Sinh mổ bao lâu thì có thể tập thể dục

Sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục được?

Thứ Bảy ngày 21/03/2020

  • Phụ nữ mới sinh mổ ăn tôm được không?
  • Thời gian sau sinh mổ bao lâu thì được lắc vòng?
  • Sau sinh mổ ăn khoai lang được không?

Ngoài việc quan tâm chăm sóc con, chị em phụ nữ sau khi sinh xong cũng không quên việc phải lấy lại vóc dáng tự tin như ban đầu. Cách lấy lại vóc dáng nhanh và hiệu quả nhất chính là tập thể dục. Vậy mẹ sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục được? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp, cùng tham khảo nhé!

Đối với chị em phụ nữ thì có một vóc dáng đẹp luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi sau khi sinh, vóc dáng sẽ bị chảy xệ khiến các chị em cảm thấy tự ti và thiếu tự tin khi đối diện với chồng mình. Vì thế, sau sinh có nhiều chị em ráo riết đi tập thể dục để nhanh chóng phục hồi vóc dáng ban đầu. Tuy nhiên, điều khiến chị em băn khoăn ở đây là sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục được? Nếu tập quá sớm có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục được?

Sau sinh, các chị em thường sẽ quan tâm đến việc lấy lại vóc dáng của mình. Vấn đề khiến các chị em băn khoăn ở đây là sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục được? Theo kinh nghiệm dân gian của các bà, các mẹ thì sau khi sinh mổ khoảng 6 tháng thì mẹ mới nên bắt đầu tập luyện thể dục bởi lúc này, cơ thể mẹ đã hồi phục hoàn toàn. Và việc tập luyện sớm hơn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và không mang lại hiệu quả cao.

Sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục

Mặt khác, còn có nhiều mẹ cho rằng để việc tập luyện thể dục chỉ phát huy được hiệu quả cao thì cần phải đi kèm với một chế độ ăn uống và dinh dưỡng điều độ. Mà trong thời gian cho con bú nên không thể dùng chế độ ăn kiêng được nên nếu muốn tập luyện thì phải đợi cho đến khi con bắt đầu ăn dặm.

Vậy hai quan niệm trên có đúng không? Và sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục được? Trên thực tế, hai quan niệm trên không hoàn toàn đúng. Nếu mẹ sinh thường thì mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu tập luyện thể dục mà không cần phải ăn kiêng từ 1 - 2 tháng đầu sau sinh. Còn đối với mẹ sinh mổ thì cần phải có thời gian để cho vết mổ lành lại, vì vậy thời điểm mẹ có thể tập thể dục sẽ phụ thuộc nhiều vào thời gian lành của vết sẹo. Và thường là khoảng 3 - 4 tháng sau sinh mổ. Lúc này, mẹ có thể bắt đầu bằng những bài thể dục nhẹ nhàng, không nên tập những động tác làm tăng cơ bụng vì có thể sẽ khiến vết mổ bị bung ra. Trong trường hợp nếu vết mổ lâu lành thì mẹ nên đợi thêm khoảng 1 - 2 tháng nữa rồi mới nên bắt đầu.

Trước khi bắt đầu tập luyện chính thức thì khoảng 6 tuần sau khi sinh mổ, mẹ nên bắt đầu vận động nhẹ nhàng bằng cách đi lại, giơ tay chân. Tùy theo thể trạng của từng mẹ mà có thể tập ít hay nhiều, thường thì mẹ có thể tập khoảng 3 lần/tuần

Có cần cẩn thận với cơ bụng sau khi sinh không?

Có nhiều trường hợp, chị em phụ nữ xuất hiện một khoảng cách giữa các cơ bụng của họ trong khi mang thai và chuyển dạ, tình trạng này được gọi là tách cơ bụng sau sinh. Khoảng cách này có thể đóng lại hoặc cũng có thể sẽ không đóng lại sau sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi hầu hết những trường hợp này đều không gây ra bất kì vấn đề gì về lâu về dài.

