Sáng kiến kinh nghiệm sử dùng đồ dùng đồ chơi cho trẻ 3 4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi.

Đọc bài Lưu

BẢN THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG

Tên đồ dùng: Đồ dùng tổng hợp

Tác giả: Nguyễn Thị Duyên

Đơn vị: Trường Mầm Non Bằng Lăng.

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồ dùng dạy học của giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dạy và học của trẻ, làm cho tiết dạy phong phú, hấp dẫn đối với trẻ, tạo cho trẻ ham thích đi học, yêu qúi cô giáo, đoàn kết với bạn... nhu cầu về đồ chơi của trẻ là thiết yếu và vô tận. Để thỏa mãn hoạt động vui chơi của trẻ, chúng ta có thể sưu tầm và làm đồ chơi cho trẻ. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ chế tạo, sản phẩm gần gũi với hoạt đông của trẻ và luôn đổi mới. Với suy nghĩ như trên, bản thân tôi tích cực hưởng ứng phong trào tự làm và sử dụng có hiệu quả ĐDDH do Ngành tổ chức. Trong nhiều năm qua Nhà trường đã từng bước mua sắm, trang bị thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi cho các lớp. Tuy nhiên, trường vùng khó nên kinh phí không đủ trang bị hầu hết các thiết bị đồ dùng đồ chơi được nên hầu hết giáo viên tự làm là chính. Để đáp ứng cho quá trình giảng dạy truyền thụ kiến thức và học tập, vui chơi của trẻ.

Tôi nghĩ những sản phẩm sáng tạo của giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học là góp phần đáp ứng nhu cầu về ĐDDH và đồ chơi trong dạy và học ở trường mầm non, rèn luyện kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, đồng thời còn là cơ hội để cho giáo viên chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm đồ dùng, ý tưởng sáng tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ đặc biệt là những trường mầm non khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế giảng dạy trên lớp tôi mới nhận thấy sự cần thiết của việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo là vô cùng quan trọng đối với giáo viên mầm non.

Vậy tôi xin tham dự trong hội thi bộ ĐDDH: Đồ dùng tổng hợp

II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1.Thực trạng về ĐDDH của nhà trường.

1.1. Thuân lợi:

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, Trường mầm non Bằng Lăng cũng đã có sự thay đổi đáng kể về mọi mặt. Các lớp được sự quan tâm của nhà trường và các cấp trang bị, đầu rất nhiều đồ dung dạy học, màu sắc đẹp để phục vụ cho công tác dạy học của giáo viên và học sinh.

1.2. Khó khăn:

Tỷ lệ học sinh ra lớp ngày càng cao nhưng cơ sở vật chất trường lớp vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu. Đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học vẫn chưa đáp ứng hết được những yêu cầu trong các hoạt động vui chơi và hoạt động học tập của trẻ.

Mặt khác, đồ dùng, đồ chơi được cấp phát sử dụng lâu năm đã xuống cấp, màu sắc mờ nhạt, một sô hư hỏng nên không còn hứng thú đối với học sinh. Trẻ mầm non thì luôn thích những cái mới lạ, màu sắc nổi bật chính vì thế những giáo viên hằng ngày trực tiếp đứng lớp như tôi phải tự mình tìm tòi, học hỏi, thiết kế các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho các hoạt động dạy, học và vui chơi tại lớp mình được đầy đủ, phong phú và đa dạng hơn, phát huy hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Mô tả về ĐDDH tự làm.

2.1 Nguồn gốc, xuất sứ.

* Tên đồ dùng: Đồ dùng, đồ chơi tổng hợp

* Tác giả: Nguyễn Thị Duyên

* Đơn vị: Trường Mầm Non Bằng Lăng.

* Thời gian làm: 180 phút.

