Phong trào cách mạng 1930 1931 được đánh giá cao trong

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời [3/2/1930], một cao trào cách mạng đã dấy lên khắp nơi trong cả nước. Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Mở đầu bằng cuộc biểu tình nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 tại Vinh - Bến Thủy. Sau ngày 1-5 tại các vùng nông thôn như Nghi Lộc, Anh Sơn, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Đô Lương, đã nổ ra các cuộc biểu tình thường xuyên của nông dân.

Đến tháng 8, quần chúng nhân dân đã có những cuộc biểu tình đập phá công đường, dùng áp lực buộc quan lại sở tại phải hứa thực hiện đòi hỏi của nhân dân. Phong trào được đẩy lên đỉnh cao đó là cuộc đấu tranh của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12-9 với khẩu hiệu như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, đả đảo phong kiến”. Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom và xả súng vào đoàn biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 ngôi nhà. Ngày 12-9 đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam.

Sau ngày 12-9, phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh lên cao, phát triển thành cuộc đấu tranh vũ trang, làm cho hệ thống chính quyền của đế quốc, phong kiến bị tê liệt và tan rã ở nhiều nơi. Nhiều tên tri phủ, tri huyện bỏ trốn, một số hào lý mang con dấu trả lại cho tri huyện hoặc xin thôi việc.

Trước sự sụp đổ của chính quyền thực dân và phong kiến ở Nghệ Tĩnh, các chi bộ đảng và tổ chức Nông hội đỏ đã đứng ra quản lý và điều hành mọi hoạt động trong làng xã. Một hình thức mới của chính quyền xuất hiện: Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Tuy còn sơ khai nhưng đã thực sự làm chức năng của chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Chính quyền mới đã ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 7 tháng và còn sơ khai nhưng phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước công nông đầu tiên chưa có tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ.

Thành quả lớn nhất của cao trào 1930 - 1931 và Xô Viết - Nghệ Tĩnh là đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân yêu nước có đủ khả năng đánh đổ sự thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Đây chính là cuộc Tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn của phong trào cách mạng 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này”.

90 năm đã trôi qua nhưng khí thế ngất trời của Xô Viết - Nghệ Tĩnh vẫn bừng cháy trong mỗi người Việt Nam yêu nước. Tinh thần Xô Viết - Nghệ Tĩnh không chỉ đồng hành cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, quyết tâm đưa đất nước “phát triển nhanh và bền vững”, “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.   
 

Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân [gọi tắt là công nông] toàn quốc những năm 1930 - 1931 nổ ra là kết quả của những mâu thuẫn không thể giải quyết giữa toàn thể dân tộc Việt Nam, chủ yếu là giai cấp công nông với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với tư sản mại bản. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Câu hỏi: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.

B. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

C. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930.

D. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án B

Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân [gọi tắt là công nông] toàn quốc những năm 1930 - 1931 nổ ra là kết quả của những mâu thuẫn không thể giải quyết giữa toàn thể dân tộc Việt Nam, chủ yếu là giai cấp công nông với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với tư sản mại bản. Các mâu thuẫn này vốn âm ỉ và bùng lên liên tiếp trong nhiều năm; tuy nhiên chỉ đến năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì phong trào đấu tranh của công nông mới có những định hướng, quy mô và diễn ra thành một cao trào.

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Cụ thể:

- Từ tháng 2- 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.

- Tháng 5/1930, nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng nổ ra trên khắp cả nước nhân ngày quốc tế lao động 1/5.

- Các tháng 6,7,8 liên tiếp nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, … trên khắp cả nước.

- Tại Nghệ Tĩnh, phong trào dấu tranh của quần chúng phát triển mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất với nhiều cuộc biểu tình của nông dân [9-1930], hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, … [Nghệ An], Kỳ Anh [Hà Tĩnh],…. được công nhân Vinh - Bến thủy hưởng ứng.…

Trước sự tấn công ồ ạt của nhân dân, bọn hào lý địa phương phải bỏ chạy. Hầu hết các thôn thuộc huyện Thanh Chương rơi vào tình thế không có chính quyền quản lý. Nhân dân xã Võ Liệt đã tự động đứng ra tổ chức điều hành các công việc trong xã.

Thành quả lớn nhất của Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ -Tĩnh là đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đoàn kết với các tầng lớp nhân dân yêu nước có đủ khả năng đánh đổ nền thống trị của đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân.

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam

Câu 1: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam đã

A. Lật đổ ách thống trị của đế quốc – phong kiến trên cả nước.

B. Tập hợp được nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.

C. Giải quyết triệt để yêu cầu ruộng đất của giai cấp nông dân.

D. Hình thành được khối liên minh công - nông trên thực tế.

Đáp án: D

Câu 2: Yếu tố quyết định để phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất là

A. Có sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản.

B. Sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân.

C. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.

D. Chính sách khủng bố của thực dân Pháp.

Đáp án: A

Câu 3: Nhận xét nào đúng về phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Không mang tính cải lương

B. Chỉ mang tính dân tộc

C. Không mang tính cách mạng

D. Chỉ có tính chất dân chủ

Đáp án: A

Câu 4: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì

A.Tập trung vào mục tiêu duy nhất là ruộng đất cho dân cày.

B.Có một chính đáng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

C.Tập trung vào kẻ thù trước mắt là phản động thuộc địa.

D.Hình thành được mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.

Đáp án: B

Câu 5: Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự hình thành liên minh công nông

B. Đấu tranh bí mật, bất hợp pháp

C. Đảng kiên định trong quá trình đấu tranh

D. Sự hình thành khối liên minh công nông vững chắc

Đáp án: A

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Video liên quan

Chủ Đề