Tại sao lại mọc mụn ở mũi

Mọc mụn trên mặt là vấn đề hầu như ai cũng gặp phải trong đời. Tuy nhiên mụn nhọt mũi là một vị trí ít gặp hơn. Điều này cũng gây lo lắng nhiều hơn cho những người mắc phải. Vậy hôm nay, xin mời bạn cùng YouMed tìm hiểu về mụn nhọt ở mũi qua bài viết sau đây nhé. 

Tôi có nên lo lắng về mụn nhọt mũi?

Mụn ở trong mũi có thể gây ra một ít khó chịu hoặc đôi khi dẫn đến nhiễm trùng. Hiểu được bản chất của mụn và học cách chăm sóc là điều cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm trùng lây lan và tiến triển nặng. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 8 lý do khiến bạn bị mụn ở lưng và ngực

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở mũi? 

Các lỗ chân lông đôi khi bị bít tắc do dầu nhờn và tế bào da chết. Mụn xuất hiện khi dầu nhờn và da chết bắt đầu tích tụ trong lỗ chân lông. Mụn thường xuất hiện nhiều trên vùng mặt và vị trí bên trong mũi không phải là ngoại lệ. 

Những người có miễn dịch kém hoặc bị tiểu đường là đối tượng dễ bị nhiễm trùng da. Điều này khiến cho họ dễ bị mọc mụn, bao gồm cả mụn ở trong mũi. 

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ chân lông. Từ đó dẫn đến đỏ da, kích ứng và viêm khiến cho vùng mụn có cảm giác đau. Các vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm tiền đình mũi và nhọt mũi. 

Viêm tiền đình mũi

Tiền đình mũi là vùng cửa vào của lỗ mũi. Viêm tiền đình mũi còn gọi là viêm nang lông. Tình trạng này gây ra một khối sưng viêm, đỏ ở vùng lỗ mũi. 

Vi khuẩn tụ cầu là nguyên nhân thường gặp gây viêm nang lông. Những thói quen, như móc mũi hay xì mũi thường xuyên, có thể góp phần làm viêm nang lông. 

Nhọt mũi và viêm mô tế bào

Đây là một nhiễm trùng sâu của mũi. 

Mụn nhọt ở mũi được xem là nghiêm trọng hơn bởi vì nó có thể dẫn đến viêm mô tế bào. Viêm mô tế bào là một nhiễm trùng da lan nhanh và có thể xâm nhập vào dòng máu. Tình trạng này có thể gây lõm da, sưng đỏ da do viêm. Trong một số trường hợp, viêm mô tế bào có thể gây tử vong. 

Vi khuẩn tụ cầu, phế cầu thường là nguyên nhân của viêm mô tế bào. Một số chủng vi khuẩn có thể kháng nhiều loại khoáng sinh, gây ra khó khăn cho việc điều trị. Trong một vài trường hợp, các vi khuẩn này có thể đe dọa tính mạng người bệnh. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Vì sao mụn hay tái phát?

Lông mọc ngược

Mụn ở trong lỗ mũi cũng có thể là do hậu quả của tình trạng lông mọc ngược. Một số người có thể bị mụn ở trong mũi sau khi thử qua các phương pháp tẩy lông ở mũi. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn nhọt ở mũi

Khi nào thì nên đi khám bác sĩ để điều trị? 

Bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu có những triệu chứng sau: 

  • Giảm thị lực hoặc nhìn 1 hình ra 2 hình 
  • Chóng mặt
  • Phát ban sưng, đỏ và đau đi kèm với sốt 
  • Đột ngột mất tri giác
  • Đồng tử 2 bên mắt không đều

Nếu mụt nhọt ở trong mũi diễn biến ngày càng xấu và đau hơn thì cũng nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể tìm hiểu thêm: Điều trị mụn dưới góc nhìn của bác sĩ

Huyết khối xoang tĩnh mạch ở vùng sọ: một tình trạng nguy hiểm

Mụn ở lỗ mũi nếu bị nhiễm trùng có thể rất nguy hiểm. Lí do là vì một số mạch máu ở vùng này dẫn lên não. 

Mặc dù hiếm, tuy nhiên một tình trạng rất nghiêm trọng có thể xảy ra đó là huyết khối ở mạch máu vùng sọ. Có một mạch máu rất lớn ở vùng sọ mà khi mụn nhọt ở mũi bị nhiễm trùng thì nó có thể tạo ra cục máu đông ở mạch máu này, gây tắc mạch.

Dấu hiệu báo hiệu cho tình trạng này gồm có: 

  • Đau đầu.
  • Giảm thị lực.
  • Lơ mơ.
  • Lồi mắt.
  • Nhìn 1 hình thành 2 hình và đau mắt.
  • Đồng tử 2 mắt không đều.
  • Sốt cao bất thường.

Mụn nhọt ở mũi được bác sĩ chẩn đoán như thế nào? 

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về các triệu chứng, chẳng hạn như: 

  • Mới đầu khi bạn phát hiện ra mụn thì nó trông như thế nào? Nó biến đổi ra sao? 
  • Có những khó chịu nào khác mà bạn cho là có liên quan đến mụn ở lỗ mũi? 
  • Bạn phát hiện ra mụn này từ khi nào? 
  • Có máu hay mủ chảy ra từ mụn không? 

Tùy tình trạng mà bác sĩ có thể cho thêm một số xét nghiệm hay chụp chiếu khác nhau. Hãy theo dõi đoạn video sau:

Cách trị mụn nhọt ở mũi như thế nào?

Loại mụn kiểu như mụn trứng cá thì theo thời gian thường tự hết bằng cách chăm sóc da mặt. 

Các trường hợp có nhiễm trùng thì sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh thường được sử dụng tại chỗ bằng cách bôi trực tiếp bằng thuốc bôi như bacitracin hay mupirocin. Một số trường hợp nghiêm trọng đôi khi cần phải nhập viện để điều trị bằng truyền thuốc. 

Hiếm gặp hơn, một số bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng cần phải phẫu thuật để giải phóng bớt mủ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trị mụn đơn giản với 8 cách thực hiện tại nhà

Có an toàn không nếu tự nặn mụn nhọt ở mũi tại nhà? 

Những hành vi như móc, gãi, hay nặn mụn có thể khiến cho nhiễm trùng dễ xảy ra hơn. Để cho mụn tự lành mà không đụng đến nó sẽ ngăn ngừa được các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. 

Nếu bạn thấy quá khó chịu, hãy cân nhắc đi gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể chích mủ trong mụn ra một cách an toàn cho bạn. 

Bạn nên đến các trung tâm y tế uy tín để xử lý mụn nhọt ở mũi

Làm sao để phòng ngừa mụn mọc ở lỗ mũi? 

Tránh móc mũi và xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên. Bạn cũng nên tránh dùng tay chưa được rửa sạch chạm vào mũi. Điều này giúp ngăn ngừa các kích thích bên trong mũi có thể hình thành nên mụn. 

Tăng cường hấp thu vitamin D cũng có thể giúp phòng ngừa mụn trứng cá nói chung. Stress, căng thẳng cũng khiến cho mụn bị nặng hơn và chậm lành. 

Như vậy, có thể thấy mụn nhọt ở mũi cũng khá giống với tình trạng mụn trứng cá ở trên mặt. Tuy nhiên, cần lưu ý đôi khi nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách. Hi vọng qua bài viết trên của YouMed, bạn đã không còn quá lo lắng về vấn đề này và có thể đối phó với mụn một cách tự tin rồi nhé! 

Mụn bọc ở mũi là tình trạng khá phổ biến với mọi người. nguyên nhân chính là do vùng da ở mũi tích tụ rất nhiều chất bẩn và sợi bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Mụn bọc không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức khó chịu, lâu ngày có thể lành sẹo lõm.

1. Mụn bọc và nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Mũi là một trong những vị trí dễ xuất hiện mụn bọc nhất và lớn hơn mụn bọc ở những vị trí khác. Vậy mụn bọc ở mũi do những nguyên nhân nào?

Mụn bọc là gì?

Mụn bọc thực chất là mụn viêm. Đây là loại mụn có kích thước lớn, nhân chứa nhiều mủ và thường nằm sâu bên trong. Mụn bọc sưng tấy làm mất thẩm mỹ và gây đau nhức hơn những loại mụn thông thường.

Khi có mụn bọc, nếu không chăm sóc cẩn thận, mụn có thể bị vỡ và lan sang vùng khác. Nhất là ở vùng mũi, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, mụn có thể để lại sẹo lõm và thâm.

Mụn bọc thường dễ xuất hiện ở vùng mũi hơn những vùng da khác

Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi

Rối loạn nội tiết tố

Bước vào giai đoạn dậy thì hoặc vào chu kỳ kinh nguyệt hay sinh nở, nồng độ hormone tăng cao khiến nội tiết tố bị rối loạn. Điều này khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nhất là ở vùng mũi. Vùng mũi lại là nơi có lỗ chân lông to nên rất dễ xuất hiện mụn bọc.

Căng thẳng, stress lâu ngày

Căng thẳng, stress cũng khiến cho nội tiết tố thay đổi, làm xuất hiện mụn bọc. Tình trạng sẽ càng tồi tệ khi bạn lo lắng vì đã tìm rất nhiều cách nhưng không thể điều trị mụn.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến da lão hóa nhanh cũng là do căng thẳng. Vì vậy, sống lạc quan, tích cực sẽ khiến làn da bạn khỏe mạnh hơn.

Vệ sinh da mặt không đúng cách

Để hạn chế mụn cũng như mụn bọc ở mũi, việc vệ sinh da mặt đúng cách là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nếu không rửa mặt thường xuyên hoặc rửa quá nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến viêm lỗ chân lông, gây ra mụn bọc.

Để da mặt được sạch, tốt nhất bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào sáng và tối. Bạn cũng có thể tẩy trang vào buổi tối để giúp làn da được sạch sâu. Điều quan trọng là bạn phải chọn sữa rửa mặt hợp với làn da của mình, nhất là da dầu.

Việc vệ sinh da mặt không đúng cách có thể làm xuất hiện mụn bọc

Thói quen sờ tay lên mặt

Hành động tưởng như bình thường nhưng đây là thói quen xấu bạn nên bỏ. Bởi tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn. Khi da đang có mụn, nhiều người có xu hướng dùng tay để nặn. Điều này có thể làm bít tắc lỗ chân lông và tình trạng mụn trở nên nặng hơn.

Ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Da bạn sẽ ngày càng xấu nếu bạn ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng hay các chất kích thích. Ngược lại, làn da của bạn sẽ rất mịn màng, tươi trẻ nếu bạn ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Ngoài ra, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya cũng là cách để tái tạo làn da, ngăn ngừa mụn.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, mụn bọc ở mũi còn có thể xuất phát từ một số vấn đề như:

  • Lông mọc ngược: Thao tác cạo, tẩy, nhổ lông có thể khiến lông mũi mọc ngược vào da.

  • Viêm tiền đình mũi: Đây là tình trạng xảy ra ở phần trước hốc mũi do đeo khuyên hoặc ngoáy mũi, hỉ mũi quá mức. Lúc này, vi khuẩn Staphylococcus xuất hiện làm xuất hiện những nốt sưng trắng, đỏ bên trong mũi.

2. Xử lý mụn bọc ở mũi ngay tại nhà

Mụn bọc gây ra rất nhiều phiền toái cho người không may mắc phải nó. Kéo dài càng lâu họ càng lo lắng và mụn càng mọc nhiều hơn. Vì thế, bạn cần có cách xử lý để chấm dứt triệt để tình trạng này.

Dùng đá lạnh để trị mụn bọc

Đây là phương pháp vừa đơn giản, vừa tiết kiệm mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà. Đá lạnh sẽ làm mụn giảm sưng và bớt đau nhức đồng thời se khít lỗ chân lông để mụn không xuất hiện.

Khi thực hiện, bạn nên bọc viên đá lạnh trong khăn để tránh da bị kích ứng do nhiệt độ thấp. Cả khăn và đá đều phái thật sạch. Chườm đá lên vùng bị mụn bọc đến khi đá tan và duy trì 2 - 3 lần mỗi ngày, mụn sẽ bớt sưng và bớt đau nhức.

Đá lạnh là phương pháp điều trị mụn bọc vừa đơn giản, vừa tiết kiệm

Dùng tỏi để trị mụn bọc ở mũi

Tỏi có tác dụng kháng viêm khá mạnh. Do đó, dùng tinh chất tỏi bôi lên vùng mụn sẽ giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể xay nhuyễn tỏi rồi lọc lấy nước và dùng tăm bông chấm vào vết mụ trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

Trị mụn bọc bằng chanh tươi

Chanh có tính axit nên có khả năng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, vitamin C trong chanh còn làm khô nhân mụn nhanh chóng. Tương tự như tỏi, bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh chấm vào nốt mụn bọc khoảng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, vì chanh có tính axit nên rất dễ bắt nắng, khi ra ngoài bạn nên che chắn kỹ.

Dùng dầu cây trà

Dầu cây trà có khả năng kháng khuẩn tự nhiên nên có thể làm giảm tình trạng mụn bọc lan rộng. Bạn chỉ cần thoa dầu lên vùng mụn, để yên trong vòng 10 phút rồi rửa sạch, tình trạng mụn sẽ ít trở nên nghiêm trọng.

Kem đánh răng có thể điều trị mụn bọc

Một phương pháp cũng khá đơn giản khác là dùng kem đánh răng. Với cách điều trị này, bạn chỉ cần bôi một ít kem đánh răng lên nốt mụn rồi để qua đêm. Rửa sạch vào sáng hôm sau để thấy sự thay đổi.

Kem đánh răng cũng có thể hỗ trợ điều trị mụn bọc

3. Ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện trên làn da của bạn

Mụn bọc là tình trạng không ai mong muốn. Vì thế, bạn nên chủ động ngăn ngừa trước khi nó xuất hiện trên làn da của bạn bằng một số phương pháp sau:

  • Giữ làn da sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn để lỗ chân lông thông thoáng.

  • Chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và bã nhờn trên da.

  • Uống nhiều nước để da đủ độ ẩm và ngăn bã nhờn.

  • Nên tránh những mỹ phẩm có gốc dầu để không làm bít tắc lỗ chân lông. Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn bọc ở mũi hay ở bất kỳ vị trí nào, nên sử dụng đồ trang điểm dạng nước.

  • Nên tẩy trang trước khi ngủ và lựa chọn nước tẩy trang phù hợp với da của mình.

  • Cấp ẩm cho da thường xuyên.

Uống nhiều nước để duy trì làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa mụn bọc

  • Nên tiến hành tẩy tế bào chết cho da hàng tuần, không nên tiến hàng hàng ngày để tránh kích thích bã nhờn xuất hiện.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ít carbohydrate.

  • Nên dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da trước tia cực tím. Và cũng nên chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình.

  • Tuyệt đối không nặn mụn để không làm vỡ hàng rào bảo vệ da, làm viêm lỗ chân lông và mụn xuất hiện nhiều hơn, đóng vảy và sẹo trên mặt bạn.

Dù không tổn hại đến sức khỏe nhưng mụn bọc ở mũi gây ra rất nhiều phiền toái, làm mất tự tin, tính thẩm mỹ của cả gương mặt. Vì vậy, nếu chẳng may gặp phải, điều quan trọng là bạn phải chăm sóc làn da thật tốt, vừa kiểm soát mụn, vừa ngăn mụn tái phát. Nếu có thắc mắc về mụn bọc cũng như những vấn đề khác về da liễu, bạn có thể liên lạc với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900 565656 để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề