Quy trình tổ chức dạy học bằng nghiên cứu khoa học

Xem nhanh

Xem nhanh

  • Trang Chính
  • Trang ngẫu nhiên

Thể loại

Thể loại

  • Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

Nghiên cứu quá trình dạy học

3. Nghiên cứu quá trình dạy học

Nhiệm vụ của quá trình dạy học là giáo dưỡng, giáo dục và phát triễn học sinh để làm cho họ trở thành một thế hệ năng động, tự chủ và sáng tạo. Nghiên cứu quá trình dạy học là nghiên cứu bản chất, các nhân tố tham gia, logic và quy luật vận động phát triển quá trình dạy học. Điều quan trọng là từ bản chất để tìm ra nội dung và phương pháp dạy học và tạo ra các điều kiện tối ưu bảo đảm cho quá trình đó phát triển. Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề phức tạp, thường xuyên là nỗi trăn trở của toàn xã hội, của các nhà nghiên cứu và của các nhà giáo. Nghiên cứu giáo dục có nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy học. Nghiên cứu quá trình dạy học tập trung vào một số nội dung sau đây:

a] Nghiên cứu học sinh

b] Nghiên cứu xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học, chương trình đào tạo

c] Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp dạy học

d] Nghiên cứu hệ thống phương tiện dạy học

Mục lục

  • 1 a] Nghiên cứu học sinh
  • 2 b] Nghiên cứu xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học chương trình đào tạo
  • 3 c] Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp dạy học
  • 4 d] Nghiên cứu hệ thống phương tiện dạy học
  • 5 Tác phẩm, tác giả, nguồn

a] Nghiên cứu học sinh

Học sinh vừa là đối tượng của dạy học vừa là chủ thể của quá trình nhận thức, quá trình học tập. Trình độ ban đầu, năng lực sẵn có, sự hứng thú, tính tích cực chủ động của họ có ý nghĩa quyết định chất lượng học tập và chất lượng đào tạo. Cho nên nghiên cứu quá trình dạy học bắt đầu từ nghiên cứu học sinh.

b] Nghiên cứu xây dựng mục tiêu, nội dung dạy học chương trình đào tạo

Nội dung dạy là hệ thng kiến thức và kĩ năng kĩ xảo cần trang bị cho học sinh. Xây dựng nội dung dạy học phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của cuộc sống, ngành nghề đào tạo và thực tiễn của nền sản xuất cũng như sự phát triễn của khoa học và công nghệ, vì vậy nội dung dạy học cần chọn lọc kỹ lưỡng phản ánh những thành tựu khoa học mới nhất, có tính thực tiễn cao. Điều quan trọng là nội dung dạy học phải được nghiên cứu xây dựng thành hệ thống đảm bảo được logic khoa học, đồng thời bảo đảm được logic sư phạm. Đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp, chương trình nội dung phải phù hợp với yêu cầu của nền sản xuất và tạo cơ hội học tập tiếp tục cho người học. Phương pháp nghiên cứu xây dựng nội dung dạy học thường là:

-Phương pháp truyền thống: phân tích mục tiêu dạy học theo từng cấp học, ngành nghề đào tạo để so sánh chọn lọc nội dung cho phù hợp. So sánh, phân tích các sách giáo khoa, giáo trình, các chương trình đào tạo với các nước phát triễn để xây dựng biên soạn phù hợp với điều kiện thực tế.

-Phương pháp thực tiễn: tức là căn cứ vào yêu cầu của thực tiển để xây dựng nội dung chương trình đào tạo. Các trường dạy nghề và các trường đại học đang tìm hiểu những nội dung, những chuyên ngành mà thực tiễn nền sản xuất và xã hội yêu cầu, để tổ chức nghiên cứu giảng dạy.

c] Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng ca quá trình dạy học. Phương pháp dạy học giữ một vai trò nhất định đối với chất lượng đào tạo và giáo dục. Nó là một phạm trù phức tạp, phức tạp cả về lý thuyết và cả về phương diện thực hành. Người ta đã cố gắng rất nhiều để tìm tòi và hoàn thiện hệ thống phương pháp dạy học. Những cuộc phát kiến phương pháp dạy học mới [ví dụ: phương pháp dạy học nêu vấn đề, chương trình hóa, phương pháp dạy học nhóm, phương pháp nghiên cứu tính huống, phương pháp dạy thực hành 6 bước]. Xét cho cùng phương pháp dạy học vẫn là điểm nóng, một đòi hỏi cấp thiết, trong toàn bộ những vấn đề của nghiên cứu khoa học giáo dục.

Phương pháp dạy học là sự phối hợp của phương pháp dạy và phương pháp học. Đành rằng phương pháp giảng dạy giữ vai trò chủ đạo nhưng phải chú trọng đến phương pháp học, vì người học là chủ thể, họ sẽ làm nên lịch sử của mình, do vậy cần phải nghiên cứu đầy đủ về phương pháp học, sự học. dạy học vừa là khoa học, vừa là kỹ thuật, vừa là nghệ thuật, bởi vì đối tượng hoạt động của người thầy giáo vừa là khoa học, vừa là con người. Con người tiếp thụ khoa học để hình thành nhân cách.

d] Nghiên cứu hệ thống phương tiện dạy học

Dạy học muốn đạt được chất lượng cao phải sử dụng các thiết bị hiện đại cùng với nó là phương pháp dạy học hiện đại. Một trong những nguyên nhân của chất lượng thấp hiện nay là do chưa có phương tiện dạy học cần thiết phù hợp với nội dung mục tiêu dạy học và phương pháp tiên tiến.

Phương pháp nghiên cứu hệ thống phương tiện dạy học là:

-Phân tích nội dung dạy học để tìm ra các phương tiện dạy học tương ứng.

-Phân tích các phương pháp dạy học để tìm ra phương tiện dạy học hỗ trợ phù hợp, nghĩa là phân tích mối quan hệ mật thiết của ba phạm trù: nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học biến nó thành thực tế.

-Nghiên cứu sử dụng thành quả của điện tử, tin học tìm các con đường để vận dụng các kết quả đó vào việc tổ chức quá trình dạy học. Kết hợp giữa phương tiện dạy học hiện đại và phương tiện dạy học truyền thống nghe nhìn khác.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Tài liệu bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, 2007
  • Tác giả: Ts. Nguyễn Văn Tuấn, Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm

  • Phương pháp nghiên cứu
  • Nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
  • Ngôn ngữ khoa học
  • Dàn ý nội dung công trình
  • Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
  • Trích dẫn khoa học
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục/Các câu hỏi thảo luận và ôn tập chương 3
  • Đại cương về thông tin và xử lý thông tin
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
  • Định nghĩa phương pháp nghiên cứu khoa học
Read more ...

Liên kết đến đây

  • Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

Có thể bạn muốn xem

"Like" us to know more!
Knowledge is power
Lấy từ //vi.kipkis.com/index.php?title=Nghiên_cứu_quá_trình_dạy_học&oldid=17774

Video liên quan

Chủ Đề