Selling concept là gì

Những người theo triết lý bán hàng cho rằng người tiêu dùng sẽ không mua hết các sản phẩm của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thiếu các nổ lực bán hàng và khuyến mãi mạnh mẽ.

Triết lý này được áp dụng mạnh mẽ nhất đối với những hàng hóa có nhu cầu thụ động [unsought goods]. Đó là những hàng hóa mà bình thường thì người mua không nghĩ đến việc mua như bảo hiểm, từ điển bách khoa toàn thư…Trong các ngành công nghiệp này đã hoàn thiện các kỷ thuật bán đa dạng để phát hiện những khách hàng có triển vọng và nài ép để bán hàng cho họ bằng cách thuyết phục về những lợi ích của sản phẩm, qua đó mà đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cách bán hàng nài ép này [hard selling] cũng được vận dụng đối với các sản phẩm có nhu cầu chủ động [sought goods] như nhà ở, ôtô,…

Triết lý bán hàng được áp dụng cả trong các lĩnh vực phi lợi nhuận, như gây quĩ, tuyển sinh vào các trường đại học,…

Số đông các doanh nghiệp thường triển khai hoạt động kinh doanh của mình theo triết lý bán hàng khi họ dư thừa năng lực sản xuất và muốn khai thác hết năng lực đó. Mục đích của họ là bán được những gì đã làm ra, chứ không phải làm ra những gì có thể bán được. Trong những nền kinh tế phát triển, năng lực sản xuất đã đạt tới mức mà hầu hết các thị trường là thị trường của người mua [tức là người mua giữ vai trò quyết định], thì người bán phải cạnh tranh với nhau để có được   khách hàng. Những khách hàng tiềm năng bị bao vây bởi các chương trình quảng cáo, truyền thông, các nhật báo, tạp chí…Bất kỳ lúc nào, ở đâu cũng đang có người cố gắng bán một thứ gì đó. Và kết quả là công chúng đồng nhất marketing với việc bán hàng và quảng cáo, mà thực ra bán hàng chỉ là một bộ phận, thậm chí không phải là bộ phận quan trọng nhất của hoạt động marketing.

Peter Ducker, một trong những nhà quản trị học hàng đầu, đã nói rằng: Ngưòi ta có thể cho là bao giờ cũng có nhu cầu bán một thứ gì đó. Nhưng mục đích của marketing là làm cho việc bán trở nên không cần thiết,…là biết và hiểu khách hàng tốt đến mức sản phẩm và dịch vụ cung ứng sẽ phù hợp hoàn toàn với khách hàng và tự nó sẽ được bán. Một cách lý tưởng, marketing sẽ dẫn đến kết quả là có khách hàng đã sẳn sàng mua. Khi đó toàn bộ công việc phải làm là đảm bảo cho sản phẩm hoặc dịch vụ luôn sẳn có.

Như vây, để có thể bán được hàng, người làm marketing phải xác định rõ nhu cầu thị trường, lựa chọn khách hàng mục tiêu, phát triển những sản phẩm thích hợp, định giá phù hợp, triển khai các hoạt động phân phối và quảng cảo một cách có hiệu quả.

Bạn có biết Concept là gì? Concept thường được nhắc đến trong các hoạt động ngày nay, đọc lên nghe rất kêu nên ai cũng sử dụng. Concept còn là một thuật ngữ thường gặp trong marketing, vậy theo bạn định nghĩa concept là gì? Và sự khác nhau giữa marketing concept và selling concept.

Không để các bạn phải chờ đợi lâu hơn nữa! Bài viết dưới đây của Marketing AI sẽ giới thiệu với các bạn thật chi tiết cũng như tất tần tất những thông tin về Concept có thể bạn chưa biết.

Concept nghĩa là gì? Concept truyền thông mẫu – concept ý tưởng – concept hay [Ảnh: icradvertising.com]

Concept là thuật ngữ xuất hiện ở rất nhiều nơi, vậy bạn có bao giờ tự hỏi định nghĩa concept là gì? Câu trả lời cho câu hỏi trên ở đây concept nghĩa là những ý tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong nội dung và hình thức của chương trình marketing. Concept tạo nên sự thống nhất, mục tiêu cho chương trình marketing của doanh nghiệp.

