Phương pháp giáo dục tiểu học ở Nhật Bản

1. Mottainai: Đừng lãng phí những điều đáng giá

Cụm từ Mottainai liên quan đến một quan niệm trong Phật giáo về sự hối tiếc của con người khi phung phí hoặc lạm dụng tài nguyên xung quanh và nhắc nhở mỗi người "đừng lãng phí những điều đáng giá".

Chống lại sự lãng phí, khái niệm Mottainai khuyến khích học sinh vận dụng những gì có trong tay hoặc trong khả năng để đạt điều mong muốn. Ví dụ, học sinh Nhật Bản được dạy rằng có thể các em không sở hữu những phương pháp giáo dục tân tiến nhất hoặc không có cuốn sách giáo khoa mới nhất, nhưng bên cạnh các em luôn có giáo sư, giáo viên và bạn bè giỏi giang.

Bên cạnh đó, Mottainai còn dạy học sinh biến suy nghĩ tiêu cực thành ý chí tích cực và vượt qua khó khăn. Chẳng hạn, nếu đạt điểm thấp trong các bài kiểm tra, học sinh Nhật Bản sẽ coi đó là bước đệm để phát triển và nỗ lực hơn nữa chứ không vì thế mà từ bỏ.

2. Ikigai: Lý do cho sự tồn tại

Ikigai [tìm kiếm mục đích sống cho cuộc đời] là triết lý sống nổi tiếng tại Nhật Bản và được áp dụng cả trong môi trường giáo dục.

Theo người Nhật, con người sẽ hạnh phúc nếu nhận ra và theo đuổi mục đích sống của riêng mình. Để theo đuổi mục đích, mỗi người phải tìm thấy câu trả lời cho bốn câu hỏi: Bạn thích làm việc gì nhất?; Xã hội cần gì từ bạn?; Bạn kiếm được thành quả nhờ việc gì? và Bạn giỏi làm việc gì nhất?.

Bằng cách đáp ứng bốn câu hỏi trên, không chỉ hiệu suất học tập tăng lên mà thái độ, cảm xúc của học sinh đối với trường học và giáo dục cũng tốt hơn. Học sinh sẽ tìm ra công việc, định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Phương pháp Ikigai đồng thời nhắc nhở các em nhìn nhận mọi vật nhiều chiều, đánh giá cao những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thay vì chỉ quan tâm đến vật chất.

Học sinh Nhật Bản. Ảnh:Sean Kong/Unsplash.

3. Kakeibo: Phương pháp lập ngân sách

Giống như Ikigai, Kakeibo [nhật ký thu chi] cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố, là phương pháp tiết kiệm và quản lý chi tiêu được học sinh Nhật Bản ưa chuộng. Phương pháp Kakeibo yêu cầu người thực hiện ghi lại thu nhập cố định mỗi tháng để xác định số tiền có sẵn cho việc chi tiêu, từ đó phân nhánh thành các khoản phục vụ đời sống sinh hoạt. Sau đó, bạn phải viết ra một khoản tiền tiết kiệm muốn dành dụm trong tháng, đặt sang một bên với quyết tâm không sử dụng số tiền này vào các chi phí hàng tháng.

Trong tháng, bạn sẽ theo dõi thu chi của mình bằng cách chia số tiền còn lại sau khi dành ra một khoản tiết kiệm vào bốn cột, bao gồm: Sinh hoạt [tiền thực phẩm, dược phẩm, chi phí đi lại], văn hóa [tiền sách, nhạc, phim], tùy chọn [tiền không nhất thiết phải tiêu mỗi tháng như đi chơi với bạn bè, đi mua sắm] và chi phí phụ [tiền dành cho những vấn đề phát sinh không lường trước như sửa xe].

Với học sinh, sinh viên, những người chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý tiền bạc, phương pháp Kakeibo giúp các em định hướng và vạch ra lộ trình chi tiêu phù hợp nhằm tiết kiệm tiền ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tú Anh [Theo SI News]

Giáo dục đã và đang trở thành một yếu tố có ý nghĩa quyết định và được ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Nhật Bản là một trong những quốc gia đặc biệt chú trọng và đầu tư cho sự phát triển chất lượng giáo dục. Đây cũng là một trong những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới. Vậy bạn có muốn tìm hiểu sâu hơn về triết lý giáo dục của Nhật Bản hay không? Chúng ta có thể áp dụng được gì từ những triết lý giáo dục này cho hệ thống giáo dục nước nhà? Chắc chắn đó sẽ là điều mà mọi người đều quan tâm và nhất là đối với những bạn trẻ hay những gia đình đang có ý định cho con em đi du học Nhật Bản. Nếu như bạn quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây của ANB về giáo dục Nhật Bản nhé.

Cơ sở hình thành nên triết lý giáo dục Nhật Bản? Bạn có muốn tìm hiểu về hệ thống giáo dục tại Nhật?

Triết lý giáo dục ở Nhật Bản được hình thành từ khi nào?

Quá trình phát triển nền giáo dục ở Nhật Bản được hình thành cùng với sự phát triển của kinh tế và văn hóa xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, Nhật áp dụng chính sách không để một trẻ em nào trong gia đình và không để một gia đình nào trong cộng đồng không được giáo dục. Triết lý giáo dục là gì?  Nền giáo dục Nhật Bản hướng đến sự phát triển hài hòa về mọi mặt đối với trẻ em. Đó phải là sự phát triển từ trái tim, trí tuệ, tình cảm, tinh thần, giá trị nhân văn sâu sắc… Tất cả những điểm như vậy dần dần trở thành triết lý giáo dục của Nhật Bản cho đến tận ngày nay.

Bạn có muốn tìm hiểu về phương pháp giáo dục mầm non ở Nhật Bản?

Phương thức giáo dục Nhật Bản tại cấp mầm non được chia thành 2 hình thức:

  • Hoikuen [trung tâm chăm sóc trẻ hàng ngày]: hình thức này sẽ giữ trẻ 8 tiếng/ngày đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh bận với công việc hàng ngày. Hệ thống này hoạt động quanh năm và chịu sự quản lý của Bộ Y tế, Bộ lao động và phúc lợi xã hội.
  • Yochien [trường mầm non bán trú]: hình thức này sẽ chỉ giữ trẻ thời gian 4 tiếng/ngày và tối thiểu là 39 tuần/năm.

Cách giáo dục trẻ em ở Nhật Bản có gì mới

Được đánh giá là một trong những quốc gia giáo dục tốt nhất thế giới vậy phương pháp giáo dục trẻ em của Nhật Bản có gì đặc biệt

  • Người Nhật quan niệm học không chỉ đơn thuần qua sách vở

Bên cạnh những kiến thức trong sách vở thì nền giáo dục Nhật Bản ở độ tuổi mầm non, trẻ em Nhật Bản được các thầy cô dạy cho tình yêu thương với động vật một cách thực tế nhất qua việc các con sẽ được tự nuôi và tự mình chăm sóc vật nuôi trong khuôn viên trường. Không chỉ mầm non mà đối với cấp tiểu học thì vẫn được thực hiện việc này. Việc mỗi ngày các bé đều được gần gũi với những vật nuôi, chăm sóc chuồng thú, cho ăn và dọn dẹp sẽ xây dựng được tình yêu thương động vật.

Trẻ em ở Nhật được dạy thói quen không bỏ phí thức ăn

Bên cạnh việc chăm nuôi động vật thì những hoạt động trồng và chăm sóc rau củ, cây cảnh cũng thường xuyên diễn ra. Từ đó mà trẻ sẽ biết quý trọng thức ăn, không lãng phí đồ ăn, biết trân trọng và hiểu được giá trị lao động trong những thứ đơn giản nhất. Giáo dục Nhật Bản có gì đặc biệt? Họ dạy cho trẻ em không lãng phí đồ ăn bằng cách cố gắng ăn hết thức ăn trong khay của mình.