Mẹ không nên thực hiện quá nhiều động tác gây ảnh hưởng đến cơ bụng

Nếu gặp trường hợp này, các mẹ hãy cứ thoải mái với cơ bụng của mình và không nên thực hiện bất kỳ động tác ngồi hoặc gập bụng truyền thống nào trong những tháng đầu sau khi sinh xong. Bởi điều này không những không có tác dụng phục hồi sức khỏe của cơ bụng mà nó còn gây áp lực lên các cơ. Mẹ sau sinh nên lựa chọn những bài tập yoga nhẹ nhàng sau sinh sẽ giúp mẹ phục hồi tốt hơn.

Tập thể dục có ảnh hưởng đến khả năng cho con bú không?

Ngoài vấn đề sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục và các mẹ còn lo lắng việc tập thể dục có ảnh hưởng đến khả năng cho con bú hay không. Câu trả lời ở đây là hoàn toàn không ảnh hưởng đâu nhé. Chỉ cần bạn uống nhiều nước thì ngay cả việc tập luyện với cường độ mạnh cũng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sữa mẹ.

Việc tập thể dục không gây ảnh hưởng đến khả năng cho con bú

Mặc dù vậy, mẹ cũng nên tránh những bài tập làm cho ngực của bạn đau tức và nên mặc áo ngực thể thao để hỗ trợ trong khi tập thể dục. Trong khi tập luyện nếu ngực của mẹ cảm thấy đau trong khi tập luyện thì hãy thử mặc hai chiếc áo ngực thể dục để được nâng đỡ thêm. Và một điều mẹ cần lưu ý là nên cố gắng cho con bú trước khi tập để bầu ngực của mẹ không bị đầy gây căng tức khó chịu.

Những dấu hiệu cho thấy mẹ đang tập thể dục quá mức hoặc bắt đầu quá sớm?

Việc tập luyện quá mức trong những tuần đầu sau sinh có thể gây ra một số dầu hiệu như dịch âm đạo [sản dịch sau sinh] trở nên đỏ hơn và bắt đầu chảy nhiều máu hơn. Hoặc bị xuất huyết trở lại sau khi bạn nghĩ nó đã hết. Đồng thời, mẹ có cảm thấy đau trong khi tập thể dục có thể đau ở bất kì đâu kể cả khớp, cơ và cơ quan sinh sản. Mẹ nên tập chậm lại hoặc chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn nếu cảm thấy:

- Cảm thấy kiệt sức thay vì được tiếp thêm năng lượng sau khi luyện tập thể dục.

- Cơ bắp xuất hiện tình trạng đau bất thường trong thời gian dài sau khi tập luyện, gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển hoặc cơ bắp cũng có thể cảm thấy run rẩy khi mẹ hoạt động.

- Nhịp tim lúc nghỉ ngơi vào buổi sáng có dấu hiệu tăng hơn 10 nhịp so với nhịp tim thông thường. Dấu hiệu này cho thấy mẹ đang hoạt động quá nhiều và cần phải nghỉ ngơi nhiều hơn.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích và có lời giải đáp chính xác cho câu hỏi sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục. Để từ đó, có một kế hoạch tập luyện đúng đắn để lấy lại vóc dáng nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thủy Phan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sau sinh
  • sinh mổ

Phụ nữ sau khi sinh mổ bao lâu thì được tập thể dục, tập gym là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ muốn tham gia tập luyện giảm cân sau sinh. Sau khi sinh, mẹ nào cũng muốn mau chóng lấy lại vóc dáng bằng cách tập thể dục. Tuy nhiên, vì cơ thể mẹ còn khá yếu ớt nên việc tập luyện cần phải đúng thời điểm để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Vậy sau sinh mổ bao lâu thì tập thể dục được?

1. Sau sinh mổ bao lâu thì được tập thể dục?

Có khá nhiều mẹ băn khoăn về thời gian nên bắt đầu tập thể dục sau sinh. Vì theo kinh nghiệm dân gian thì sau sinh mổ 6 tháng, mẹ mới nên tập luyện, bởi khi đó, thân thể của mẹ mới hoàn toàn hồi phục. Nếu tập luyện quá sớm, không những không đem lại hiệu quả còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ.

Mặt khác, một số mẹ lại cho rằng, tập luyện chỉ phát huy hiệu quả khi đi kèm với một chế độ dinh dưỡng điều độ. Mà trong thời gian cho con bú thì mẹ không thế ăn kiêng được. Cho nên việc luyện tập sẽ phải “gác” lại tới khi giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm.

Trên thực tế, hai quan niệm trên không hoàn toàn đúng. Mẹ có thể bắt đầu tập thể dục mà không phải ăn kiêng từ 1 – 2 tháng sau khi sinh thường. Đối với các mẹ sinh mổ, vì vết mổ thường mất khá nhiều thời gian để lành lại nên thời điểm mẹ tập thể dục sẽ phụ thuộc vào thời gian lành của vết sẹo. Thông thường là khoảng 3 – 4 tháng sau sinh mổ.

Trước khi tập luyện chính thức, 6 tuần sau sinh mổ, mẹ có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng bằng cách đi lại, giơ tay chân. Mỗi tuần chỉ nên tập khoảng 3 lần, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy theo thể trạng của mẹ.

Sau 3 – 4 tháng sinh mổ, mẹ có thể tập thể dục giảm cân. Ảnh: Internet

2. Những bài tập thể dục cho mẹ sinh mổ

2.1 Bài tập thở sâu phục hồi cơ bụng

Nằm ngửa trên giường hoặc mặt phẳng cứng, hai đầu gối co lên, tay để trước ngực, hít sâu rồi từ từ thở ra. Những lần thở tiếp theo, lúc hít vào bạn hãy cố gắng cử động cơ vùng bụng [chỗ có vết thương] rồi từ từ thở ra.

Nằm ngửa, hai đầu gối hơi co lên, hai tay đặt trước ngực và hít vào. Cố đưa hơi thở về hướng hai tay rồi từ từ thở ra. Bài tập này áp dụng ngay sau sinh để khởi động cơ thể, làm quen dần với các hoạt động ở mức độ nhẹ. Tập khoảng 4 – 5 lần/ngày sẽ có tác dụng hồi phục rất tốt.

2.2 Bài tập xoay tròn

Nằm trên giường hoặc mặt phẳng cứng, thả lỏng cơ thể. Xoay tròn từng chân [tưởng tượng như mình đang vẽ một vòng tròn lên không trung bằng bàn chân].

Gập đầu gối rồi duỗi chân ra phía trước. Lặp lại động tác 3 lần, mỗi ngày tập khoảng 2 lần.

Bài tập xoay tròn mẹ sau sinh mổ có thể tập luyện. Ảnh: Internet

2.3 Bài tập lưng

Dựa lưng vào tường trong tư thế ngồi, có thể kê thêm gối sau lưng cho êm. Hai chân duỗi thẳng, tập ngồi thẳng lưng. Lúc đầu động tác này có thể hơi đau, nhưng cố gắng thực hiện từ từ từng ít một, bạn sẽ quen dần. Gập gối, nghiêng người sang một bên, đồng thời xoay gối. Bài tập này lúc đầu khó thực hiện bởi có thể khiến vết mổ bị đau.

Tuy nhiên nó sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn rất nhiều. Kê gối sau lưng và tựa vào tường là biện pháp để bạn thoải mái và thực hiện động tác dễ hơn.

2.4 Bài tập hóp bụng

Nằm ngửa, co đầu gối, hai bàn chân chống xuống giường [hoặc mặt phẳng cứng]. Co các cơ bụng khoảng 2 – 3 giây rồi thả lỏng. Tiếp tục tập với cơ âm đạo [giống bài tập kegel, co các cơ lại giống như động tác đang nín tiểu]. Lặp lại các động tác khoảng 5 lần, tập 2 lần/ngày. Khi mới tập, động tác này có thể khiến vết mổ hơi đau.

Nhưng nếu kiên trì tập thì sẽ không những giúp bạn sớm phục hồi mà còn rất hiệu quả trong việc hỗ trợ lấy lại vòng 2 thon gọn.

Bài tập hóp bụng giúp mẹ sớm lấy lại vòng 2 thon gọn. Ảnh: Internet

3. Các lưu ý quan trọng khi tập luyện sau sinh mổ

3.1 Không quá nôn nóng hay tập quá sức

Nếu bạn đã không tập luyện hay vận động nhiều trong thai kỳ, thì đừng vì sức ép giảm cân sau sinh mà nhanh chóng lao vào tập luyện. Hãy đợi đến đợt thăm khám đầu tiên sau kỳ hậu sản, thường là 1 tháng sau đó. Khi có kết luận cơ thể bạn đã hồi phục hoàn toàn, hãy bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần.

Đồng thời, nên nhớ là cơ thể bạn cần khoảng 6 tháng để trở lại bình thường như trước khi bầu bí và sinh nở, các khớp và dây chằng mất 3 – 5 tháng để được như cũ, vì vậy cần kiên nhẫn và chỉ tăng cường độ tập luyện sau thời gian này.

3.2 Bảo vệ ngực khi tập luyện

Dù rằng việc tập thể dục khi cho con bú không ảnh hưởng gì đến lượng sữa của bạn, miễn bạn uống nhiều nước và không để mất sức.

Nhưng tránh các bài tập làm ngực bạn bị đau, mặc áo ngực thể thao khi tập luyện, hay cho bé bú trước khi tập là cần thiết để bảo vệ ngực trong suốt quá trình luyện tập.

Bảo vệ ngực khi tập luyện để không ảnh hưởng đến lượng sữa. Ảnh: Internet

3.3 Ngưng tập ngay khi có dấu hiệu bất thường

Tập thể dục gắng sức hoặc quá sớm có thể làm cho sản dịch tiết ra nhiều hơn. Nếu chảy máu đỏ với số lượng lớn, hoặc cảm thấy đau đớn, kiệt sức thay vì khỏe khoắn hơn thì cần ngưng tập và đến bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.

3.4 Không kết hợp ăn kiêng quá sớm sau sinh

Việc áp dụng một chế độ ăn hà khắc ngay khi vừa vượt cạn, nhất là trong lúc đang làm quen với vai trò làm mẹ đầy bỡ ngỡ và bắt đầu vận động thể lực trở lại chỉ khiến bạn thêm kiệt sức.

Và có nguy cơ bị mất sữa, chất lượng sữa giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ và bé. Thay vì vậy, hãy cho bé bú thật nhiều, bởi cho con bú cũng là một cách giảm cân rất hiệu quả.

Cho con bú cũng là một cách giảm cân rất hiệu quả. Ảnh: Internet

3.5 Chia nhỏ khoảng thời gian tập luyện trong ngày

Vừa trải qua kỳ thai nghén và sinh nở mất nhiều sức lực, nếu quá chăm luyện tập với cường độ cao, bạn sẽ đẩy cơ thể mình vào tình trạng tuột dốc về cả thể lực và tinh thần. Vì thế, chỉ nên tập 2 hoặc nhiều lần ngắn trong ngày thay vì tập 1 lần liên tục trong khoảng thời gian dài.

Nhằm đảm bảo việc tập luyện không chỉ làm săn chắc các bắp thịt vốn bị giãn vì sinh nở, mà còn làm gia tăng năng lượng cho cơ thể và giúp bạn có được tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn.

Qua bài chia sẻ khá chi tiết bên trên, các mẹ đã phần nào nắm được thời gian chính xác sau sinh mổ bao lâu thì được tập thể dục rồi đúng chưa nào? Tóm lại, bạn cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ hoặc lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình để biết sức mình hiện tại như thế nào. Và bạn cần phải nắm rõ được tập thể dục thế nào là an toàn cho chính bản thân mình. Đi bộ, dọn dẹp nhà cửa, chơi cùng con, những động tác nhẹ nhàng trong yoga,… là điển hình những bài tập tốt cho các mẹ sau sinh mổ. Tuyệt đối không nên thực hiện nhiều động tác gập người, nâng chân, xoay hông,… nhiều nhé, vì chúng dễ tác động đến vết mổ của bạn.

Việt Thư tổng hợp

Mẹ - Bé -

Video liên quan

Chủ Đề