Nhân viên Concept là gì? Mẫu concept là gì? Lên ý tưởng tiếng anh là gì?

Trong mỗi lĩnh vực, concept lại mang một đặc trưng khác nhau. Với dịch vụ nhà hàng khách sạn thì concept có nghĩa là mô hình phong cách, concept chụp ảnh có nghĩa là một mô hình, bố cục, phong cách hay nội dung của buổi chụp ảnh đó, ngành công nghiệp giải trí thì concept mang ý nghĩa thiết kế concept ý tưởng, về sân khấu chương trình thì concept có ý nghĩa là những ý tưởng event độc đáo xuyên xuốt chương trình như là: phong cách trang trí, ý tưởng về quà tặng, ý tưởng thiết kế, … concept trong kinh doanh.

Hiểu được Concept là gì, chúng ta sẽ thấy trong mỗi lĩnh vực concept lại có một ý nghĩa riêng. Concept ngoài nghĩa là phác thảo còn có nghĩa khác là đưa ra ý kiến hay ý tưởng về một chủ đề nào đó, cụ thể là:

Concept fashion là gì? Ý nghĩa của concept trong một số lĩnh vực khác nhau 

Trong giải trí concpet được dùng nhằm nói về những ý tưởng, sáng tạo ở các show diễn hay game show, giúp cho chương trình thành công tạo ra được những điểm nhấn, ấn tượng đối với người xem, concept sẽ giúp các chương trình tạo ra được chất riêng, tránh sự trùng lặp nhàm chán.

Concept trong lĩnh vực này là định hình phong cách, nội dung, bối cảnh và bối cảnh của buổi chụp ảnh đó sao cho những bức ảnh mang cá tính và phong cách riêng nhưng vẫn phải toát lên thần thái.

Ý nghĩa của concept trong sân khấu điện ảnh tạo ra được những ý tưởng xuyên xuốt thời gian diễn ra chương trình. Việc sử dụng concept đối với nghệ thuật giúp chương trình sinh động hơn, có hồn hơn để đảm bảo được sự hứng thú cho người xem vào những ý tưởng hay thiết kế sân khấu.

Trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, concept giúp tạo ra phong cách cho khách sạn đó, với những thiết kế nôi cuốn, trang trí đẹp mắt và cách phục vụ của khách hàng và để làm hài lòng người sử dụng dịch vụ, thậm chí cả khi họ đã rời đi.

Concept trong lĩnh vực thiết kế, máy móc được hiểu theo ý nghĩa là tạo ra những bản demo dùng thử trong những giai đoạn đầu nhằm giới thiệu sự xuất hiện của mẫu mã .

Dưới đây là một số mẫu concept đẹp của nhóm lĩnh vực khác nhau bạn có thể tham khảo qua:

Concept Iphone 14

Concept xe Vinfast

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu được khái niệm concept là gì rồi phải không nào?. Vậy idea là gì? Tại sao concept và idea lại là mảnh ghép tạo nên sự thành công.

idea là gì? idea là tất cả những ý tưởng có thể xuất hiện trong đầu bạn nhằm bổ trợ cho concept hiện tại. Nhờ vậy giúp phát triển kịch bản chương trình một cách tốt nhất. Ý tưởng của bạn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và bạn lựa suy nghĩ và áp dụng những ý tưởng đó một cách phù hợp nhất.

Để hiểu hơn về sự khác nhau giữa concept và idea bạn có thể tham khảo video dưới đây:

Concept video là gì?

Sự khác nhau giữa marketing concept và selling concept là chủ đề không hề mới nhưng đến nay nó vẫn luôn được tranh cãi bởi dễ nhầm lẫn và khó phân biệt. Sau khi đã biết chi tết Concept là gì thì hãy cùng Marketing AI tìm hiểu 2 concept trong bài. Đặc biệt là với những người làm marketing, cần hiểu rõ sự khác biệt của 2 concept mới có được những kế hoạch đúng đắn cho doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa Marketing Concept và Selling Concept

Concept sự kiện – Concept design – Concept chụp ảnh [Ảnh: articleinput.com]

Selling concept có mục tiêu là bán sản phẩm của doanh nghiệp, tập trung vào việc thuyết phục các khách hàng mua hàng hóa. Trọng tâm trong selling concept tập trung nhiều hơn về việc bán các sản phẩm của công ty cho người tiêu dùng mà không hiểu nhu cầu thị trường và tăng giao dịch bán hàng hơn là xây dựng và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Tuy nhiên selling concept chỉ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế trong ngắn hạn, bởi khi khách hàng mua sản phẩm xong thì sẽ không có sự kết nối nào với doanh nghiệp bạn nữa.

