Sau sinh bao lâu được ăn ghẹ

Clip hành trình đi đẻ của Lê Phương.

Ăn uống sau sinh là một trong những vấn đề được chị em cực kỳ quan tâm vì chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, độ phục hồi của mẹ mà còn có tác động đến em bé, nhất là các bé bú sữa mẹ. 

Chính vì vậy, mới đây khi đăng ảnh bữa tối cuối tuần với hai món chủ đạo là ghẹ và ốc hương, nữ diễn viên Lê Phương mới sinh bé được 1 tháng đã bị dân mạng "nhắc nhở" ngay lập tức. 

Lê Phương khoe ảnh bữa tối cuối tuần.

Hai món chủ đạo là ghẹ và ốc hương.

Bên dưới bài đăng của Lê Phương, không khó để thấy những bình luận về vấn đề ăn hải sản sau sinh như: 

"Sinh xong phải kiêng hải sản 3 tháng đó chị, sao chị ăn sớm vậy?", "Mới sinh 1 tháng đừng ăn nhiều hải sản thế chị, lạnh bụng em bé đó", "Sao không ráng kiêng một thời gian nữa hãy ăn hải sản chị ơi",... 

Vậy là đa số đều cho rằng bà đẻ và đang nuôi con bú ăn hải sản sẽ không tốt, khiến bé bị lạnh bụng.

Dân mạng lập tức "tuýt còi" bà mẹ 2 con, nhắc nhở cô mới sinh không nên ăn hải sản.

Sau khi đọc bình luận của cư dân mạng, Lê Phương vội vàng thanh minh sự thật là cô chỉ không ăn hết chỗ hải sản trên ảnh mà chỉ ăn... một con ốc cho đỡ thèm. 

Bà mẹ hai con cũng không quên chia sẻ thực đơn sau sinh "đúng chuẩn" của mình: "Cảm ơn cả nhà đã lo lắng cho mẹ Phương. Ba Kiên đem về cho cả nhà, mẹ Phương thèm nên ăn chút lấy vị thôi chứ không phải một mình mẹ Phương ăn hết nhiêu ấy đâu, hihi.. Thực đơn chính của mẹ Phương vẫn là thịt kho/ram, canh/hầm giò [uống nước là chủ yếu..], rau luộc [uống luôn nước luộc rau], trái cây.. để bảo đảm nguồn sữa cho Bông. Nhà mình yên tâm nha!"

Lê Phương "thanh minh" rằng mình chỉ ăn một chút cho đỡ thèm.

Vậy mẹ sau sinh bao lâu được ăn hải sản? 

Hải sản là thức ăn quan trọng giúp cho chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất. Trong hải sản chứa lượng protein cao, các dưỡng chất thiết yếu, các axit béo omega 3 và hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Vì vậy, ăn hải sản sẽ giúp chúng ta có một trái tim khỏe mạnh, trẻ em thì tăng phát triển nhanh và phát triển hợp lý. Đặc biệt phụ nữ mang thai, sau sinh bổ sung hải sản mang nhiều lợi ích về dinh dưỡng.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phụ nữ sau sinh mổ nên kiêng hải sản như tôm, cua ít nhất trong 3 tháng vì nếu ăn có nguy cơ bị lạnh bụng, lồi sẹo, sẹo thâm đen nếu sinh mổ. Một số ý kiến còn cho rằng, phụ nữ cho con bú cũng nên kiêng vì có thể khiến trẻ đi ngoài nếu mẹ ăn hải sản hoặc người mẹ bị đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng chất lượng sữa. Hay hải sản có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ và nên hạn chế ăn.

Trên thực tế, đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra những tác hại "truyền miệng" về hải sản như kể trên. Các loại hải sản như tôm, cua, tép đều là món ăn dinh dưỡng, ưa thích của nhiều người và là món ăn bổ dưỡng với sản phụ sau sinh.

Phụ nữ sau sinh, cơ thể mất máu nhiều nên cần phải được bồi dưỡng đầy đủ chất. Trong khi đó, hải sản có hàm lượng đạm dồi dào và không gây tăng cân hay mắc bệnh tim mạch, hải sản cũng nhiều khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, cải thiện trí nhớ, giàu canxi... vì vậy không có lý do gì mẹ sau sinh mổ từ chối món ăn hấp dẫn này.

Sau sinh, nếu các mẹ lo lắng cơ thể yếu, ăn lạnh bụng thì có thể ăn một ít một để cơ thể làm quen. Đặc biệt nếu cho con bú mẹ cũng nên ăn thử một ít trước để xem bé có bị dị ứng hải sản không. 

Trong quá trình chế biến hải sản, lưu ý không nên ăn đồ ươn, sống vì có thể dễ gây ngộ độc và đổ bệnh. Nên ăn hải sản tươi và được chế biến chín.

Xem thêm chủ đề Ăn uống sau sinh

Theo Minh An - Ảnh: FBNV [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Đối với mẹ sinh mổ thì sau sinh 3 tháng mới nên ăn hải sản

Bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa Thái Hà, cho biết: 

Chào bạn! 

Tôm, tép hay các loại thủy hải sản là thực phẩm bổ dưỡng và là món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên theo dân gian thì sản phụ sau khi sinh không nên ăn tôm vì dễ bị lạnh bụng, đau bụng, những người sinh mổ nếu ăn tôm, tép có thể dẫn đến sẹo lồi. Trên thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ điều đó. Tôm, tép có hàm lượng đạm tương đương với các loại thịt động vật khác, ngoài ra nó còn rất giàu calci, phospho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Tôm rất giàu calci nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp calci cho con qua sữa mẹ, tuy nhiên bạn cần cẩn trọng khi ăn tôm, tép và các loại hải sản.

Nếu như trong gia đình có người bị tiền sử dị ứng với hải sản thì khả năng trẻ sơ sinh cũng sẽ dị ứng với hải sản cao. Nếu chồng bạn dị ứng với hải sản, bạn không bị dị ứng thì rất có thể bé cũng bị dị ứng và bạn phải kiêng loại thực phẩm này trong suốt thời gian nuôi bé bằng sữa mẹ.

Tốt nhất, bạn nên kiêng các loại hải sản ít nhất 6 tuần sau khi sinh bé, vì đây là thức ăn dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu và ảnh hưởng đến lượng sữa. 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Phụ nữ sau khi sinh thường kiêng cữ khá nhiều để cơ thể hồi phục nhanh chóng và tốt cho em bé. Mặc dù trong hải sản có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho cơ thể người nhưng mẹ sau sinh chưa thể ăn được. Vậy phụ nữ sau khi sinh bao lâu được ăn hải sản có lẽ là thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Bạn yên tâm, mautu.net sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này qua bài viết sau đây.

Sau khi sinh bao lâu được ăn hải sản?

Hải sản có tác dụng gì?

Hải sản cung cấp nhiều chất đạm

Trong các loại hải sản có chứa khá nhiều thành phần protein có lợi cho sức khỏe, giúp bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả người bình thường lẫn phụ nữ sau sinh. Đồng thời, hải sản có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, dễ tiêu hóa nên được nhiều người yêu thích món này.

Phòng chống bệnh trầm cảm

Thời nay do môi trường khiến nhiều người dễ mắc chứng trầm cảm, đặc biệt là phụ nữ sau sinh rất dễ bị trầm cảm do nhiều nguyên nhân. Trong hải sản có chứa lượng axit béo omega-3, giúp suy giảm và ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Đồng thời, các chất trong hải sản giúp hạn chế tối đa việc suy giảm trí nhớ ở người.

Hải sản có tác dụng tăng cường thị lực

Các axit béo omega-3 có tác dụng làm sáng mắt khá hiệu quả, đặc biệt các loại cá. Trong các loại tôm cua cũng rất giàu vitamin A giúp bảo vệ và tăng cường thị lực khá tốt. Người cao tuổi nên ăn hải sản thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng ở mắt.

Hải sản cải thiện chức năng phổi

Trong hải sản chứa nhiều vitamin D, đây là loại vitamin giúp cải thiện chức năng phổi khá tốt và nó xuất hiện chủ yếu trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ. Bởi vậy dù là người bình thường hay phụ nữ sau sinh cũng nên ăn nhiều cá để phổi hoạt động mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến phổi.

Ăn hải sản tốt cho tim mạch

Hầu hết các loại hải sản đều tốt cho tim mạch, có khả năng làm giảm hàm lượng chất béo triglyceride trong máu, giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể. Ăn hải sản thường xuyên giúp hệ tim mạch của bạn được cải thiện, đặc biệt phụ nữ sau sinh vì họ mất nhiều sức khỏe khi vừa sinh con.

Hải sản giúp làm đẹp da

Omega 3 axit béo và protein có trong cá có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của phụ nữ. Đồng thời các thành phần này hỗ trợ sản sinh collagen trong cơ thể giúp phụ nữ có một làn da sáng bóng, mịn màng và khỏe mạnh.

Hải sản giúp xương chắc khỏe

Hải sản rất giàu canxi, là chất dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe, hạn chế được các bệnh như đau khớp, viêm khớp,…Trẻ em ăn hải sản thường xuyên giúp xương phát triển nhanh và khỏe mạnh. Vì vậy, hãy đưa hải sản vào thực đơn các bữa ăn của gia đình bạn để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nhé.

Hỗ trợ cho người bị thiếu máu

Ăn nhiều hải sản giúp chúng ta bổ sung được hàm lượng sắt, kẽm phòng ngừa được bệnh thiếu máu và giúp cơ thể tăng mức độ hemoglobin của cơ thể. Ngoài ra, hải sản cũng giúp cho mái tóc của bạn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.

Hải sản là thức ăn giúp bổ não

Ngoài những tác dụng tuyệt vời mà hải sản mang lại cho chúng ta như trên, nó còn có tác dụng bổ não. Trẻ em nếu được hấp thu nhiều chất dinh dưỡng có trong hải sản chỉ số thông minh sẽ tăng nhanh vượt trội. Đặc biệt phụ nữ mang thai nên ăn hải sản để giúp thai nhi sinh ra được thông minh hơn nhé. Tuy nhiên các bạn cần xin sự chỉ dẫn của bác sĩ để biết chế độ ăn hợp lí, phòng ngừa các tác dụng phụ của hải sản.

Vậy sau khi sinh bao lâu được ăn hải sản?

Các mẹ vừa mới sinh xong dù sinh thường hay sinh mổ cũng cần kiêng cữ nhiều trong ăn uống. Việc ăn kiêng vài món trong thời gian dài khiến các mẹ ngao ngán nên muốn thay đổi món ăn. Vì thế nhiều mẹ thắc mắc rằng không biết sau sinh bao lâu có thể ăn được hải sản?

Các bác sĩ khuyên chúng ta rằng, nếu trong gia đình có người bị tiền sử dị ứng với hải sản rất có thể em bé sinh ra cũng bị dị ứng. Nếu chồng bị dị ứng nhưng vợ không bị vẫn có khả năng trẻ cũng bị do di truyền từ bố. Nên việc bạn ăn hải sản rồi cho bé bú sữa có khả năng bé sẽ bị dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe khi còn quá nhỏ. Để đảm bảo an toàn tốt nhất sau khi sinh khoảng 6 tuần trở lên bạn mới nên ăn các loại hải sản.

Bạn cần lưu ý rằng ban đầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải để xem tình trạng bé có dấu hiệu dị ứng không thì mới nên ăn nhiều hơn. Sau khi sinh ăn mực cũng giúp cho mẹ bổ sung hàm lượng sắt giúp bổ máu, cải thiện lượng máu vừa mất khi sinh. Tuy nhiên, việc thường xuyên ăn hải sản trong thời gian cho con bú có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của em bé. Tốt nhất các mẹ nên ăn hải sản 2 lần/ tuần và mỗi lần khoảng 100g là đủ.

Khi ăn hải sản cần lưu ý gì?

Không nên luộc, hấp hải sản đông lạnh

Với những hải sản bảo quản trong ngăn đá quá lâu khiến các thành phần dinh dưỡng trong nó bị suy giảm và các vi khuẩn có điều kiện phát triển nhiều hơn. Vì thế nếu luộc hoặc hấp hải sản đông lạnh không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó bạn nên xào hoặc chiên hải sản đông lạnh sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn và nêm nếm gia vị để món ăn ngon hơn.

Không nên ăn hải sản kết hợp với uống bia

Nếu bạn ăn hải sản kết hợp uống bia cùng lúc sẽ tăng sự hình thành của axit uric, lâu dần lượng axit này tích tụ lại sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh gout khiến các khớp tay chân của người sưng to và đau.

Không ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản

Trong hải sản chứa nhiều canxi nếu kết hợp với các thành phần có trong trà hoặc trái cây sẽ sản sinh ra các chất dư thừa không tốt cho cơ thể. Vì vậy sau khi ăn hải sản ít nhất 2 tiếng đồng hồ bạn không nên ăn trái cây hoặc trà để phòng ngừa được các chứng ngộ độc, nôn mửa và bệnh sỏi thận. Đặc biệt các mẹ sau sinh đang cho con bú cần lưu ý kỹ điều này vì nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn nguy hiểm cho em bé nữa đấy.

Không ăn hải sản với thực phẩm có tính hàn

Khi ăn hải sản bạn nên tránh ăn cùng với các thực phẩm có tính hàn như rau muống, dưa chuột, dưa hấu, nước lạnh, đồ uống có gas,… Vì trong hải sản vốn đã có tính hàn nếu ăn thêm thực phẩm có tính hàn mạnh dễ gây đầy bụng, khó tiêu, cảm giác rất khó chịu trong người.

Tuyệt đối không ăn hải sản với thực phẩm giàu vitamin C

Không chỉ phụ nữ sau sinh mà người bình thường cũng không nên ăn hải sản cùng với thực phẩm chứa vitamin C. Theo các chuyên gia, nếu hải sản kết hợp với vitamin C sẽ tạo ra một hợp chất gây độc, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người. Vì thế bạn cần lưu tâm trong việc ăn uống của mình hơn nhé.

Nên ăn hải sản tươi sống

Hải sản khi chết sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, đồng thời lượng dinh dưỡng có trong hải sản cũng bị suy giảm. Đặc biệt, sau khi sinh ăn cua chết rất nguy hiểm vì nó thường chứa một lượng chất độc, cơ thể các mẹ lại còn yếu nên ăn nhiều cua gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy bạn nên mua hải sản còn tươi sống về chế biến để hấp thu hết chất dinh dưỡng có trong nó. Đồng thời nên chế biến hải sản chín rồi mới ăn để các vi khuẩn hoàn toàn bị tiêu diệt.

Giới thiệu blog tác dụng //toptacdung.com

Vậy với những gì chúng tôi đã chia sẻ trên đây, có lẽ các mẹ đã biết được sau khi sinh bao lâu được ăn hải sản rồi phải không? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Để biết thêm nhiều điều bổ ích cho mẹ sau sinh cũng như cách nuôi con tốt, mời các bạn thường xuyên ghé thăm website mautu.net nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!

Xem thêm

Posted in: Ăn uống, Chia sẻ, Sau Sinh

« Bà đẻ sau khi sinh bao lâu thì ăn được cua?

Bà đẻ sau khi sinh hay bị đau đầu làm sao hết? »

Video liên quan

Chủ Đề