* Phục vụ dạy học bộ môn: Bộ đồ dùng phục vụ, áp dụng vào các hoạt động học và chơi tập cho trẻ mầm non ở tất cả các độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo như: Hoạt động phát triển vận động; Hoạt động góc; Hoạt động làm quen chữ cái; Hoạt động làm quen văn học; Hoạt động làm quen với toán; Hoạt động khám phá; Hoạt động tập nói tiếng việt; Hoạt động âm nhạc; Hoạt động tạo hình

2.2 Quy trình làm.

a. Nguyên vật liệu, kích thước, màu sắc:

- Nguyên vật liệu: Từ những vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày, tưởng như bỏ đi như: nắp chai nước ngọt, keo dán, lõi giấy, hũ sữa, chai nước ngọt, bóng, lon sữa, vải vụn, hũ nhựa, tre, ống nướcNhưng bằng óc sáng tạo và sự khéo léo của đôi bàn tay những nguyên vật liệu này được tái sử dụng để tạo ra những đồ dùng, đồ chơi vô cùng thú vị, xinh xắn, kích thích các cháu trong các giờ học, giờ chơi. Chính vì vậy những sản phẩm mang tính sáng tạo mà ít tốn kém nhiều về kinh tế này đã kích thích sự hứng thú của học sinh trong các hoạt động. Đây cũng là một giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và giải quyết một phần về vấn đề ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là giải quyết được nhu cầu đồ dùng, đồ chơi thực tế của lớp.

- Kích thước: Những đồ dùng làm ra có kích thước phù hợp với trẻ mầm non. Tiện lợi khi sử dụng, trẻ có thể cầm, nắm, tháo lắp, ráp, bưng bê, di chuyển đồ dùng một cách dễ dàng nhưng không sợ hư hỏng với độ bền, chắc cao. Không sắc nhọn, an toàn tuyệt đối cho trẻ khi sử dụng.

- Màu sắc: Nhìn tổng quan các đồ dùng làm ra có màu sắc tươi sáng, hài hòa. Đa số là các tông màu cơ bản xanh, đỏ, vàng được giáo viên phối hợp tinh tế với các màu pha trộn tạo nên sự sinh động cho bộ đồ dùng, bắt mắt, hấp dẫn trẻ. Đẹp, an toàn khi sử dụng, khó phai, dễ cọ rữa.

b. Các yếu tố kỹ thuật:

* Dự kiến số lượng: 1-5

1. Một số búp bê từ vỏ chai nước ngọt, bóng:

+ Bước 1: Cắt, lấy phần trên của vỏ chai nước ngọt đã qua sử dụng, rửa sạch, phơi khô.

+ Bước 2: Dùng quả bóng gắn vào phần trên của vỏ chai, dùng len làm tóc, vẽ khuôn mặt.

+ Bước 3: Cắt vải, dán, trang trí váy áo để tạo thành búp bê hoàn chỉnh.

2. Đích thẳng đứng .

+ Bước 1: Cắt 3 đoạn tre ra từng khúc dài 1,5 m. Trộn cát, xi măng đổ vào lon sữa lớn để làm phần đế trụ của đích đứng.

+ Bước 2: Cắt từng đoạn ống nước rửa sạch, phôi khô. Uốn cong các đoạn ống nước làm thành các đích có đường kính [ 30, 40cm]

+ Bước 3: Gắn các đoạn tre vào phần đế trụ, treo các vòng tròn lên trên đoạn tre tạo thành đích đứng.

3. Rối tay từ lõi giấy.

+ Bước 1: Vệ sinh các nắp chai, lõi giấy sạch sẽ.

+ Bước 2: Vẽ mặt, đuôi con vật lên xốp nỉ. Dùng kéo cắt xốp nỉ trang trí mắt, râu và các bộ phận khác của con rối. Vót một số que tre.

+ Bước 3: Đục lỗ lõi giấy vệ sinh, nắp chai, luồn dây. Dùng dây cước nối 4 que tre vào thân con rối.

4. Vòng quay kỳ diệu.

+ Bước 1: Cắt lấy phần trên của vỏ chai dầu ăn, nắp chai. Rửa cho sạch và phơi cho khô, ráo nước.