Trẻ em được tự trồng và chăm sóc rau củ trong khuôn viên trường

  • Không có giờ ngủ trưa đối với trẻ em trong nền giáo dục ở Nhật Bản

Bạn có nhận thấy đây là một sự khác biệt rất lớn đối với hệ thống giáo dục mầm non của Nhật Bản với nhiều quốc gia khác hay không? Phương pháp giáo dục trẻ em của Nhật Bản rất đặc biệt. Người Nhật không bắt ép trẻ phải ngủ trưa sau khi ăn trưa mà chúng sẽ được tự do nghỉ ngơi hay vận động theo sở thích. Có thể đây là cách để rèn luyện con người Nhật Bản ngay từ nhỏ, tạo ra được nếp sống làm việc hết mình, bận rộn vào ban ngày và dành thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm để chuẩn bị cho cuộc sống hối hả và thường xuyên phải làm việc với cường độ cao sau này.

Trẻ em được tự do hoạt động và định hướng những công việc gần gũi nhất

Tìm hiểu về chương trình giáo dục tiểu học ở Nhật Bản

Được biết đến là một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, vậy bạn có tò mò xem cách giáo dục trẻ em ở Nhật Bản đối với cấp tiểu học sẽ như thế nào hay không? Sẽ có rất nhiều những điểm mới mà bạn phải học tập qua nền giáo dục ở Nhật Bản được mệnh danh đất nước mặt trời mọc này.

  • Giáo dục ở Nhật Bản trẻ em tiểu học được học song song lý thuyết và thực hành

Học sinh tiểu học Nhật Bản cũng được dạy cách để tự nuôi, tự chăm sóc động vật và cây trồng tương tự như khi học mầm non thay vì việc các thầy cô sẽ chỉ đứng lớp giảng rằng các em phải yêu thương động vật như thế nào.

Chúng ta cũng có thể thấy được rõ điều này khi nhìn vào sách giáo khoa ở Nhật và ngay cả trong phương pháp giảng dạy. Tất cả đều hướng đến phương châm đó là dạy trẻ trở thành người sáng tạo và có ước mơ. Trẻ em cũng ít khi phải chịu áp lực vì phải cố gắng luyện chữ hay làm những bài toán quá khó.

Học sinh tiểu học Nhật Bản được dạy những gì? 

Nếu như ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác thì kết thúc mỗi kỳ học, học sinh sẽ phải làm bài thi cuối kỳ. Còn đối với Nhật Bản, họ không tổ chức kỳ thi này mà thay vào đó là những bài kiểm tra hàng ngày.

  • Hệ thống giáo dục Nhật Bản định hướng cho học sinh ngay từ đầu

Nếu học tiểu học ở Nhật, bạn viết chữ không đẹp hay không giải được bài toán là điều hết sức bình thường. Nhưng họ lại quan trọng việc học sinh trả lời được ước mơ của mình là gì? Muốn làm nghề gì trong tương lai? Chúng ta sẽ thấy những lớp học về thể thao và kỹ năng như bóng rổ, bóng chày, hợp xướng… nhiều hơn là những lớp dạy về văn hay toán.

Như vậy, đối với bậc tiểu học ở Nhật Bản, trẻ em được đào tạo theo đúng nghĩa là chúng được vui chơi, được phát triển kỹ năng một cách tự nhiên nhất chứ không phải là cắm đầu vào sách vở. Qua đây có thể thấy rõ được cách giáo dục trẻ em của Nhật Bản thực sự văn minh, tiến bộ và rất độc đáo mà mang lại hiệu quả cao.

Như các bạn đã thấy giáo dục tiểu học ở Nhật Bản có phần hơi khác so với Việt Nam

Đặc điểm của mô hình giáo dục Nhật Bản

Mặc dù chúng ta được biết đến Nhật Bản với hệ thống giáo dục hàng đầu, chất lượng được đánh giá cao, nổi tiếng với triết lý giáo dục của Nhật Bản được đánh giá tốt từ lâu. Và hiện nay việc đi du học Nhật Bản là giấc mơ của rất nhiều những bạn trẻ không chỉ tại Việt Nam mà còn là nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng bạn đã nắm được hết về mô hình giáo dục tại Nhật Bản.

