Mô hình sản xuất là gì

Sản xuất là gì? các khái niệm về sản xuất bao gồm khu sản xuất, chi phí, quản lý, quá trình sản xuất,…sẽ được giải đáp các khái niệm qua bài viết sau đây.

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất trong tiếng anh được gọi là Manufacturing. Đây là hoạt động chủ yếu diễn ra trong các hoạt động kinh tế của con người, là quá trình tạo ra sản phẩm để sử dụng, mua bán và trao đổi trong thương thương mại. Hay bạn có thể hiểu đơn giản đây là quá trình biến đầu vào sản xuất thành các đầu ra [sản phẩm].

Sản xuất là gì?

Các nhân tố quyết định sản xuất được dựa theo các vấn đề như:

  • Sản xuất cái gì?
  • Sản xuất như thế nào?
  • Sản xuất cho ai?
  • Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm?

Ví dụ: để sản xuất thức ăn đóng hộp, doanh nghiệp cần phải sử dụng đầu vào như lao động, nguồn thực phẩm, dây chuyền sản xuất,… để tạo ra các loại thức ăn đóng hộp khác nhau được đưa bán ra thị trường.

>>> Tham khảo: sản xuất thông minh là gì?

Các yếu tố sản xuất hay còn gọi là các yếu tố đầu vào, tất cả đều sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất, bán sản phẩm và dịch vụ của công ty. Trong đó 4 yếu tố quan trọng nhất, luôn luôn cần có là:

Đất là yếu tố đầu tiên làm nền móng, chúng được biết đến bằng nhiều hình thức khác từ đất nông nghiệp đến bất động sản thương mại hay các tài nguyên có sẵn trên một mảnh đất.

Ví dụ: dầu mỏ, khí đốt, than đám,… được khai thác có sẵn trong lòng đất; đất nông nghiệp dùng để trồng các loại cây nông nghiệp, hoa màu; mặt bằng, kho xưởng được mở làm nhà máy sản xuất,…

Là một nỗ lực từ một cá nhân, một tập thể cùng tạo nên một sản phẩm hoặc một dịch vụ đưa ra thị trường. Đối với nền công nghiệp truyền thống, lao động là yếu tố chủ yếu, không yêu cầu bằng cấp chỉ phụ thuộc vào kĩ năng và quá trình đào tạo. Đối với nền công nghiệp 4.0  hiện nay thì yếu tố lao động kết với các loại máy móc và quy trình tự động hóa, yêu cầu nâng cao trình độ lao động.

Ví dụ:

  • Một tác phẩm nghệ thuật được các nghệ sỹ, nghệ nhân tạo thành. Có thể là một bức tranh, một bản nhạc,… cũng là một loại lao động.
  • Các công nhân xây dựng một công trình, sản phẩm bằng sức lao động tay chân, lao động trí óc cũng là một loại lao động.
  • Nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân mang đến các dịch vụ cũng là một loại lao động.
  • Trong ngành công nghiệp phần mềm, lao động là các nhà quản lí dự án và phát triển việc xây dựng sản phẩm cuối cùng.

Khi nói đến vốn thì chúng ta sẽ luôn đề cập đầu tiên đến tiền. Nhưng tiền không phải là yếu tố sản xuất vì chúng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Tiền ở đây sẽ giúp doanh nghiệp xoay vòng vốn, quy đổi qua các quá trình mua hàng hóa, đất đai, trả lương, mua trang thiết bị, vật tư,…

Vốn được chia thành 2 loại, một doanh nghiệp phải phân biệt rạch ròi chúng:

  • Vốn cá nhân: sử dụng cho mục đích cá nhân, phương tiện cá nhân không được coi là yếu tố sản xuất và tư liệu sản xuất.
  • Vốn tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân là khoản vốn mà chủ doanh nghiệp tư nhân đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đây là yếu tố kết hợp tất cả các yếu tố sản xuất khác vừa được kể trên vào quy trình sản xuất cho ra sản phẩm và dịch vụ đưa ra thị trường tiêu dùng.

Dựa theo các sản phẩm đầu ra, sản xuất được phân ra thành 3 khu vực:

  • Khu vực một: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
  • Khu vực hai: khai thác mỏ, công nghiệp chế tạo, xây dựng.
  • Khu vực ba: khu vực ngành dịch vụ.

Chi phí sản xuất là số tiền doanh nghiệp dùng để chi mua các yếu tố đầu vào và phục vụ cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, nhằm mang lại mục đích cho doanh nghiệp.

Dựa vào các phân tích, chi phí sản xuất được chia thành các loại:

  • Chi phí dựa theo tính chất kinh tế: chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phát sinh,…
  • Chi phí dựa theo mục đích sử dụng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
  • Chi phí dựa theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành: biến phí và định phí.
  • Chi phí dựa theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp.

Là biểu hiện trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, là đặc tính của tổ chức kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất được quy định bởi trình độ chuyên môn, số chủng loại, tính ổn định,…

Bao gồm 4 loại hình chính:

  • Loại hình sản xuất hàng lớn: là loại hình sản xuất tạo ra liên tục hoặc thường xuyên các loại sản phẩm cùng loại trong nhiều năm.
  • Loại hình sản xuất hàng đơn chiếc: là loại hình sản xuất chế tạo từng sản phẩm riêng lẻ, thường là các sản phẩm đặc biệt, sản phẩm mang tính chất sửa chữa.
  • Loại hình sản xuất hàng loạt: là loại hình sản xuất chế tạo đồng thời liên tiếp một khối lượng sản phẩm giống nhau.
  • Loại hình sản xuất theo dự án: là loại hình sản xuất gián đoạn, các nơi làm việc tồn tại trong một thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất của một loại sản phẩm hay đơn hàng.

Quản lý sản xuất là giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.

Quy trình quản lý sản xuất bao gồm 4 công đoạn:

  • Đánh giá năng lực sản xuất.
  • Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu.
  • Quản lý giai đoạn sản xuất.
  • Quản lý chất lượng sản xuất.

Quy trình sản xuất là một quá trình thực hiện các bước kết hợp giữa máy móc và cách làm thủ công theo từng công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm cần thiết phục vụ cho đời sống của mọi người trên trái đất.

Hai loại quy trình sản xuất hiện nay là:

  • Sản xuất tập trung vào sản phẩm: chỉ tốt nhất khi sản xuất ít sản phẩm và đã được chuẩn hóa.
  • Sản xuất tập trung vào quy trình: chỉ tốt nhất khi sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và với số lượng nhỏ.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quản và hiểu biết thêm về sản xuất là gì?

 >>> Tham khảo: 5 phần mềm quản lý sản xuất thịnh hành hiện nay

Mô hình sản xuất kéo [tiếng Anh: Pull-Through Production] là một chiến lược sản xuất đúng lúc bằng cách sản xuất mặt hàng ngay tại thời điểm công ty nhận được đơn đặt hàng.

[Ảnh minh họa: Freepik]

Khái niệm

Mô hình sản xuất kéo trong tiếng Anh là Pull-Through Production.

Mô hình sản xuất kéo là một chiến lược sản xuất đúng lúc bằng cách sản xuất mặt hàng ngay tại thời điểm công ty nhận được đơn đặt hàng.

Mô hình sản xuất kéo tối ưu sản xuất kéo, một phương pháp để kiểm soát dòng tài nguyên thông qua một hệ thống.

Tài nguyên sẽ được sản xuất chỉ khi chúng thực sự cấp bách hoặc được khách hàng yêu cầu.

Đặc điểm của Mô hình sản xuất kéo

Mô hình sản xuất kéo là một phương pháp quản trị hàng tồn kho trong đó các sản phẩm được sản xuất dựa trên nhu cầu thực tế, theo tùy chỉnh hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng.

Mô hình sản xuất kéo đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian thực. Điều đó có nghĩa là sản phẩm được làm hay được mua chỉ khi khách hàng gửi đơn đặt hàng.

Mục tiêu của mô hình sản xuất kéo là thay thế chỉ những sản phẩm đã được sử dụng và tại một thời điểm tối ưu. 

Mô hình sản xuất kéo hoạt động hiệu quả đối với các sản phẩm có thể được sản xuất hoặc bổ sung nhanh chóng; đối với các sản phẩm có nhu cầu không ổn định; và đối với các sản phẩm không được hưởng lợi từ tính qui mô kinh tế.

Ưu điểm và nhược điểm của Mô hình sản xuất kéo

Ưu điểm

Một lợi thế của mô hình sản xuất kéo là khả năng bán hàng mà không có chi phí liên quan đến việc lưu trữ hàng tồn kho. 

Nếu một công ty có thể giao hàng như đã hứa mà không phải chịu các chi phí phụ này, thì mô hình sản xuất kéo sẽ dẫn đến chi phí bán hàng thấp hơn và tỉ suất lợi nhuận cao hơn.

Dựa trên các đơn đặt hàng và tiến độ sản xuất trên thực tế, thay vì dự đoán trước số lượng hàng, mô hình sản xuất kéo dẫn đến chi phí lưu kho, chi phí sản xuất, bảo hiểm, nguyên liệu thô và hàng hóa thành phẩm thấp hơn.

Mô hình sản xuất kéo qua cũng cho phép công ty điều chỉnh hiệu quả chi phí một mặt hàng theo thông số kĩ thuật khách hàng đã đề xuất, tạo cho khách hàng trung thành với sản phẩm của công ty.

Nhược điểm

Tuy nhiên, có một số nhược điểm đáng chú ý đối với chiến lược sản xuất kéo. 

Với mô hình sản xuất kéo, công ty phải tiến hành nhiều hoạt động sản xuất nhỏ hơn thay vì chỉ một hoặc hai lần sản xuất. Quá trình này có thể tốn kém nếu không được quản lí đúng cách.

Một nhược điểm khác là các lô công việc có thể nhỏ như một đơn vị, có thể đòi hỏi nhiều chi phí hơn trong việc thiết lập thiết bị trong qui trình sản xuất hoặc cần phải đặt hàng số lượng nhỏ nguyên liệu thô.

Mô hình sản xuất kéo và Mô hình sản xuất lưu kho

Mô hình sản xuất để lưu kho đề cập đến mô hình truyền thống thông qua dự báo, lập kế hoạch theo nhu cầu theo mùa và xu hướng lịch sử, hơn là phải cố gắng đáp ứng nhu cầu tức thời của người tiêu dùng.

Thông thường, sự khác biệt trong các mô hình sản xuất kéo và sản xuất lưu kho này là bổ sung cho nhau. Quản lí tính linh hoạt của mô hình sản xuất kéo và sản xuất lưu kho là rất quan trọng để quản lí chuỗi cung ứng thành công.

Ví dụ, để một số công ty thương mại điện tử đạt được sự cân bằng hiệu quả về chi phí trong sản xuất, họ có thể sử dụng mô hình sản xuất lưu kho cho các mặt hàng có khối lượng lớn mà họ biết đã bán tốt dựa trên dự báo. Ngoài ra, họ có thể sử dụng mô hình sản xuất kéo cho các mặt hàng đặc biệt mà họ không đủ khả năng để dự trữ, nhưng họ tin rằng sẽ hấp dẫn khách hàng.

Mặc dù các phương pháp này dường như đối lập với nhau, nhưng chúng không loại trừ lẫn nhau. Trên thực tế, chúng thường hiệu quả nhất khi được áp dụng chiến lược cùng nhau để giải quyết các kịch bản kinh doanh.

Các lưu ý đặc biệt đối với Mô hình sản xuất kéo

Công nghệ thông tin giúp nhà cung cấp rất dễ dàng chuyển từ mô hình sản xuất lưu kho sang mô hình sản xuất kéo. Do đó, mô hình sản xuất kéo có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp ngành thương mại điện tử.

Việc áp dụng mô hình sản xuất kéo vào ngành thương mại điện tử của doanh nghiệp có thể hấp dẫn đối với các công ty nhỏ hơn muốn có sự kinh doanh trực tuyến và cung cấp nhiều tùy chọn hơn cho khách hàng nhưng ngân sách tồn kho thấp.

[Theo Investopedia]

Minh Hằng

Video liên quan

Chủ Đề