+ Bước 2: Lấy phần nắp của hộp bánh có dạng tròn, đục lỗ ở giữa nắp hộp, chia thành 10 phần bằng nhau. Dùng kéo cắt xốp nỉ thành từng phần dán lên nắp hộp.

+ Bước 3: Dùng phần trên của vỏ chai dầu ăn làm đế, gắn phần nắp hộp bánh đã hoàn thành lên trên làm bàn xoay để hoàn thiện vòng quay kỳ diệu.

5. Xe ô tô chạy bằng lực từ dây thun .

+ Bước 1: Vệ sinh các chai nhựa sạch sẽ, đục lỗ phần vỏ chai và nắp chai.

+ Bước 2: Cắt phần trên của chai nước ngọt làm thành cánh quạt, dùng một đoạn dây kẽm làm phần trục nối giữa cánh quạt với thân xe.

+ Bước 3: Gắn nắp chai làm bánh xe, dùng dây chun nối phần nắp chai vàò phần dây kẽm để hoàn thiện chiếc xe ô tô.

- Ngôi nhà: Làm băng hộp sữa bột, sơn lên sau đó trang trí của ra vào, của sổ bằng giấy đề can.

- Bàn ủi, giỏ sách: Làm bằng chai nước rửa chén, lon nhớt, dùng sơn để sơn lên chai, cắt tỉa tạo dáng và cắt đề can dán vào.

- Đồ dùng nghề nông: Cuốc, xẻng dao, cào liềm,... làm bằng can nhựa, quét sơn lên can sau đó cắt để tạo đồ dùng nghề nông.

* Đồ dùng âm nhạc:

- Đàn tơ rưng: Sử dụng các ống nứa, cắt, sơn dán đề can trang trí lên tạo thành cái đàn có nhiều màu sắc đẹp, hấp dẫn.

- Sáo : Dùng ống nứa dùi lỗ, sơn ,dán đề can trang trí lên tạo thành cái sáo.

- Một số loại, củ, quả: Dùng xốp bọt gọt tạo dáng các loại củ, quả [quả dâu, quả cam, quả quýt, quả xoài, quả cà tím, củ cà rốt, củ cải] sau đó dùng vải von quấn tạo thành hình dạng, màu sắc đặc trưng

c. Tính sáng tạo, tính mới:

- Tính sáng tạo: Mang yếu tố kỹ thuật động, lắp ghép, tháo lắp đòi hỏi khi sử dụng trẻ làm việc phải suy nghĩ, sự khéo léo trong các hoạt động chơi tập.

+ Đồ dùng, đồ chơi có tác dụng luyện bộ máy phát âm, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong qúa trình chơi và học.

+ Trẻ tự tìm tòi, sắp xếp các đồ dùng, phân loại cây theo từng nhóm. Đồ dùng lắp ráp dễ dàng sử dụng trong các hoạt động học, hoạt động chơi giúp trẻ tiếp thu bài nhanh, thoải mái.

+ Từ một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác và sử dụng.

+ Từ những nguyên vật liệu tưởng chừng chỉ là rác thải nhưng qua bàn tay cô giáo đã trở thành những đồ dùng, đồ chơi bền, đẹp, an toàn mà lại ít tốn kém.

- Tính mới: Đồ dùng với các yếu tố kỹ thuật: động, lắp ráp, dễ di chuyển, an toàn, màu sắc đẹp, lạ và hấp dẫn phát huy nhiều tác dụng trên một đồ dùng. Trong quá trình sử dụng ta có thể sắp xếp, bố trí thành nhiều mô hình nhỏ khác nhau để phù hợp với bài học. Từ đó giúp trẻ sáng tạo hơn trong hoạt động học và vui chơi, tiếp thu bài nhanh, hiệu quả, kích thích trẻ tò mò và phát huy tối đa sự sáng tạo, phát triển về tư duy của trẻ. Thiết kế kiểu cách không trùng lặp, khác lạ, mang yếu tố động rất cao, phát huy tối đa tác dụng của đồ dùng và sự sáng tạo của trẻ khi được trực tiếp chơi tập. Đảm bảo được tính mới của đồ dùng, hấp dẫn, dễ phát huy nhiều tác dụng trên một đồ dùng, dễ biến đổi thành nhiều mô hình, đồ dùng, đồ chơi khác nhau nhưng vẫn phù hợp với bài học giúp trẻ biết và sáng tạo hơn trong hoạt động học và vui chơi. Giúp phát triển về tư duy, tiếp thu bài học dễ dàng, hứng thú cao, nhanh, thoải mái, kích thích trẻ tò mò và phát huy tối đa sự sáng tạo của trẻ. Rèn luyên các thao tác lắp ráp, chắp ghép nhiều ở trẻ.