Điều gì khiến nền giáo dục Nhật Bản trở thành nền giáo dục hàng đầu?

Hệ thống giáo dục của Nhật mỗi năm thu hút và đón nhận hơn 200.000 sinh viên quốc tế đến đây theo học tại những ngành nghề khác nhau. Sẽ thật tuyệt vời nếu như chúng ta được đào tạo trong một môi trường giáo dục hàng đầu. Ở đó các bạn trẻ có cơ hội được tiếp cận với một nền văn hóa đặc sắc, trải nghiệm những nét ẩm thực vô cùng phong phú và nơi có những con người hiền lành, chăm chỉ và đức tính cần cù rất cao. Quả thực không sai khi Nhật Bản còn được mệnh danh là vườn ươm nhân tài của thế giới.

  • Mô hình giáo dục đại học phổ biến tại Nhật Bản được phân chia như thế nào?

Hệ thống các trường đại học tại Nhật sẽ được chia thành trường công lập và tư thục. Có thể bạn sẽ thấy ngạc nhiên với con số trên 80% trường đại học ở Nhật đều là những trường tư được lập bởi các tập đoàn giáo dục. Điều đó cho thấy không chỉ riêng chính phủ Nhật mà cả xã hội Nhật Bản đều rất quan tâm đến chất lượng của ngành giáo dục và chú trọng đầu tư cho sự phát triển của nó.

Có một điểm khác biệt nữa đó chính là các trường đại học quốc gia do chính phủ Nhật thành lập nhưng lại được các tập đoàn đại học điều hành. Ngoài điểm độc đáo này thì các trường công vẫn sẽ tuân theo những chính sách và chương trình học của khối đại học công lập và những quy định chung.

Tuy nhiên những năm trở lại đây thì các tập đoàn đại học cũng đã được cho phép tự quyết định những vấn đề trong quản lý, vấn đề ngân sách… tạo điều kiện để phát huy sự năng động của họ. Nhờ vậy mà có thể tạo ra những chương trình học chất lượng và có sức hút với sinh viên hơn.

Ngoài việc rất thành công với giáo dục đại học thì việc đào tạo cao đẳng nghề tại Nhật Bản cũng được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn. Tham gia chương trình này bạn sẽ không cần mất quá nhiều thời gian và cả mặt chi phí như việc học đại học. Đồng thời chúng ta cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận và nhất là được đào tạo nghề nghiệp một cách cụ thể và kỹ lưỡng nhất.

  • Được lựa chọn giữa các chương trình đại học đa dạng

Việc được quyền lựa chọn nhiều chương trình với những cấp đào tạo khác nhau sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho chúng ta có thể tiếp cận được với cách giáo dục của Nhật Bản một cách sát với thực tế nhất mà không mất thời gian, tiền bạc và đảm bảo chất lượng đầu ra cao.

– Hệ đại học trước tiên sẽ có đào tạo bằng cử nhân thường là có thời hạn đào tạo trong 4 năm, dành cho những bạn đã hoàn thành chương trình giáo dục bậc Trung học phổ thông.

– Bằng thạc sĩ: yêu cầu đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học. chương trình này thực hiện trong vòng 2 năm.

– Bằng tiến sĩ và chuyên nghiệp: áp dụng đối với sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ. Ở đây thời gian để học chuyên nghiệp là khoảng 2 năm, còn nếu học bằng tiến sĩ thì sẽ cần ít nhất 5 năm.

– Bằng liên kết và cao đẳng nghề: Chương trình này tuyển sinh thông qua các trường cao đẳng và cao đẳng nghề. Rất phù hợp với những bạn muốn nâng cao kỹ năng về một ngành nghề cụ thể. Chương trình này kéo dài khoảng 2 – 3 năm tùy theo.

