ở miền Bắc. Vợ ông khi đó là học sinh miền Nam ra Bắc học. Ngày cưới vào giữa năm 1966, ông trực chiến đấu ở Sân bay Cát Bi [TP.Hải Phòng] nên vợ ông phải đi từ Hà Nội về Hải Phòng làm lễ. Lúc đang tổ chức lễ cưới thì có tiếng báo động, thế là ông Bảy lên máy bay chiến đấu, bỏ cô dâu một mình ở lại làm lễ cưới. “Vậy mà bà ấy không giận, lại còn sống khỏe mạnh cùng tôi đến giờ này” - Đại tá Bảy mỉm cười khi nhắc lại.

Những thành tích mà Đại tá Bảy đã làm được cũng khiến kẻ thù ngưỡng mộ. Sau này từ chính sự ngưỡng mộ đó, khi hòa bình lập lại, 2 con người từng ở 2 chiến tuyến đã trở thành bạn bè của nhau. Tháng 7-2015, cựu phi công Mỹ Joseph Charlie Plumb đã tìm đến thăm Đại tá Nguyễn Văn Bảy ở tỉnh Đồng Tháp. Họ từng chạm trán nhau trên bầu trời vào ngày 24-4-1967 [khi đó máy bay của Joseph Charlie Plumb bị bắn hư nhưng không rơi]. Đại tá Bảy đã tự tay nấu bữa tiệc nhỏ tại nhà thiết đãi Joseph Charlie Plumb với những thứ có sẵn trong vườn.

“Đối với chúng tôi, quá khứ là quãng thời gian chiến tranh đầy đau thương, do đó, mong mỏi lớn nhất hiện nay là hòa bình, ổn định và phát triển” - Đại tá Bảy bộc bạch.

Tháng 7-2017, Đại tá Nguyễn Văn Bảy lên đường sang Mỹ cùng 11 đồng đội phi công từng chiến đấu trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Tại đây, ông đã được gặp Marshall L.Michel III - một phi công từng tham chiến tại Việt Nam. Dù chưa từng chạm trán nhau bao giờ nhưng tiếng tăm về những người đàn ông nhỏ con lái dòng máy bay cũ kỹ hạ được F4, F105, là những máy bay hiện đại của Mỹ ngày ấy đã khiến Marshall L.Michel III cảm phục. Sau này, Marshall L.Michel III qua Việt Nam cũng ghé nhà thăm Đại tá Bảy cùng hàn huyên như những người bạn.

Đại tá Bảy chia sẻ: “Sắp tới ngày kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi mừng lắm. Điều tuyệt vời nhất chính là tôi còn được sống đến tận ngày hôm nay để nhìn thấy thành quả mà thế hệ chúng tôi chiến đấu gây dựng nên tiếp tục được thế hệ sau kế thừa, xây dựng đất nước đang ngày càng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Việt Nam ngày càng hòa nhập và vươn xa ra thế giới”.

Đăng Tùng

Video liên quan

Chủ Đề