Sân bay phan thiết khi nào khởi công

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh, đây là cảng hàng không quốc nội cấp 4E với vai trò là sân bay lưỡng dụng dùng chung dân dụng và quân sự, nhà ga hành khách có công suất thiết kế 2 triệu hành khách mỗi năm.

Bộ Quốc phòng là cơ quan có thẩm quyền với khu bay quân sự và UBND tỉnh Bình Thuận là cơ quan có thẩm quyền với hạng mục hàng không dân dụng.

Khi thi công sân bay Phan Thiết, đền bù và giải phóng mặt bằng rất phức tạp và tốn thời gian nhiều nhất. Bình Thuận mất gần 8 năm để hoàn thành công tác này. Đến đầu năm 2022, tỉnh bàn giao 546 ha để xây dựng công trình, trong đó mặt bằng sân bay 543 ha và đường dẫn bay 2,6 ha. Bình Thuận cũng bàn giao cho Bộ Quốc phòng quản lý 150 ha [khu vực quân sự] và 247 ha diện tích đất khu bay dùng chung cho cả quân sự và dân sự.

Đến nay, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng sân bay và đài dẫn đường cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu san lấp mặt bằng, thi công đường băng, đường lăn. Nhà đầu tư và các đơn vị liên quan sẵn sàng triển khai những bước tiếp theo của dự án.

Công trường dự án sân bay Phan Thiết vào tháng 8. [Ảnh: Báo Bình Thuận]

Chiều 30/8, trong chương trình công tác tại Bình Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây dựng sân bay Phan Thiết, tháo gỡ tại hiện trường các khó khăn, vướng mắc đang đặt ra với dự án này.

Về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Thuận di dời sớm các công trình điện, hạ tầng, chậm nhất tháng 12 phải hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, tỉnh cần giải quyết vấn đề về mỏ vật liệu xây dựng, hoàn thành trong tháng 10.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho ý kiến giải quyết vướng mắc liên quan tới quy hoạch khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia [titan], đề nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu, phát triển, khai thác nguồn điện mặt trời, điện gió ngay trong khu vực để bảo đảm điện cho sân bay hoạt động.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại mức đầu tư của hạng mục nhà ga hành khách dân dụng và năng lực chủ đầu tư BOT hạng mục này. Nếu chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu, tiếp tục triển khai, nếu không đáp ứng yêu cầu, cần tiến hành đấu thầu chọn chủ đầu tư khác.

Dự kiến giai đoạn 1 của sân bay Phan Thiết được đưa vào sử dụng cuối năm 2023 với lượng hành khách ước tính 500.000 người một năm. Tổng vốn cho giai đoạn 1 là 3.800 tỷ đồng.

Khi hoàn thành, sân bay Phan Thiết là động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Cùng cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết [nối liền với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây], cảng hàng không giải quyết được bài toán giao thông, giảm tải áp lực cho Quốc lộ 1A.

Sự phát triển mạnh về giao thông cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không là cú huých cho du lịch Bình Thuận - nơi có khí hậu nắng ấm với trung bình hơn 300 ngày nắng một năm, cùng đặc sản biển xanh, cát trắng, nắng vàng, cảnh đẹp và rất nhiều resort, khu du lịch nghỉ dưỡng.

Cùng dự có Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An; lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và tỉnh Bình Thuận.

Phối cảnh sân bay Phan Thiết về đêm.

SỞ GT-VT BÌNH THUẬN

Đây là một trong những khu công nghiệp thông minh và thân thiện với môi trường đầu tiên tại Bình Thuận nói riêng và vùng duyên hải Nam Trung bộ nói chung, là điểm sáng về thu hút đầu tư của tỉnh, cũng như góp phần vào sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp năng lượng VN.

Thủ tướng cho rằng, lễ khởi công xây dựng mới chỉ là bước khởi đầu. Để đưa Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 đi vào hoạt động, thu hút, lấp đầy các nhà đầu tư thứ cấp còn rất nhiều việc phải làm, nhiệm vụ còn rất nặng nề.

“Chúng ta phải thực hiện trên tinh thần: không nói có mà không làm; nghĩ thật, nói thật, làm thật, kết quả thật, người dân được hưởng thành quả thật”, Thủ tướng nhắc nhở.

Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư Khu công nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật; nỗ lực kêu gọi các nhà đầu tư vào sản xuất các trang thiết bị phục vụ phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo; công nghiệp chế biến, chế tạo; phục vụ phát triển xanh, phát triển bền vững. Bên cạnh đó đảm bảo an sinh xã hội cho người dân vùng dự án; tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân địa phương.

* Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ xây dựng một số hạng mục dự án Cảng hàng không Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại tổng mức đầu tư hạng mục nhà ga và năng lực chủ đầu tư BOT, nếu phù hợp thì tiếp tục thực hiện, nếu không đáp ứng thì đấu thầu công khai minh bạch để các hạng mục, các công trình được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ, giảm giá thành. Cùng với quy hoạch sân bay, tiến hành quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng liên quan, kết nối liên thông và các công trình, dịch vụ phụ trợ đồng bộ.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với tỉnh Bình Thuận tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai dự án, để đến hết năm 2023 hoàn thành đưa sân bay vào sử dụng.

Khi nào xây xong sân bay Phan Thiết?

Theo đó, sân bay Phan Thiết đang triển khai thi công xây dựng các hạng mục quân sự và đường cất hạ cánh. Dự kiến hạng mục sân bay quân sự sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trong tháng 1-2024.

sân bay Phan Thiết báo nhiêu tiến?

Tổng vốn đầu tư sân bay Phan Thiết giai đoạn 2020-2021 tương đương 10.272,9 tỉ đồng và giai đoạn định hướng đến năm 2030 dự kiến 332,5 tỉ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn của dự án là 69 năm, đảm bảo phù hợp Luật Đất Đai năm 2013.

Sân bay Mũi Né khi nào xong?

Theo dự tính đến ngày 30/9/2023 dự án cảng hàng không Phan Thiết sẽ hoàn thành. Đây là thông báo tại buổi họp báo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2022 của tỉnh Bình Thuận.

Ai làm sân bay Phan Thiết?

Theo tỉnh Bình Thuận, trước đây hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT tại dự án sân bay Phan Thiết cấp 4C được Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư. Tỉnh đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, kết quả lựa chọn nhà đầu tư triển khai thực hiện là Công ty cổ phần Rạng Đông.

Chủ Đề