Hệ thống giáo dục quốc dân Nhật Bản cho những ai đang quan tâm

Nếu như bạn muốn tìm hiểu về nền giáo dục Nhật Bản một cách có hệ thống thì chúng ta cần nắm được hệ thống giáo dục 7 cấp tại Nhật. Cụ thể:

– Mẫu giáo: 3 – 6 tuổi

– Tiểu học: 6 -12 tuổi [6 năm]

– Trung học: trong đó có Đệ nhất cấp [12-15 tuổi] và Đệ nhị cấp [15 – 18 tuổi].

– Hệ thống giáo dục sau trung học

– Đại học: 4 năm

– Cao học: 2 năm

– Tiến sĩ: 3 năm

  • Cạnh tranh về trường học ở các cấp tại Nhật

Ở Nhật có chế độ học tập và thi tuyển rất khắc nghiệt. Nếu như bạn có theo dõi những bộ phim nói về giáo dục tại Nhật thì cũng phần nào hiểu được cái khắc nghiệt mà chúng tôi đang muốn nhắc tới. Sự cạnh tranh về việc làm cũng xuất phát từ việc bạn tốt nghiệp trường đại học nào nên cái khắc nghiệt gắn với thực tế càng khó khăn hơn bao giờ hết. Mà để vào được một trường đại học tốt thì học sinh đó phải vào được một trường trung học nổi tiếng. Vòng xoáy đánh giá đó ngày càng ảnh hưởng sâu đến cả những cấp thấp hơn của hệ thống giáo dục Nhật Bản. Điều này có nghĩa là nếu muốn con cái vào được trường đại học nổi tiếng thì ngay từ bậc tiểu học các phụ huynh đã phải xác định để chọn trường tốt nhất.

Các trường đại học ở Nhật Bản tổ chức thi tuyển sinh

  • Một số yêu cầu, đặc điểm của hệ thống giáo dục Nhật Bản

Một năm học tại Nhật bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 3 năm sau. Học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ hè khoảng 6 tuần và nghỉ đông 2 tuần. Ngoài thời gian học ở trường thì học sinh sẽ còn tham gia thêm các hoạt động trong những câu lạc bộ và rất nhiều những hoạt động bổ ích khác tại trường học.

Các trường công lập không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục nhưng còn lại thì từ bậc trung học, học sinh sẽ phải mặc đồng phục khi đến trường. Cũng có rất nhiều bạn du học sinh nước ngoài bị hấp dẫn bởi đồng phục tại các trường học. Thông thường các nữ sinh sẽ mặc đồng phục kiểu hải quân, váy xếp. Đặc biệt là mỗi trường khác nhau thì kiểu dáng đồng phục cũng khác nhau tạo nên sự đa dạng và rất riêng của các trường học ở Nhật.

Văn hóa đồng phục đặc trưng của giáo dục Nhật Bản

Tuy nhiên các trường học ở Nhật vẫn còn hiện tượng bắt nạt trong học đường, gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới chức giáo dục. Những hiện tượng này cần được xử lý triệt để và áp dụng những biện pháp phù hợp hơn để đảm bảo xây dựng một hệ thống giáo dục lành mạnh và thực sự chất lượng như đúng thương hiệu của nền giáo dục Nhật Bản.

Có thể bạn đang quan tâm đến sách cải cách giáo dục Nhật Bản

Nhật Bản từ thời Minh Trị cũng đã tiến hành một cuộc cải cách rất lớn và nó có tác động rất mạnh mẽ đến nền giáo dục tại Nhật thời bấy giờ. Có thể nhắc đến một số những sự kiện nổi bật đã diễn ra trong thời đại cải cách này như:

– Xóa bỏ và sửa đổi nền giáo dục cũ

– Thành lập Bộ giáo dục

– Hệ thống hóa quốc ngữ

– Lựa chọn văn hóa và công nghệ u Mỹ
– …

Nhờ chính sách canh tân giáo dục này mà Thiên hoàng Minh Trị đã thay đổi diện mạo nước Nhật từ một đất nước loạn lạc liên miên trở thành một cường quốc hưng thịnh hàng đầu trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực. Và sự đổi mới, sự phát triển này vẫn còn được tồn tại cho đến ngày nay. Mặc dù trải qua nhiều lần thất trận nhưng nó cũng không thể vùi dập đi cái căn bản trong việc giáo dục con người Nhật Bản. Tất cả cũng đều được xuất phát từ nền tảng triết lý giáo dục của Nhật Bản đã được định hình từ bao đời nay.

Cải cách đổi mới hệ thống giáo dục Nhật Bản

Nhìn về nền giáo dục Nhật Bản thời hiện đại

Nền giáo dục Nhật hiện đại vẫn đứng vững trên triết lý giáo dục của Nhật Bản nhưng có sự đổi mới để phù hợp hơn với sự phát triển chung của toàn cầu. Đây là quốc gia luôn tạo ra sức hút khó cưỡng đối với du học sinh quốc tế. Nhật Bản sở hữu hệ thống những trường đại học nằm trong top đầu những trường đại học chất lượng trên thế giới. Cụ thể chúng ta có thể thấy 5 cái tên trường đại học xếp top 100 những trường đại học xuất sắc trên thế giới.

Việc đa dạng hóa các chương trình quốc tế cũng là điều kiện để chúng ta đi du học Nhật Bản hiện nay. Những cơ hội về việc làm sau khi tốt nghiệp các chương trình giáo dục ở Nhật luôn rộng mở với tất cả chúng ta. Trong đó phải kể đến những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất như ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật, đầu tư, tài chính ngân hàng và giáo dục.

Nhật Bản cũng có những sự hỗ trợ rất tích cực dành cho những nhân tài có nguyện vọng sang Nhật. Tổ chức trợ cấp và học bổng du học cho sinh viên quốc tế giúp cho nhiều bạn trẻ có cơ hội đạt được ước mơ du học Nhật Bản, phát triển bản thân.

Ngày càng có nhiều cơ hội để các bạn trẻ có thể tiếp cận với nền giáo dục Nhật Bản

Đặc biệt là sau khi tốt nghiệp và kết thúc các chương trình giáo dục Nhật Bản, các bạn du học sinh sẽ có cơ hội để làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản. Cơ hội nhận được mức thu nhập đáng mơ ước và đặc biệt là chất lượng cuộc sống được nâng cao. Bạn sẽ được sống và làm việc trong một môi trường an toàn nhất với tỷ lệ tội phạm được khống chế đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó là việc được hưởng những chính sách phúc lợi xã hội hàng đầu tương tự như những công dân Nhật Bản. Việc du lịch khám phá Nhật Bản cũng không còn quá khó khăn, thực sự sẽ rất tuyệt vời nếu như chúng ta được trải nghiệm hết tất cả những vẻ đẹp của Nhật Bản, cảnh sắc thiên nhiên hay văn hóa độc đáo của xứ sở hoa anh đào.

Học tập tại Nhật kết hợp với khám phá vẻ đẹp của xứ sở hoa anh đào

Hy vọng rằng qua những chia sẻ của ANB về triết lý giáo dục của Nhật Bản, hệ thống và phương pháp giáo dục tại Nhật thì cũng đã giúp bạn hiểu hơn về quốc gia này và đặc biệt là trong nền giáo dục. Đặc biệt đối với những bạn đang có nhu cầu du học Nhật, hoặc sang đi Nhật làm việc thì sẽ yên tâm hơn cho sự lựa chọn đó của mình. Ngoài ra nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề nào liên quan đến giáo dục Nhật Bản, có thể trực tiếp liên hệ với chúng tôi, ANB luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn với những thông tin nhanh chóng và được cập nhật chính xác nhất.

Xem thêm:

Please follow and like us:

502

1902

Video liên quan

Chủ Đề