Quy trình xử lý tai nạn nghề nghiệp

27/10/2021 13:25

Quy trình xử lý tai nạn lao động cho doanh nghiệp là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của người sử dụng lao động và người lao động đặc biệt trong những ngành nghề có mức độ rủi ro, độc hại cao. Bài viết dưới đây của chúng tôi giúp bạn đọc tham khảo hướng dẫn quy trình xử lý tai nạn lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động và các công việc mà người lao động cần thực hiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Quy trình xử lý tai nạn lao động cho doanh nghiệp

Mục Lục

  • Hướng dẫn quy trình xử lý tai nạn lao động
    • Tổ chức sơ cứu và công tác y tế
    • Giữ nguyên hiện trường và công tác bảo vệ hiện trường
    • Khai báo tai nạn lao động theo Quyết định 748/QĐ-BLĐTBXH
    • Thành lập Đoàn Điều tra TNLĐ cấp cơ sở
    • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến tai nạn lao động cho cơ quan chức năng
    • Lập và lưu trữ hồ sơ TNLĐ theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP
    • Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra TNLĐ
  • Trách nhiệm của doanh nghiệp trong tai nạn lao động
  • Quyền lợi của người bị tai nạn lao động
  • Luật sư Long Phan PMT hỗ trợ soạn thảo hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Hướng dẫn quy trình xử lý tai nạn lao động

Tổ chức sơ cứu và công tác y tế

Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động và những người liên quan có trách nhiệm kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.

Giữ nguyên hiện trường và công tác bảo vệ hiện trường

Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm giữ nguyên hiện trường, trường hợp phải thực hiện các công tác cần thiết mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim,…

Khai báo tai nạn lao động theo Quyết định 748/QĐ-BLĐTBXH

Khai báo tai nạn lao động là một trong những thủ tục hành chính do Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.

Khi thực hiện khai báo tai nạn lao động, người sử dụng lao động có thể thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử. Hồ sơ khai báo tai nạn lao động bao gồm: Bản khai báo tai nạn lao động của người phát hiện tai nạn, người sử dụng lao động; Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thành lập Đoàn Điều tra TNLĐ cấp cơ sở

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Các công việc mà Đoàn Điều tra thực hiện:

  • Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan
  • Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan
  • Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y
  • Phân tích kết luận về nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm;…

Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến tai nạn lao động cho cơ quan chức năng

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, hồ sơ tai nạn lao động bao gồm:

  • Biên bản khám nghiệm hiện trường
  • Sơ đồ hiện trường
  • Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân
  • Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích
  • Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp
  • Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động
  • Biên bản điều tra tai nạn lao động
  • Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động
  • Giấy chứng thương của cơ sở y tế
  • Giấy ra viện của cơ sở y tế

>>Xem thêm: Cách xác định tỷ lệ thương tật trong tai nạn lao động

Lập và lưu trữ hồ sơ TNLĐ theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Người sử dụng lao động chuẩn bị và lập hồ sơ nói trên để lưu trữ trong thời gian 15 năm đối với vụ án tai nạn lao động chết người; đến khi người lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác

Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ án tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Thanh toán viện phí

Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra TNLĐ

Chi phí phục vụ cho việc Điều tra Tai nạn lao động được quy định tại Điều 27, Nghị định 39/2016/NĐ-CP bao gồm:

Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:

  • Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y [khi cần thiết]; khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
  • Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
  • Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Chi phí hợp lý liên quan đến Điều tra tai nạn lao động của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động do Ủy ban Nhân dân cấp xã và cơ quan nhà nước có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động chi trả, hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong tai nạn lao động

Theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Điều 28 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm:

  • Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
  • Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
  • Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
  • Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
  • Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định đối với bồi thường tai nạn lao động không hoàn toàn do lỗi của chính họ gây ra.
  • Giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa, được điều trị, phục hồi
  • Thực hiện bồi thường, trợ cấp như trên trong thời hạn 05 ngày , kể từ ngày có kết luật của Hội đồng giám định y khoa
  • Sắp xếp công việc phù hợp hơn cho người lao động, lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

Chữa trị cho người lao động bị tai nạn

Quyền lợi của người bị tai nạn lao động

  • Được tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
  • Được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định
  • Được trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.

>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động

Luật sư Long Phan PMT hỗ trợ soạn thảo hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động, Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau:

  • Chuẩn bị cơ sở pháp lý liên quan đến tai nạn lao động
  • Tư vấn quyền lợi của người lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong vụ án tai nạn lao động
  • Tính mức hưởng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
  • Soạn thảo hồ sơ, văn bản yêu cầu hưởng chế độ tai nạn lao động
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, theo dõi hồ sơ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về quy trình xử lý tai nạn lao động. Nếu còn có bất cứ thắc mắc hoặc cần TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.

Chủ Đề