2.3. Cách sử dụng:

2.3.1. Cách sử dụng chung:

Bộ đồ dùng, đồ chơi này được sử dụng trong tất cả các hoạt động dạy và học, trang trí lớp, trang trí phù hợp với tất cả các chủ đề và các hoạt động học, vui chơi của trẻ ở trường.

* Lớp nhà trẻ:

- Nhận biết tập nói: Một số loại quả, một số loại rau, đàn, sáo, dao, rựa, cuốc....

- Nhận Biết phân biệt: Màu sắc, to nhỏ, cao thấp, số lượng[ một, nhiều]

* Mẫu giáo:

- Khám phá khoa học, Khám phá xã hội, Tập nói tiếng Việt[ Một số loại quả, một số loại rau ăn củ, nói về ngôi nhà của mình, đồ dùng trong gia đình

- Hoạt động làm quen với toán: Đếm, phân nhóm, chia tách, gộp nhóm, so sánh số lượng 3 nhóm Nhận biết chiều cao của 2-3 đối tượng, To - nhỏ. Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan. So sánh, sắp xếp, tạo ra quy tắc, xác định vị trí trong không gian, nhận biết các khối, hình

- Hoạt động làm quen chữ cái: Nhận biết tên các loại rau, củ, quả, đọc từ, tìm chữ cái trong từ, phát âm chữ cái, chữ số.

- Hoạt động giáo dục âm nhạc: Giới thiệu bài nhà của tôi, Vườn Múa với bạn tây nguyên.

+ Trò chơi âm nhạc: Tìm đúng nhà Hát hát theo yêu cầu của cô Hát theo hình ảnh

- Hoạt động tạo hình: Vẽ các loại quả, vẽ ngôi nhà của bé, nặn các loại quả, xé dán rau củ quả quả, . Vẽ, nặn, xé, cắt theo đề tài, ý thích.

- Làm quen văn học:

+ Giới thiệu các tiết thơ: Chùm quả ngọt, Em yêu nhà em. Đàn tơ rưng, Quả.

+ Kể truyện: Ngôi nhà ngọt ngào, Cây rau của thỏ út, Cây trẻ trăm đốt

- Trong hoạt động vui chơi:

+Góc phân vai: Của hàng bán trái cây, Cửa hàng rau sạch, Nấu món ăn truyền thống,

+Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé, Trường mầm non,...Góc nghệ thuật: Tạo hình từ các loại rau, quả,

+ Góc thiên nhiên: Dùng để làm dụng cụ chăm sóc cây..

+ Góc học tập: Sao chép tô đồ tên các loại rau, quả, các loại nhà, con vật, người. Làm tranh truyện về chủ đề thực vật, động vật, gia đình.

- Giáo viên dùng để trang trí ở các góc.

- Phục vụ xuyên suốt chủ đề: Gia đình, thực vật, trường mầm non.. Chủ đề dinh dưỡng và sức khỏe

Từ những hiệu quả của ĐDDH tự làm nói trên nên giáo viên lên lớp cũng tự tin, linh hoạt, bình tĩnh... Còn trẻ hứng thú, say mê, tìm tòi, khám phá những cái mới lạ, hỏi lại những câu hỏi: Làm sao cô làm được như vậy? Cô cắt và dán như thế nào?... nên hiệu quả của tiết dạy cũng đạt khá cao.

2.3.2. Phạm vi sử dụng:

Dùng cho tất cả các độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Những đồ dùng trên giúp trẻ phát triển các mặt sau:

- Phát triển các giác quan, phát triển vận động: Luyện vận động các cơ tay, sự khéo léo của bàn tay, ngón tay và luyện các vận động đi chạy, nhảy, bật. Trẻ biết cầm, nắm, lăn xoay; biết phối hợp tay và mắt xếp, lắp ghéptheo nội dung hoạt động.

- Phát triển nhận thức: Qua bộ đồ dùng phát triển cho trẻ sự tư duy, sáng tạo, trẻ nhận biết và ghi nhớ một số đặc điểm, hình dạng, màu sắc của một số đồ dùng đồ chơi. Qua các đồ dùng, đồ chơi trên có thể hình thành cho trẻ kiến thức ban đầu về toán như: đếm, nhận biết số lượng, chữ số, so sánh cao - thấp...Nhận biết phân biệt, so sánh phát âm chữ cái chữ cái. Trẻ phân biệt được kích thước to - nhỏ. Phát triển trí thông minh cho trẻ, tư duy sáng tạo. Ngoài ra khi trẻ chơi trẻ nói chuyện với nhau từ đó hình thành kĩ năng cơ bản về sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ: Phát âm các chữ cái, chữ số, tên các đồ dùng, đồ chơi. Trẻ nói nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu thực tế, thông qua quá trình chơi trẻ thể hiện thái độ tình cảm của mình với môi trường xung quanh, phát triển hành vi, ngôn ngữ giao tiếp trong nhóm trẻ Cung cấp vốn từ, kích thích trẻ nói, giúp cho trẻ làm quen với thơ, chữ viết...

- Phát triển cảm xúc - thẩm mỹ: Qua bộ đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp trẻ cảm thụ được các màu sắc phong phú, các hình dáng đa dạng gây sự hứng thú, sáng tạo trong quá trình trẻ hoạt động đặc biệt là trẻ ham thích đến trường lớp. Trẻ vui, tò mò, thích thú, thoải mái, gợi cho trẻ cảm xúc, tình cảm khác nhau. Dùng đồ dùng có màu sắc đẹp, đa dạng, phát triển óc thẩm mỹ qua các đồ dùng, đồ chơi mà cô giáo tự làm. Biết hợp tác, chia sẻ, quan tâm đến mọi người và đặc biệt hơn là trẻ biết tận dụng những sản phẩm phế thải để tạo ra những đồ dùng, đồ chơi hữu ích.

3. Đánh giá hiệu quả của đồ dùng dạy học tự làm:

3.1: Cách sử dụng ĐDDH vào các bài học cụ thể có giáo án minh chứng:

HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI TIẾNG VIỆT

MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN CỦ, QUẢ [ T1]

Độ tuổi: Mẫu giáo lớn 5-6 Tuổi DTTS

I. Mục tiêu:

- Hiểu và biết sử dụng các từ ngữ: Cà rốt, cà chua, bí đỏ, củ cải

- Có kĩ năng hỏi và trả lời rõ ràng theo các mẫu câu: Tranh vẽ rau, củ quả gì? Rau củ quả... để làm gì?

- Thích ăn rau để có sức khỏe, có ý chăm sóc rau

II. Chuẩn bị:

* Cô: Một số rau củ quả bọc bằng vải: Cà rốt, cà chua, củ cải, bí đỏ

Tranh vẽ một số loại củ quả

* Cháu: 1 quả bóng

III.Tiến trình hoạt động:

Hoạt động1: Nhắc lại từ ngữ ở bài trước

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Tung bóng kết hợp nhắc lại các từ ngữ: rau cải, rau mồng tơi, rau muống, rau dền..

Hoạt động 2: Cung cấp từ ngữ

- Cô để các loại rau củ quả lên bàn cho trẻ nhận xét kết hợp cung cấp từ ngữ: Cà rốt, cà chua, bí đỏ, củ cải

- Cô cho trẻ đọc các từ ngữ theo nhiều hình thức; lớp, tổ, cá nhân.

- Cô hướng dẫn, sửa sai, tuyên dương trẻ kịp thời.

* Trò chơi: Hái quả

Hoạt động 3 : Luyện nói câu.

- Cho trẻ quan sát tranh để cung cấp câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: Tranh vẽ rau, củ quả gì? Rau củ quả... để làm gì?

- Cô cho trẻ trả lời theo mẫu câu trên theo nhiều hình thức.

- Cô chú ý sửa sai tuyên dương trẻ kịp thời.

* Trò chơi: Rau củ gì biến mất

- Cô để các loại rau củ quả lên bàn cho trẻ quan sát, cho trẻ nhắm mắt cô cất đi 1 loại rau củ, quả sau đó yêu cầu trẻ nói tên rau củ quả đã cất, giúp trẻ nhớ tên các loại rau củ quả

- Cho trẻ chơi vài lần

3.2 Giáo án lên lớp khi không có sử dụng đồ dùng dạy học tự làm:

HOẠT ĐỘNG TẬP NÓI TIẾNG VIỆT

MỘT SỐ LOẠI RAU ĂN CỦ, QUẢ [ T1]

I. Mục tiêu:

- Hiểu và biết sử dụng các từ ngữ: Cà rốt, cà chua, bí đỏ, củ cải

- Có kĩ năng hỏi và trả lời rõ ràng theo các mẫu câu: Tranh vẽ rau, củ quả gì? Rau củ quả... để làm gì?

- Thích ăn rau để có sức khỏe, có ý chăm sóc rau

II. Chuẩn bị:

* Cô: Tranh vẽ một số loại củ quả

* Cháu: 1 quả bóng, lô tô rau củ quả

III.Tiến trình hoạt động:

Hoạt động1: Nhắc lại từ ngữ ở bài trước

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi Tung bóng kết hợp nhắc lại các từ ngữ: rau cải, rau mồng tơi, rau muống, rau dền..

Hoạt động 2: Cung cấp từ ngữ

- Cô cho trẻ xem tranh kết hợp cung cấp từ ngữ: Cà rốt, cà chua, bí đỏ, củ cải

- Cô cho trẻ đọc các từ ngữ theo nhiều hình thức; lớp, tổ, cá nhân.

- Cô hướng dẫn, sửa sai, tuyên dương trẻ kịp thời.

* Trò chơi: Hái quả

Hoạt động 3 : Luyện nói câu.

- Cho trẻ quan sát tranh để cung cấp câu hỏi và trả lời theo mẫu câu: Tranh vẽ rau, củ quả gì? Rau củ quả... để làm gì?

- Cô cho trẻ trả lời theo mẫu câu trên theo nhiều hình thức.

- Cô chú ý sửa sai tuyên dương trẻ kịp thời.

* Trò chơi: Rau củ gì biến mất

- Cô để lô tô các loại rau củ quả lên bàn cho trẻ quan sát, cho trẻ nhắm mắt cô cất đi 1 loại rau củ, quả sau đó yêu cầu trẻ nói tên rau củ quả đã cất, giúp trẻ nhớ tên các loại rau củ quả.

- Cho trẻ chơi vài lần.

3.3. So sánh giáo án khi chưa có sử dụng đồ dùng dạy học - đồ chơi tự làm với giáo án có sử dụng đồ dùng dạy học - đồ chơi tự làm:

- Qua thực tế trên lớp tôi đã dạy tiết: một số loại rau củ quả và cũng đã so sánh được như sau:

Trước khi sử dụng bộ đồ dùng

- Kiến thức:

+ Khi chưa có đồ dùng trên trẻ chỉ được quan sát bằng thị giác trên tranh ảnh, đoạn video clip ... theo cách nhìn khái quát, một chiều, trẻ không thể có cái nhìn cụ thể.

- Kỹ năng: Trẻ thực hiện thao tác đơn giản, không phát huy được tính sáng tạo, khả năng tư duy của trẻ.

- Thái độ:

+ Trẻ chỉ học trên tranh ảnh trẻ nhàm chán, không tích cực và hứng thú tham gia hoạt động.

+ Trẻ cảm nhận mường tượng, đơn giản.

Sau khi sử dụng bộ đồ dùng

- Kiến thức:

+ Sử dụng bộ đồ dùng trong chơi tập mang lại hiệu quả cao hơn đối với giáo viên và trẻ.

+ Đối với trẻ: Trẻ được quan sát trực tiếp, được thao tác với đồ vật, được kiểm chứng bằng thị giác, xúc giác, thính giác ... Trẻ được trò chuyện, đặt câu hỏi với giáo viên nên trẻ nắm kiến thức vững, lâu hơn, kích thích sự tò mò trong trẻ về thế giới xung quanh.

+ Đối với giáo viên: Khi sử dụng đồ dùng thì giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức

- Kỹ năng:

+ Được quan sát trực tiếp các phương tiện giao thông, con vật, hoa, thu nhỏ được thể hiện tổng quát trên bộ đồ dùng, được thao tác, lắp ghép xe ô tô, đồ dùng đong nước, các con rối, điện thoại.... Nhận ra được những biểu hiện về trạng thái cảm xúc của bạn, bản thân thể hiện trên khuôn mặt.

+ Đồ dùng phong phú nên trẻ thao tác nhiều, được quan sát trực tiếp, được cầm nắm, sờ mó.

+ Phát triển các khả năng, các tố chất về vận động.

+ Đồ dùng mang tính động, lắp ghép nên trong quá trình thao tác đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, tìm tòi qua đó phát huy khả năng tư duy, ghi nhớ của trẻ.

+ Trẻ có nhiều cơ hội để hỏi, trao đổi ý kiến, khẳng định sự hiểu biết của mình bằng cách sử dụng lời nói để trao đổi vì vậy nhờ có sử dụng mô hình này trong dạy học phần nào đó giúp trẻ biết cách sử dụng ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp, biết cách tiếp cận, chia sẻ và chính xác hóa hiểu biết của mình qua ngôn ngữ.

- Thái độ:

+ Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động chơi, tập, thích đến trường lớp, thích được vui chơi cùng với các bạn.

+ Sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi tốt hơn.

+ Tham gia tích cực vào việc gom và làm đồ dùng cùng cô từ vật liệu phế thải.

3.4. Kết quả khi sử dụng đồ dùng dạy học tự làm :

- Bộ đồ dùng này có tính giáo dục cao. Có giá trị sử dụng lâu, bền. Màu sắc rõ ràng, đẹp lôi cuốn trẻ tích cực tham gia hoạt động.

- Giúp cô và trẻ có đầy đủ đồ dùng cho các hoạt động học tập, vui chơi.

- Giúp trẻ phát triển các mặt sau:

- Phát triển nhận thức: Phát triển trí thông minh, tư duy, sáng tạo cho trẻ qua nhận biết tên gọi, màu sắc, hình dángcủa đồ dùng đồ chơi.

- Phát triển ngôn ngữ : Trẻ được phát triển ngôn ngữ qua gọi tên, nói đặc điểm cấu tạo, hình dáng, kích thước, màu sắc, công dụng của các đồ dùng.

- Phát triển vận động : Trẻ được trực tiếp cầm, nắm, bò, trườn, lắp ghép tiếp xúc với các đồ dùng nhằm phát triển các cơ tay, cơ chân cho trẻ.

- Phát triển tình cảm thẩm mỹ: Đồ dùng có màu sắc đẹp, đa dạng, có hình dáng phong phú giúp trẻ cảm thụ được cái đẹp, phát triển óc thẩm mỹ qua đó trẻ biết yêu cái đẹp và quý trọng cái đẹp, biết bảo vệ các đồ dùng đồ chơi mà cô giáo tự làm.

