Phương pháp đóng vai trong môn Tiếng Việt ở tiểu học

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

LÊ THỊ NGỌC HÀ

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
ĐÊ RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2015

LÊ THỊ NGỌC HÀ

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
ĐÊ RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2

Chuyên ngành: Giáo dục học [tiểu học]
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ HUY QUANG

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhờ sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô
giáo, các bạn đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành đúng tiến độ.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ
Huy Quang - người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các thầy
cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi lòi cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và Hội đồng sư phạm
trường Tiểu học Hải Xuân, trường Tiểu học Lý Tự Trọng, trường Tiểu học Đào
Phúc Lộc Thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh, các bạn đồng nghiệp đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lề Thị Ngọc Hà

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Ngọc Hà

MỤC LỤC
Lời cảm ơn

i

Lời cam đoan

ii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii

Danh mục các biểu đồ

vỉỉỉ

Danh mục các sơ đồ

viii

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................5
4. Đối tuợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................5
6. Giả thuyết khoa học......................................................................................6
7. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................6
8. Kết cấu của luận văn....................................................................................6
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN...........................................7
1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................7
1.1.1. Một số vấn đề chung về phương pháp đóng vai....................................7
1.1.2. Luyện nói cho học sinh lóp 2.................................................................15
1.1.3....................................................................................................................
Sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.............................................20
1.1.4....................................................................................................................
Các lý thuyết được vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.......................21
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................33
1.2.1. Một số vấn đề về SGK TV lớp 2 hiện hành...........................................33
1.2.2. Hình thức tổ chức rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2..........................39

1.2.3. Nhận xét, đánh giá chung.......................................................................40
1.2.4. Thực trạng của việc rèn kỹ năng nói cho HS lóp 2 trong nhà trường
hiện nay..............................................................................................................42
Kết luận chương 1..............................................................................................45
CHƯƠNG 2: TÔ CHỨC ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT ĐỂ
RÈN KỸ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2...............................................47
2.1. Tổ chức đóng vai trong phân môn Tập đọc.......................................47
2.1.1. Đóng vai nhân vật để đọc lòi của nhân vật trong truyện theo giọng nói
47
2.1.2. Đóng vai người nói trong bài thơ để đọc bài thơ..................................48
2.1.3. Đóng vai các nhân vật trong câu chuyện để đọc truyện theo hình thức
đọc phân vai.......................................................................................................48
2.2. Tổ chức đóng vai trong phân môn Kể chuyện....................................50
2.2.1. Tổ chức cho HS đóng vai để kể chuyện bằng lời của tác giả...............51
2.2.2. Tổ chức cho HS đóng vai để kể chuyện bằng lời của nhân vật............52
2.2.3. Đóng vai để kể chuyện bằng lời kể sáng tạo của học sinh....................53
2.2.4. Ke chuyện phân vai................................................................................54
2.2.5. Các bước thực hiện khi vận dụng phương pháp đóng vai để rèn kỹ năng
nói cho HS lóp 2 khi kể chuyện........................................................................59
2.2.6. Giúp học sinh đóng vai theo câu chuyện..............................................61
2.3. Tổ chức đóng vai trong phân môn Tập làm văn...............................62
2.3.1. Nội dung giao tiếp ở lóp 2.....................................................................63
2.3.2. Quy trình tổ chức đóng vai trong dạy học các nghi thức lời nói ở phân
môn Tập làm văn lớp 2......................................................................................70
2.3.3. Xây dựng nội dung đóng vai trong dạy học các nghi thức lời nói ở
phân môn Tập làm văn lóp 2.............................................................................75
2.3.4. Tổ chức đóng vai qua các trò chơi học tập...........................................82

Kết luận chương 2..............................................................................................89
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM......................................................91
3.1. Mục đích thực nghiệm.........................................................................91

V

3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm.....................................................91
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm.........................................................................91
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm.............................................................................92
3.3. Nội dung thực nghiệm............................................................................93
3.3.1. Giáo án dạy thực nghiệm......................................................................93
3.3.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm.........................................................94
3.4..................................................................................................................
Kết luận và phân tích kết quả thực nghiệm.................................................95
3.4.1...................................................................................................................
Kết quả thực nghiệm giờ kể chuyện.................................................................95
3.4.2. Kết quả thực nghiệm trong giờ Tập làm văn.......................................98
3.5. Kết luận chung về thực nghiệm...........................................................102
3.5.1. về thực nghiệm thăm dò.......................................................................102
3.5.2. về thực nghiệm dạy học.......................................................................102
KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................106
PHỤ LỤC

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ, cụm từ

Viết tắt

1

Giáo viên

GV

2
3

Học sinh

HS

Tiếng Việt

TV

4

Sách giáo khoa

SGK

5

Hình thức tổ chức

HTTC

6
7

Phương pháp

STT
ST
T
11

pp

Học sinh tiểu học
Số
Sốbảng
biểu đồ

HSTH
Tên
Tênbảng
biểu đồ

Trang
Trang

101

2

Bảng
Biểu3.1
đồ 3.1
Biểu đồ kết quả rèn kỹ năng nói
Đánh giá kết quả rèn kỹ năng kể chuyện
Biểu đồ 3.2
Thể hiện mức độ chú ý của học
của học sinh
Bảng 3.2 Kết quả
kỹ năng nói của HS lóp 2
sinh

3

Bảng 3.3

99

4

Bảng 3.4

2

Tổng họp mức độ hứng thú của học sinh
Tổng hợp mức độ chú ý của học sinh
trong tiết học

97
96
97
101

DANH MỤC CÁC sơ ĐÒ
ST
Số sơ đồ
T
Sơ đồ 2.1
1

1

Tên sơ đồ

Trang

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

24

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ tần quan trọng của kỹ năng nói
Nói là một trong bốn kỹ năng TV có tầm quan trọng đối với đời sống mỗi
con người và có tác động tích cực đến các kỹ năng nghe, đọc, viết nhưng còn
được ít rèn luyện chủ động ở tiểu học. Từ Giáo dục Mầm non, chương trình phát
triển ngôn ngữ cho trẻ đã tập trung rèn cho trẻ kỹ năng nói như: nói rõ âm, rõ
tiếng, đúng chuẩn, nói thành câu, nói mạch lạc, nói đúng nghi thức, nói biểu cảm.
Vào lóp 1, trẻ được học đọc, viết, làm quen với chữ cái, âm vần, hoạt động nghe,
nói vẫn được chú ý rèn luyện, nhưng không được quan tâm bằng đọc, viết. Đen
lóp 2, các phân môn TV vẫn chú ý rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh: nói trong
kể chuyện, nói trong tập làm văn, nói để trình bày kết quả thực hiện các bài tập,
nói trong nhóm, nói trước lóp. Nhưng năng lực nói của học sinh lóp 2 nhìn chung
còn nhiều hạn chế, biện pháp để rèn kỹ năng nói chưa nhiều.
1.2. Xuất phát từ tính tất yếu phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học Tiếng Việt trong chương trình mới
Hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học là lấy
học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực học tập của học sinh. Dạy
học TV ở tiểu học hiện nay phải thực hiện theo quan điểm giao tiếp, quan điểm
tích cực và quan điểm tích họp, với ý thức học sinh là chủ thể, học sinh làm ra con
ngưòi tinh thần của mình bằng hoạt động học tập tích cực của mình. Dạy học theo
quan điểm giao tiếp là một trong những tư tưởng chủ đạo của chiến lược dạy học
TV ở tiểu học. Các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm này, lấy hoạt động
giao tiếp là một căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ

2

thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Nếu như nghe và đọc là hai kỹ
năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng
quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát
triển trong nhà trường. Nói là hoạt động sử dụng ngôn ngữ cùng các yếu tố kèm
theo nhằm truyền đạt một thông tin nào đó tới người nghe.
Trong những năm qua, trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, dạy
TV không chỉ dạy cho các em kỹ năng đọc, viết, nghe mà điều quan trọng là dạy
các em sử dụng lời nói tình cảm trong giao tiếp. Nếu một người đọc thông, viết
thạo tất cả các văn bản, có tài, có trình độ song khi nói trước tập thể thì sợ sệt,
nhút nhát hoặc khi giao tiếp không gây được tình cảm, mối thân thiện với mọi
người, để lại ấn tượng không tốt thì người đó khó mà thành công trong công việc.
Chính vì vậy, để sau này lớn lên các em có một nhân cách tốt, biết nói năng
lễ phép, lịch sự, biết nói lòi biểu cảm trong giao tiếp và mạnh dạn khi giao tiếp
với mọi người xung quanh thì ngay từ các lóp đầu cấp của tiểu học chúng ta cần
rèn cho học sinh kĩ năng nói trong giờ dạy TV. Đó là điều rất quan trọng mà
chúng ta cần phải thực hiện. Không ai có thể làm thay, làm hộ học sinh. Vì thế,
mọi kiến thức, kỹ năng tiếng Việt muốn chuyển vào học sinh đều thông qua hình
thức bài tập. Học sinh muốn có năng lực đọc, viết phải đọc nhiều, viết nhiều. Học
sinh muốn có năng lực nghe, nói phải nghe nhiều, nói nhiều, không có con đường
nào khác, vấn đề là cách nghe, cách nói sao cho hiệu quả.
1.3. Phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học có nhiều ưu thế để rèn kỹ
năng nói cho học sinh và phù hợp vói lứa tuổi tiếu học
Đóng vai, học sinh được hóa thân thành người khác, trong những tình
huống giả định để các em được trải nghiệm và nói hộ các nhân vật các em đang
đóng vai. Các em sẽ biết mình phải nói gì, nói bằng giọng điệu nào, phải có vẻ
mặt, động tác tay chân như thế nào là phù hợp. Đóng vai là tạo cơ hội cho các em
có môi trường, tình huống, nhu cầu, cảm hứng để luyện kỹ năng nói tự nhiên.
Thông qua các vai diễn HS được bộc lộ khả năng tự nhận thức, khả năng giao

3

tiếp, khả năng tự giải quyết vấn đề trong các tình huống cuộc sống.
Trong thực tiễn giáo viên chưa nhận thức đúng đắn vai trò,vị trí của pp
đóng vai trong dạy học các phân môn TV đề rèn kỹ năng nói cho học sinh. Vì vậy
giờ học trở nên buồn tẻ, nặng nề, kém hiệu quả. Khi đóng vai HS được bày tỏ
quan điểm, ý kiến, thái độ của mình cùng lắng nghe ý kiến, quan điểm của người
khác về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Đặc biệt đối vói HS lóp 2 việc
đóng vai không chỉ giúp các em học tập hứng thú, sôi nổi hơn mà còn rèn kỹ năng
nói, kỹ năng giao tiếp cho các em một cách hiệu quả nhất. Việc vận dụng phương
pháp đóng vai trong các phân môn TV thực sự tạo môi trường học tập tích cực,
chủ động cho các em học sinh, đồng thời phát triển khả năng sáng tạo trong các
vai diễn. Nếu ngay từ lóp 2 các em đã có kỹ năng nói tốt, các em sẽ chủ động, tự
tin trong học tập, trong cuộc sống riêng và trong giao tiếp xã hội khi học các lóp
hên.
Với mong muốn các em học sinh lóp 2 đã có khả năng nói tốt, chúng tôi
chọn đề tài Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Tiếng Việt đế rèn kỹ
năng nói cho học sinh lớp 2.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay có rất nhiều tài liệu viết về nhiệm vụ phát triển năng lực nói cho
học sinh tiểu học như bài viết trên Tạp chí Giáo dục số 10 của tác giả Nguyễn Trí
với tiêu đề Dạy các kỹ năng nghe nói cho học sinh tiểu học. Tác giả đã đánh giá
cao bản chất, vai trò của hoạt động nghe - nói để từ đó phát triển kỹ năng nghe nói cho HSTH.
Với đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng nói cho học
sinh tiểu học ở môn Tiếng Việt, tác giả Trần Thị Hiền Lương đã xác định được
biện pháp dạy học rèn kỹ năng nói cho HS xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi HSTH,
từ lý luận dạy học hiện đại, theo hướng tăng cường thực hành, luyện tập. Trong đề
tài này, tác giả đã đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng nói như rèn kỹ năng phát âm,
rèn kỹ năng nói độc thoại, nói hội thoại trong đó có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ

4

cho HSTH.
Tác giả Đặng Thị Lệ Tâm vói cuốn Dạy học nghi thức lời nói cho học
sinh tiểu học môn Tiếng Việf đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về nghi thức lời
nói, giói thiệu các kiểu bài tập dạy học theo nghi thức lời nói ở tiểu học.
Ngoài ra còn khá nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp đễn việc rèn kỹ năng nói ở mức độ nông sâu khác nhau: Việc
rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho học sinh tiếu học ở California - Mỹ của Phạm
Thị Thu Hiền in hên Tạp chí Khoa học giáo dục số 52... bài viết Rèn luyện và
phát triển kỹ năng nói cho học sinh THCS của Nguyễn Thúy Hồng, Tạp chí Giáo
dục số 131. Trong các công trình này, có tác giả dựa vào mục đích giao tiếp để
phân xuất thành các kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thuyết phục,
kỹ năng thuyết trình, về phương pháp phát triển kỹ năng nói cho học sinh, các tác
giả đều thống nhất quan điểm phải thông qua thực hành, luyện tập.
về pp đóng vai trong dạy học có thể kể đến công trình Dạy học và
phương pháp dạy học trong nhà trường [2005] của Phan Trọng Ngọ, Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nhằm phục vụ cho nhu cầu đổi mới pp dạy học môn TV, cuốn sách Trò
chơi đóng vai  [1999] của Muchielli Alex, Dự án Việt Bỉ Hỗ trợ học từ xa [tài
liệu dịch] và Phương pháp sân khấu Becton Brech [1983] của Đình Quang cung
cấp những kiến thức về đóng vai, nghệ thuật diễn kịch rất bổ ích, lý thú.
Trên đây là những công trình viết về dạy học TV nói chung và pp đóng vai
nói riêng. Các công trình đó tuy không viết riêng về vấn đề rèn kỹ năng nói cho
HS như đề tài luận văn này quan tâm, nhưng người nghiên cứu vẫn có thể tiếp thu
những điều bổ ích. Đó là các vấn đề có tính lý luận về nguyên tắc, hình thức, pp
dạy học môn TV nói chung. Bởi vậy Sử dụng pp đóng vai trong dạy học TV để
rèn kỹ năng nói cho HS lóp 2 là một vấn đề mới mẻ, thú vị. Chúng tôi sẽ tiếp thu
những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước để làm sáng tỏ các vấn
đề mà đề tài chúng tôi quan tâm.

5

3. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao năng lực nói và hoàn thiện năng lực giao tiếp bằng TV cho
HSTH.
- Đề xuất các HTTC dạy học có sử dụng pp đóng vai trong dạy học TV đế
rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 2.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Chương trình TV và hoạt động dạy học các phân môn Tập đọc, Kể chuyện,
Tập làm văn.
Các tài liệu phương pháp dạy học TV, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Lý luận
văn học, Thi pháp học ..V.V..CÓ liên quan tới đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi rộng: Quá trình dạy và học các phân môn Tập đọc, Ke chuyện,
Tập làm văn để rèn kỹ năng nói cho học sinh.
+ Phạm vi hẹp: Đe tài nghiên cứu trong phạm vi lóp 2 ở ba trường tiểu học
trên địa bàn thành phố Móng Cái.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
1- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của pp đóng vai, luyện nói và sử
dụng pp đóng vai trong một số phân môn TV để luyện nói hiệu quả cho học sinh.
2- Xây dựng các HTTC dạy học có sử dụng pp đóng vai trong dạy học
Tập đọc, Ke chuyện, Tập làm văn để rèn kỹ năng nói cho học sinh lóp 2 ở
một số trường tiểu học thuộc địa bàn Thành phố Móng Cái.
3- Tiến hành dạy thực nghiệm một số bài để đánh giá tính khả thi và hiệu
quả thực tiễn của đề xuất trong luận văn.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu luận văn sử dụng pp đóng vai trong dạy học các phân môn TV để rèn
kỹ năng nói cho học sinh lóp 2 được nghiên cứu trọn vẹn và đầy đủ, thì nhận thức
của giáo viên về kỹ năng nói được chính xác hơn, chất lượng dạy học các phân

6

môn Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện được nâng cao hơn, tạo tiền đề cho các em
học sinh chủ động, tự tin trong học tập, trong cuộc sống và trong giao tiếp xã hội
khi học các lóp trên.
7. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số pp sau:
1- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
đến pp đóng vai, kỹ năng nói và sử dụng pp đóng vai để rèn kỹ năng nói cho học
sinh tiểu học.
2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát chương trình sách
giáo khoa, phương pháp chuyên gia, thống kê, so sánh.
3- Phương pháp quan sát: Được cụ thể bằng các hình thức dự giờ đối với
giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 2, khảo sát hứng thú và khả năng nói của
học sinh trên lóp, ngoài lóp, nội khóa, ngoại khóa.
4- Phương pháp thực nghiệm: Để đánh giá và rút ra kết luận cụ thể.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Tổ chức đóng vai trong dạy học Tiếng Việt để rèn kỹ năng nói
cho học sinh lớp 2.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số vẩn đề chung về phương pháp đóng vai
1.1.1.1. Phương pháp đóng vai là gì
Đóng vai là một pp dạy học thông qua mô phỏng và thường có tính chất trò
chơi [còn gọi là trò chơi đóng vai]. Có nhiều hình thức trò chơi dạy học như trò
chơi tự do, trò chơi đóng vai, các trò chơi quy tắc, trò chơi lập kế hoạch, biểu diễn

7

kịch, biểu diễn tự do.
Như vậy pp đóng vai liên quan đến các khái niệm mô phỏng và trò chơi. Ở
các mô phỏng, người học đảm nhận các vai - thường có tính trò chơi - và/hoặc
làm việc trong những môi trường được mô phỏng, nhằm trước tiên là phát triển
năng lực hành động, năng lực quyết định trong những tình huống gắn với cuộc
sống nhưng đã được đơn giản hóa.
Các đặc điểm của các trò chơi mô phỏng:
- Vừa chơi vừa học
- Môi trường học tập có tính mô phỏng không phải những tình huống
thật. Thông qua các mô phỏng, người học sẽ được học trước tiên là những
kiến thức hành động và những kiến thức ra quyết định, và qua đó mà xây dựng
năng lực thực hành cho mình. Điều này được thực hiện thông qua những cách đặt
vấn đề mà khiến cho ngưòi học cần phải tham khảo các nguồn thông tin từ bên
ngoài để có thể đưa ra quyết định.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê [2000], đóng vai là thể hiện nhân
vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng cách hành động, nói năng như
thật. W.Shakespcare đã từng nói đại ý: Toàn thế giới là nhà hát. Trong nhà hát có
đàn ông, đàn bà. Tất cả đều là diễn viên. Ở họ, đều có lối ra sân khấu và lối rời
sân khấu của mình.
Đóng vai xuất phát từ nghệ thuật kịch, từ lĩnh vực kịch tâm lí [paychodrama]. Sau đó đến khoảng thế kỉ XIX nó được vận dụng vào quá trình dạy học,
trở thành một pp tương đối phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Đầu thế kỉ XX, các
nhà xã hội học người Mĩ [Merton, Parsons] sử dụng đóng vai trong việc thành lập
các lí thuyết xã hội học. Ngày nay trò chơi đóng vai được sử dụng như một pp dạy
học trong nhiều môn học, trước hết là các môn khoa học xã hội. Theo Hilbert
Meyes [1987]: Đóng vai là một pp dạy học phức họp nhằm nhận thức hiện thực
xã hội. Với sự giúp đỡ của đóng vai, HS có thể hiểu được hành động của mình tốt
hơn và tác động lên tư duy, tình cảm và hành động của bạn học, giáo viên và

8

những người quan sát. Đóng vai là một pp dạy học trong đó người học thực hiện
những tình huống hành động được mô phỏng [theo các vai] về một chủ đề gắn với
thực tiễn, thường mang tính chất trò chơi, trong các tình huống cuộc sống các vấn
đề hoặc xung đột được thể hiện. Đóng vai nhằm phát triển năng lực hành động
thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân người học và thông qua thông tin
phản hồi từ những người quan sát. Điểm khác biệt của đóng vai với tư cách là một
pp dạy học ở chỗ nó là một hoạt động học tập có kế hoạch được thiết kế nhằm đạt
được những mục tiêu giáo dục cụ thể.
Chúng tôi quan niệm đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học
sinh hóa thân thành người khác để học sinh luyện nói, nhằm thực hành những
cách ứng xử ở một tình huống giả định. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về
một vấn đề bằng cách tập trung vào sự kiện cụ thể mà các em phải trải nghiệm và
quan sát được. Sau việc trình diễn, học sinh cần thảo luận để rút ra kiến thức và
kỹ năng của bài học.
pp đóng vai là cách thức tổ chức cho HS tham gia giải quyết một tình
huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất
một cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản hoặc luyện tập trước nhằm giải quyết
tình huống này trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. pp này
được thực hiện theo chủ đề của một tình huống cụ thể. Xây dựng kịch bản phải
phù họp, đơn giản và dễ hiểu. Việc giải quyết tình huống đó không cần xây dựng
thành kịch bản, các diễn viên phải nhập vai nhanh chóng, phải phát huy óc
tưởng tượng và tư duy sáng tạo, linh hoạt để giải quyết tình huống ngay trong khi
biểu diễn mà không được luyện tập trước. Như vậy, mục đích của pp đóng vai là
cụ thể hóa bài học bằng sự diễn xuất để GV có cơ sở phân tích nội dung bài giảng
chi tiết và sâu sắc hơn.
1.1.1.2. Đặc điếm của phương pháp đóng vai
Đóng vai là một pp dạy hội thoại, tuy mang tính chất kịch nhưng không
hoàn toàn là một vở kịch. Đây chỉ là một cách thức một phương pháp để học sinh

9

học tập. Nó diễn ra ngay trong lớp học, không đòi hỏi sự trang trí, phông màn
phức tạp. Các đoạn thoại kể tiếp nhau được tạo ra để phát triển bài hội thoại, thúc
đẩy cuộc giao tiếp mà không tuân theo một kịch bản có sẵn như khi diễn một vở
kịch. Từ nhiệm vụ và tình huống, mỗi học sinh tự hình thành và hoàn thiện lời nói
ngay trong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo.
Người tham gia đóng vai là học sinh trong tổ, nhóm, lóp. Các em đóng vai
nhằm tập dượt theo đề bài hội thoại. Sản phẩm của các lần đóng vai là các màn
hội thoại hoặc giao tiếp, các sản phẩm này sẽ được các bạn trong lóp phân tích,
nhận xét, rút kinh nghiệm để các lần tập dượt hội thoại tiếp theo đạt hiệu quả cao
hơn, tốt hơn. Mục đích của việc đóng vai là hoàn thành một bài tập hội thoại,
thông qua đó hình thành kỹ năng hội thoại, tích lũy các kinh nghiệm ứng xử trong
hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thực các em trải qua trong cuộc
đời.
Khi đóng vai, học sinh cần chú ý tới lời nói và các động tác hình thể [chân,
tay, thân thể] cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói... tức là tất
cả các yếu tố khác ngoài ngôn ngữ có tác động đến hiệu quả hội thoại.
Khi đóng vai và thực hiện một tình huống giả định, các nhân vật khi hội
thoại có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để phát triển đề tài, thực hiện cuộc
thoại như biện pháp hỏi, đáp, phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy, dùng các đồ
dùng dạy học.
Không ai có thể phủ nhận đóng vai là một phương pháp mang lại rất nhiều
hiệu quả trong việc dạy học. pp đóng vai có những ưu điểm nổi bật sau:
- Cuốn hút và gây ấn tượng với học sinh, pp đóng vai sẽ thực sự tạo ra
không khí vui nhộn cho lóp học và tạo động lực học tập cho các em.
- Đưa học sinh thâm nhập vào thế giới nội tâm con người, các quan hệ xã
hội phức tạp và cũng là cách tốt nhất để HS thu nhận kiến thức, thái độ và kĩ năng
ứng xử bằng chính sự trải nghiệm của bản thân.
- Gắn kết giữa lí luận vói thực tiễn dạy học.

1
0

- Giúp phát triển tư duy cho người học đặc biệt là tư duy sáng tạo, phản
biện - một phẩm chất hết sức quan trọng với con người hiện đại.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thể hiện hiểu biết, kỹ năng và cách ứng xử
của mình, thể hiện cá tính của mình trước người khác. Đặc biệt ngay cả những
học sinh ít nói cũng có dịp để thể hiện bản thân một cách thẳng thắn và thoải mái.
Tuy nhiên pp này cũng có nhược điểm đó là đòi hỏi người học phải mạnh
dạn, sáng tạo; dễ gây cười cho cả người diễn và người xem và không quan tâm
được hết diễn biến, cách giải quyết tình huống của các nhân vật.
pp đóng vai bao gồm 3 khía cạnh cơ bản đó là: người tham gia đóng vai,
cách tổ chức đóng vai và nội dung của hoạt động đóng vai.
- Người tham gia đóng vai:
Người tham gia đóng vai là HS trong tổ, trong lóp. Các em đóng vai không
nhằm luyện tập các kỹ năng biểu diễn để đạt được mục đích sau này trở thành
diễn viên kịch. Các em đóng vai chủ yếu nhằm mục đích tập dượt theo đề tài hội
thoại, sản phẩm của các lần đóng vai là các màn hội thoại hoặc giao tiếp để sau đó
cả lóp cùng phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm. Mục đích gần, hẹp của việc
đóng vai là hoàn thành một BT hội thoại, còn mục đích xa, rộng là hình thành kỹ
năng hội thoại, tích lũy kinh nghiệm ứng xử trong hội thoại để chuẩn bị cho các
cuộc hội thoại đích thực các em sẽ trải qua trong cuộc đời.
Sở dĩ có thể huy động HS tham gia đóng vai trong các tình huống giao tiếp
giả định vì các tình huống đó chỉ khai thác kỹ năng, kinh nghiệm hội thoại và giao
tiếp đã được HS tiếp nhận một cách tự phát trong cuộc sống. Sau đó sẽ nâng cao
và phát triển các kỹ năng, kinh nghiệm hội thoại của các em. Điều kiện tiên quyết
là tình huống giao tiếp giả định đưa ra dạy ở Tiểu học không được xa lạ với vốn
sống, vốn hiểu biết của HSTH.
Khi đóng vai, HS cần chú ý tới lời nói và các động tác hình thể [tay, chân,
thân thể], cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói... tức là tất cả yếu tố khác
ngoài ngôn ngữ có tác động đến hiệu quả của hội thoại.

- Cách tổ chức đóng vai:

1
1

Khi đóng vai thực hiện một tình huống giả định, các nhân vật tham gia hội
thoại có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để phát triển đề tài, thực hiện cuộc
thoại như biện pháp hỏi, đáp, phiếu BT, đưa ra lời giải trên giấy, dùng các đồ dùng
dạy học. Nội dung cốt lõi của hoạt động đóng vai là hội thoại. Nói cách khác hội
thoại là xương sống của hoạt động đóng vai.
- Hoạt động đóng vai:
Theo sự phát triển của tình huống giao tiếp giả định, hội thoại trong hoạt
động đóng vai được thực hiện trong mỗi giai đoạn của cuộc giao tiếp vói những
chức năng nhiệm vụ khác nhau.
+ Hoạt động mở đầu cuộc giao tiếp bao gồm những nghi thức lời nói dùng
trong lúc gặp gỡ, làm quen và các lời thoại giới thiệu đề tài giao tiếp.
+ Hoạt động hiển khai đề tài giao tiếp bao gồm những đoạn thoại của các
nhân vật để trò chuyện và thương lượng hay trình bày, phân tích trao đổi, thảo
luận... về đề tài. Tóm lại, đoạn triển khai bao gồm các đoạn thoại phát triển đề tài,
làm phong phú đề tài, chi tiết hóa đề tài.
+ Hoạt động kết thúc cuộc giao tiếp bao gồm những nghi thức lời nói dùng
trong lúc khép cuộc giao tiếp như: lòi chia tay, tạm biệt, hẹn lần gặp sau...
1.1.1.3. Phương pháp đóng vai trong dạy học Tiếng Việt
pp đóng vai là hoạt động biểu diễn bằng lời nói. Nói chuyện và lắng nghe
có thể được tích họp trong lóp học thông qua hoạt động đọc - viết tác phẩm văn
chương. Tuy nhiên, trẻ cần có cơ hội thể hiện ngôn ngữ nói. Điều này có thể thực
hiện được thông qua việc sử dụng hoạt động đóng vai trong lớp học. Vai trò của
việc đóng vai được nhà nghiên cứu Wagner [1990] khẳng định: "Đóng vai một
câu chuyện vừa mới đọc hay đóng vai câm giúp trẻ tiếp thu được ỷ nghĩa của
ngôn ngữ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân, biển những từ ngữ không quen
thuộc thành từ ngữ của riêng mình. Giống như nói chuyện, hoạt động đóng vai
trong ỉớp học cỏ những ảnh hưởng tích cực tới hoạt động viết và đọc

null

Chủ Đề