Tòa chuyên trách là gì

Chuyên viên, trình độ chuyên môn, cơ quan chuyên trách,… đây có lẽ là những cụm từ chúng ta được tiếp cận hàng ngày thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhưng bạn có chắc chắn hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa của cụm từ “ chuyên trách” là gì hay không?

Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm khái niệm, ý nghĩa của từ “ chuyên trách” thông qua bài viết với chủ đề Chuyên trách là gì?

Chuyên trách là việc cá nhân, tổ chức có kỹ năng, kiến thức đặc biệt về một lĩnh vực, ngành nghề, môn học nào đó và chịu trách nhiệm với công việc, lĩnh vực mà mình nắm vững.

Chuyên trách thể hiện ở sự chuyên môn, chuyên đảm nhận một chức vụ, công việc, nhiệm vụ nhất định. Trách ở đây là trách nhiệm, thể hiện cá nhân tự chịu trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ do mình thực hiện.

Ngoài việc giải đáp chuyên trách là gì? trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi tiếp tục chia sẻ những thông tin có liên quan, mời Quý vị theo dõi.

Các chức danh, cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chúng ta có cán bộ chuyên trách, Tòa án chuyên trách, đại biểu Quốc hội chuyên trách và một số cơ quan chuyên trách khác.

Cán bộ chuyên trách là những người được bầu để giữ chức vụ nhất định theo nhiệm kỳ, chịu trách nhiệm chuyên môn về một lĩnh vực, công việc nào đó. Cán bộ chuyên trách được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Tòa án chuyên trách là tòa án thuộc cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân, được tổ chức và giao nhiệm vụ xét xử những vụ án trong những lĩnh vực chuyên biệt như dân sự, hình sự, hành chính, lao động, ….

Hiện nay có các tòa án chuyên trách sau đây: Tòa án dân sự, Tòa án hình sự, Tòa án kinh tế, Tòa án lao động, Tòa án hành chính, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Đại biểu quốc hội chuyên trách là Đại biểu Quốc hội chỉ làm nhiệm vụ đại biểu của nhân dân và công việc Quốc hội giao. 

Đi đôi với chuyên trách chúng ta thường hay nhắc tới cụm tờ “ bán chuyên trách” hay “kiêm nhiệm”, “không chuyên trách”. Vậy như thế nào là “bán chuyên trách” hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong phần nội dung sau đây nhé.

Bán chuyên trách là gì?

Trái ngược với chuyên trách, bán chuyên trách thể hiện ở tính không chuyên, không đảm nhiệm một công việc cụ thể nào mà là làm việc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ dựa trên sự giao phó của cấp trên quản lý trực tiếp.

Xen kẽ với những cá nhân đảm nhiệm chức vụ chuyên trách thì tại cơ quan nhà nước có khá nhiều cán bộ, nhân viên giữ vai trò bán chuyên trách.

Ví dụ: Tại cơ quan xã có thể bố trí thêm cán bộ không chuyên trách tùy thuộc vào nhu cầu của từng xã.

Trong số đại biểu Quốc hội từng nhiệm kỳ ngoài số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách thì còn có các đại biểu kiêm nhiệm. Đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm chỉ tham  gia thực hiện nhiệm vụ của đại biểu khi Quốc hội tiến hành họp.

Vậy chế độ chính sách đối cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách có gì khác biệt. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:

– Chế độ đối với cán bộ chuyên trách:

Cán bộ chuyên trách sẽ được hưởng lương theo bảng lương theo quy định của pháp luật đối với cán bộ.

Ngoài ra còn được hưởng chế độ thưởng, phụ cấp theo quy định của pháp luật đối với từng chức vụ.

– Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ không chuyên trách:

Cán bộ không chuyên trách sẽ được hưởng phụ cấp tương ứng với công việc của mình được giao phó.

Quy định về chuyên trách

Các chức danh, cơ quan chuyên trách

Các chức danh chuyên trách gồm:

+ Cán bộ chuyên trách

+ Đại biểu Quốc hội chuyên trách

Các cơ quan chuyên trách gồm:

+ Tòa án chuyên trách

+ Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia

+ Các đơn vị chuyên trách trong các cơ quan nhà nước

+ Cơ quan chuyên trách Hội Liên hiệp phụ nữ

Cán bộ không chuyên trách cấp xã

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ được quy định tại Nghị định 112/2011/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 34/2019/NĐ-CP

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ các chức danh: Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,…

Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn đọc đã có được câu trả lời cho câu hỏi chuyên trách là gì? Bạn đọc có bất cứ câu hỏi nào về vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Thứ Ba, 17/05/2016, 14:29 [GMT+7]

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 là việc tổ chức các tòa chuyên trách tại các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương và quy định hai loại tòa chuyên trách mới là Tòa gia đình và người chưa thành niên và Tòa xử lý hành chính. Bài viết này sẽ giới thiệu tổ chức các tòa chuyên trách tại các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [cấp tỉnh] và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương [cấp huyện], căn cứ theo hai 02 văn bản pháp luật sau:

[1] Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014;

[2] Thông tư 01/2016/TT-CA ngày 21-01-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương [Thông tư 01].

1. Các loại tòa chuyên trách được thành lập tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện [Điều 38 và Điều 45 của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014]

- Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Theo Điều 38 của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có các loại tòa chuyên trách sau: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Việc thành lập tòa chuyên trách cần căn cứ vào yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách [xem cụ thể tại mục 4. Trình tự, thủ tục tổ chức tòa chuyên trách của bài viết này].

Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị góp ý kiến đối với dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân [sửa đổi] năm 2014

Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp huyện: Theo Điều 45 của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có các loại tòa chuyên trách sau: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Việc thành lập tòa chuyên trách cần căn cứ vào yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách [xem thêm tại mục 4. Trình tự, thủ tục tổ chức tòa chuyên trách của bài viết này].

Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách [Điều 2 của Thông tư 01]

Việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện phải đáp ứng được 02 điều kiện sau:

Một là, số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này phải từ 50 vụ/năm trở lên;

 Hai là, có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.

Trong trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách nêu trên thì không tổ chức Tòa chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết.

3. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách [Điều 3 của Thông tư 01]

- Tòa hình sự: Xét xử các vụ án hình sự, trừ các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa xử lý hành chính, trừ trường hợp việc xem xét, quyết đinh áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

- Tòa dân sự: Giải quyết các vụ việc dân sự; giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, hành chính trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính.

- Tòa kinh tế: Giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản.

- Tòa hành chính: Giải quyết các vụ án hành chính.

- Tòa lao động: Giải quyết các vụ việc lao động.

- Tòa gia đình và người chưa thành niên: Giải quyết các vụ việc như sau:

+ Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;

+ Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đối với người chưa thành niên;

+ Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

- Tòa xử lý hành chính: Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

4. Trình tự, thủ tục tổ chức Tòa chuyên trách [Điều 4 của Thông tư 01]

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào các điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách, rà soát, đánh giá nhu cầu tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; rà soát về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án hiện có; xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách gồm có:

+ Đề án tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện, trong đó nêu rõ sự cần thiết tổ chức Tòa chuyên trách, cơ sở của việc đề xuất, số lượng Tòa chuyên trách cần tổ chức, tên các Tòa chuyên trách, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương án tổ chức nhân sự và đề xuất về biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của từng Tòa chuyên trách.

Đề án phải được Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, biểu quyết thông qua.

+ Văn bản đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao [thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ].

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách, Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách; nếu Hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện thì lập Tờ trình trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định không tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thì Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã trình Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách biết.

5. Tổ chức thực hiện quyết định tổ chức Tòa chuyên trách [Điều 5 của Thông tư 01]

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức danh Chánh tòa, Phó Chánh tòa tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; phân công Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án công tác tại các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện phân công Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án công tác tại các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo về việc tổ chức thực hiện quyết định tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ gửi về Tòa án nhân dân tối cao [thông qua Vụ Tổ chức - Cán bộ] để theo dõi, quản lý.

6. Giải thể Tòa chuyên trách [Điều 6 của Thông tư 01]

- Các Tòa chuyên trách không đáp ứng đủ điều kiện quy định nêu trên thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định giải thể.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét giải thể các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét việc giải thể Tòa chuyên trách thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

- Chánh tòa, Phó Chánh tòa tại Tòa chuyên trách bị giải thể bị miễn nhiệm chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa nhưng có thể được bổ nhiệm giữ chức vụ khác tương đương hoặc được bảo lưu các chế độ theo quy định của pháp luật.

Hà Thanh

;

Video liên quan

Chủ Đề