- Đảm bảo tính an toàn: Không sắc nhọn, không độc hại, dễ lau chùi, đảm bảo vệ sinh. Có độ bền, đẹp, chắc chắn.

Từ những hiệu quả tôi nêu trên, nếu so sánh với tiết dạy có sử dụng đồ dùng tự làm thì sự chênh lệch của kết quả trẻ đạt khá cao được thể hiện như sau:

Trước khi chưa sử dụng đồ dùng dạy học

Sau khi sử dụng đồ dùng dạy học.

- Trẻ học thụ động, không tích cực, kết quả đạt : 70%

- Trẻ hứng thú học tập, tích cực tham gia vào hoạt động, kết quả đạt : 90% trở lên.

3.5. Lợi ích của đồ dùng dạy học tự làm mang lại :

a. Tính kinh tế:

- Vật liệu này được sử dụng từ chai nhựa, lon nước, đĩa, hộp nhựa, các loại xốp, mút giấy màu Những vật liệu này dễ kiếm và rẻ tiền. Sử dụng lâu bền, đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng.

- Những nguyên vật liệu làm nên đồ dùng này ít tốn kém[đa số là sưu tầm và tận dụng]

- Sử dụng lâu dài và sử dụng qua nhiều năm học.

b. Tính hiệu quả:

Qua bộ đồ dùng này giúp cô và trẻ sử dụng trong các hoạt động học tập, vui chơi trong suốt năm học đạt kết quả cao. Có thể sử dụng được nhiều năm học.. Khi sử dụng bộ đồ chơi này chất lượng các tiết dạy được nâng cao rõ rệt.

c. Tính khoa học và thẩm mỹ:

- Đảm bảo an toàn: Đồ vật làm ra dễ sử dụng, không sắc nhọn, màu sắc hài hòa, an toàn đối với trẻ.

- Giá trị sử dụng cao, phù hợp với từng bài học và đối tượng học sinh.

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:

1. Ý nghĩa của ĐDDH

Thông qua quá trình sử dụng ĐDDH tự làm đã mang lại hiệu quả cao đối với công tác dạy - học.

Giúp giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình truyền thụ kiến thức.

Phần lớn ĐDDH tự làm đều giúp trẻ thoả mãn nhu cầu học mà chơi, chơi mà học của trẻ.

2. Bài học kinh nghiệm:

Công tác làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên cần được duy trì thường xuyên để có thể làm ra những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học trong trường mầm non. Cô giáo cần cùng với trẻ sưu tập những đồ dùng phế thải để tận dụng trong quá trình làm đồ dung dạy học

Nắm bắt được nhu cầu chơi , học tập, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để sáng tạo ra những bộ ĐDDH phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

3. Kiến nghị đề xuất :

Phong trào tự làm và sử dụng có hiệu quả ĐDDH cần được tổ chức, duy trì, thường xuyên phát huy thế mạnh sẵn có vì phong trào làm đồ dùng dạy học gắn với việc thực hiện Cuộc vận động «Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo» và phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

Đồ dùng dạy học không thể thiếu trong quá trình giảng dạy; để có một bộ ĐDDH tự làm thực sự mang lại hiệu quả cao đối với công tác dạy - học rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về thời gian, kinh phí, tư vấn về quy trình làm để cho ra những bộ đồ dùng thật sự thiết thực. Qua đó nâng cao tay nghề cho giáo viên về làm đồ dùng tự tạo và kỹ năng sử dụng đồ dùng vào tiết học, hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn.

Kon Tum, ngày 26 tháng 3 năm 2018

Người viết

Nguyễn Thị Duyên

HĐKH Trường Mầm non Bằng Lăng xác nhận:

Đồ dùng/SKKN Đồ dùng, đồ chơi tổng hợp của giáo viên

Nguyễn Thị Duyên

Đạt: ....... điểm; Xếp loại: Tốt Cấp trường; Năm học 2017 2018.

TM/HĐKH Trường MN Bằng Lăng

Chủ Tịch

Nguồn:banglang.kontumcity.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hiển thị tin liên quan
Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề