Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2023

Thời gian qua, chỉ số giá lương thực toàn cầu có thời điểm chạm ngưỡng cao nhất. Điều này mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo tại châu Á trong đó có Việt Nam

Cung giảm, cầu tăng

Trong báo cáo tháng 8, Bộ Nông nghiệp Mỹ [USDA] đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 512,4 triệu tấn, giảm 2,3 triệu tấn so với dự báo trước đó và giảm 1,2 triệu tấn so với niên vụ 2021-2022 do sản lượng giảm tại Ấn Độ, Bangladesh và châu Âu. Cùng với sản lượng giảm, USDA cũng cho biết, tồn kho cuối kỳ trong niên vụ 2022-2023 được điều chỉnh giảm 4,2 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 3% so với niên vụ 2021-2022, xuống còn 178,5 triệu tấn và là năm sụt giảm thứ ba liên tiếp.

Trái ngược với sự sụt giảm về sản lượng, USDA đã nâng dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 lên mức kỷ lục 518,7 triệu tấn, tăng nhẹ 100.000 tấn so với dự báo trước và tăng hơn 2 triệu tấn so với niên vụ 2021-2022. Tiêu thụ được dự báo sẽ tăng tại Bangladesh, Trung Quốc, Nepal, Nigeria, Philippines và Việt Nam.

USDA cũng sửa đổi ước tính tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 lên mức 516,7 triệu tấn, tăng 1,9 triệu tấn, tương ứng gần 3% so với một năm trước đó và là mức cao kỷ lục thứ hai sau niên vụ 2022-2023.

Cơ hội của gạo Việt

Những yếu tố này được cho là sẽ tác động tích cực đến thị trường gạo trong thời gian tới, nhất là khi giá gạo của Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất trong gần 1 năm qua. Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc xuất khẩu Tập đoàn Lộc Trời – cho rằng, xuất khẩu gạo những tháng cuối năm sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu từ các quốc gia như Philippines, Trung Quốc và EU tăng cao. Nguyên nhân là do, lượng tồn kho ở Philipines đang thấp. Thực tế, trước đó, Cơ quan Thống kê Philippines [PSA] đã báo cáo rằng, tổng lượng gạo tồn kho của nước này tính đến tháng 6 đã giảm 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 2,2 triệu tấn.

Và cụ thể báo cáo tháng 8 của USDA cũng đã nâng dự báo nhập khẩu gạo của Philippines – quốc gia nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới thêm 100.000 tấn so với ước tính trước đó, lên mức kỷ lục 3,2 triệu tấn trong năm nay. Con số này tăng 8,5% so với 2,9 triệu tấn của năm ngoái.

“Với thị trường Trung Quốc, mặc dù chính sách zero-Covid của nước này đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng gạo nếp, chủng loại xuất khẩu chính của Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng kỳ vọng nhu cầu gạo nếp tăng trong các dịp lễ, tết cuối năm sẽ thúc đẩy nhu cầu của thị trường Trung Quốc” – ông Hiếu dự báo.

Với thị trường EU, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine làm cho lúa mỳ bị thiếu hụt, giá lương thực tăng cao. Trong khi đó, hiện nay châu Âu và các quốc gia ở Nam Mỹ đang gặp tình trạng hạn hán khiến việc sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. Để bù đắp phần thiếu hụt, các quốc gia châu Âu sẽ dịch chuyển sang mua của Việt Nam và các quốc gia sản xuất gạo.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa – nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam – dự báo, nhu cầu gạo những tháng cuối năm vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng lưu ý, các địa phương, doanh nghiệp cần khuyến khích nông dân tổ chức sản xuất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên để người dân yên tâm sản xuất.

Ông ĐỖ HÀ NAM – Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam [VFA]:

Tất cả các thị trường truyền thống, chủ lực của gạo Việt Nam như Philippines, Trung Quốc… xuất khẩu đều ổn định. Dự kiến cả năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ ở mức tương đương hoặc cao hơn năm trước.

Nguồn: congthuong.vn

BNEWS Sản lượng mía của Thái Lan trong niên vụ 2022-2023 dự kiến sẽ tăng lên 106 triệu tấn, dẫn đến xuất khẩu đường cao hơn, mặc dù tác động của xung đột Nga-Ukraine tiếp tục khiến nông dân lo lắng.

Sản lượng mía của Thái Lan trong niên vụ 2021-2022 ở mức 92,1 triệu tấn. Theo Chủ tịch Liên đoàn quốc gia những người trồng mía Thái Lan Narathip Anantasuk, sản lượng mía cao là nhờ vào lượng mưa nhiều hơn và những giống mía tốt hơn hứa hẹn cho năng suất cao hơn.

Ông Narathip dự báo sản lượng mía trong niên vụ 2022 -2023 sẽ đạt mức cao nhất trong bốn năm, kể từ niên vụ 2019-2020 khi cả nước phải hứng chịu hạn hán.

Sản lượng mía nhiều hơn và đồng baht giảm giá so với đồng USD đang làm dấy lên hy vọng xuất khẩu đường cao hơn, nhưng xung đột Nga-Ukraine đã làm tăng giá nhiên liệu, phân bón và một số sản phẩm hóa học, ảnh hưởng đến nông dân Thái Lan.
Ông Narathip nói rằng ông lo ngại tổng chi phí canh tác mía, bao gồm cả thu hoạch, sẽ tăng lên 1.500 baht [42,77 USD]/tấn trong niên vụ 2022-2023, tăng từ 1.100 baht/tấn niên vụ trước.
Ông Narathip cũng lo ngại về giá mía bán cho các nhà máy đường trong niên vụ 2022-2023. Các nhà đường thông báo sẽ mua mía với giá đảm bảo ít nhất là 1.200 baht/tấn, nhưng giá cuối cùng sẽ do Văn phòng Ủy ban Mía đường [OCSB] quyết định. OCSB đã chấp thuận giá ban đầu cho mía có độ ngọt thương mại là 10 ở mức 1.070 baht/tấn, trong khi giá cuối cùng được xác định sau đó.
Theo ông Narathip, nếu giá cuối cùng thấp hơn 1.200 baht/tấn thì vẫn chưa biết ai sẽ chịu trách nhiệm. Trước đó, Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ trả cho nông dân trồng mía thêm 120 baht/tấn để thu hoạch mía tươi mà không cần đốt như một phần trong nỗ lực của nhà nước nhằm giảm ô nhiễm không khí.
Sản lượng mía của Thái Lan ở mức 134,9 triệu tấn trong niên vụ 2017-2018, trước khi giảm xuống 74,8 triệu tấn trong niên vụ 2019-2020 và 66,6 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021./.

Chủ Đề