Marketing concept hỗ trợ và khắc phục nhược điểm cho selling concept. Marketing concept mang mục tiêu dài hạn hơn là selling concept. Concept trong marketing là những ý tưởng, nội dung, hình thức marketing mang tính chiến lược hướng tới để hiểu nhu cầu của khách hàng, ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng và xác định cách một công ty có thể tận dụng điều đó.

Kết quả cuối cùng của marketing concept là trực tiếp hỗ trợ, làm cho việc bán hàng dễ dàng hơn. Kỹ thuật và chiến lược marketing concept thực sự dựa trên những gì cần để xác định đúng sản phẩm, giá cho những sản phẩm đó và những gì cần được truyền đạt cho khách hàng mục tiêu [qua quảng cáo] để đảm bảo doanh số bán hàng thành công. Một trong những khía cạnh quan trọng của marketing concept là xây dựng bản sắc thương hiệu cho những gì một công ty đang bán và điều này thay đổi từ chính công ty.

Concept trong marketing là gì? – Concept sản phẩm là gì? – the marketing concept là gì?[Ảnh: orakee.com]

McDonalds là thương hiệu thức ăn và quảng cáo của họ khác xa so với một nhà hàng sang trọng sẽ làm. Trong khi selling concept ‘đẩy’ để khách hàng mua sản phẩm, marketing concept  ‘kéo’ để đưa khách hàng đến với bạn ngay từ đầu.

Khi marketing concept được thực hiện hiệu quả, nó cũng có thể làm cho doanh số bán hàng trở thành một công việc dễ dàng hơn cho một công ty, vì khách hàng đã có thể bị thuyết phục và sẵn sàng mua khi họ thực sự nhập cửa hàng của bạn. Doanh số bán hàng vẫn có thể thành công mà không có tiếp thị rất hiệu quả nhưng nó chắc chắn làm cho công việc khó khăn hơn.

Sau khi đã biết rõ khái niệm Marketing Concept và Selling Concept là gì, để phân biệt Marketing concept và Selling concept thì các bạn cần lưu ý đến 2 đặc điểm quan trọng sau:

Thứ nhất: selling concept tập trung vào nhu cầu của người bán còn marketing concept tập trung vào nhu cầu của người mua. Trong đó, nhu cầu của người bán chỉ là bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, còn nhu cầu của người mua không đơn thuần là mua hàng mà cần được đáp ứng nhu cầu của họ thông qua hàng hóa, sản phẩm.

Thứ hai: selling concept là quan tâm tới nhu cầu của người bán để chuyển đổi sản phẩm của mình thành tiền mặt. Marketing concept  là quan tâm với ý tưởng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng phương tiện của sản phẩm như một giải pháp cho vấn đề của khách hàng hay nhu cầu, lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trên sự hài lòng của khách hàng.

Các Concept Marketing Cơ Bản

Kết luận:

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn cũng đã biết được khái niệm Concept là gì và sự khác nhau giữa marketing concept và selling concept phải không nào? Khi xem xét giữa marketing concept và selling concept, điều quan trọng đối với bất kỳ chủ doanh nghiệp nào là đảm bảo rằng bạn đang xem xét cả hai khía cạnh của chu kỳ bán hàng và marketing tổng thể của mình.

Với nhiều doanh nghiệp, marketing concept và selling concept là gì đi chăng nữa thì đều được quản lý bởi cùng một bộ phận hoặc thậm chí cùng một cá nhân do thực tế là họ cần phải có liên quan chặt chẽ.

Ví dụ: chiến lược bán hàng cần phải kết hợp cùng một thông điệp như thông điệp marketing để có hiệu quả và tối đa hóa cơ hội bán thành công. Tập trung vào cả ‘kéo’ và ‘đẩy’ hiệu quả sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn được định vị để thành công.

Ngọc Mai – Marketing AI

Video liên quan

Chủ Đề